Chợ thuốc lớn nhất miền Bắc đồng loạt treo biển “không bán khẩu trang, đừng hỏi”
Giữa “tâm bão” virus Corona, các quầy tại chợ thuốc Hapulico Hà Nội đồng loạt treo biển “không bán khẩu trang, không bán nước rửa tay khô vì không có nhà cung cấp và hiện không đầu cơ, tích lũy”.
Sáng nay (3/2), theo ghi nhận tại chợ thuốc Hapulico Hà Nội (chợ thuốc lớn nhất miền Bắc) trên đường Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội), hàng chục quầy thuốc đều đồng loạt đặt biển “không bán khẩu trang, không bán nước rửa tay khô”.
Trước đó, ngày 31/1, hàng trăm người đã đổ xô đến chợ thuốc này, chen nhau mua khẩu trang, nước rửa tay khô mặc dù mức giá mặt hàng này đã bị tiểu thương đẩy lên cao hơn so với giá thông thường. Ngay sau đó, đội quản lý thị trường số 1 đã phát hiện và quyết định xử phạt 5 quầy thuốc bán khẩu trang không có bảng niêm yết giá, tăng giá khẩu trang từ 17.000 đồng/hộp lên cao gấp hàng chục lần.
Ngay sau khi bị kiểm tra và xử phạt, chợ thuốc vẫn hoạt động bình thường. Điểm khác thường so với trước đó là các quầy thuốc đồng loạt đặt biển “không bán khẩu trang, nước rửa tay”.
Khi được hỏi về việc mua khẩu trang, dung dịch nước rửa tay khô, chủ quầy thuốc nói: “Nhìn biển là biết”. Theo đó, quầy thuốc có biển ghi “không bán khẩu trang, không bán nước rửa tay khô vì quầy không còn nhà cung cấp và hiện không đầu cơ, tích lũy”.
Hầu hết các tấm biển đều yêu cầu người mua không hỏi mua khẩu trang và nước rửa tay khô. Đây là hai mặt hàng người dân tìm kiếm mua nhiều vì dịch do virus Corona đang diễn biến phức tạp.
Những người hỏi mua khẩu trang và nước rửa tay đều bị các chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng từ chối trả lời, thậm chí họ còn tỏ ra khó chịu với khách hàng.
Video đang HOT
“Trắng” khẩu trang, “trắng” nước rửa tay khô, trong khi nhu cầu của người dân lớn vì thế các quầy thuốc này treo biển để tránh bị hỏi.
Nhiều khách hàng đến đây cho rằng, các hiệu thuốc bán khẩu trang với giá cũ không lãi được bao nhiêu nên đồng loạt không nhập khẩu trang về kinh doanh nữa.
Các biển báo hết khẩu trang đồng loạt được đặt tại các quầy thuốc.
Khi trong chợ đề biển “không bán” thì ngoài cổng chợ, rất nhiều thùng hàng khẩu trang chuẩn bị được đưa lên ô tô đưa về các tỉnh.
Với khoảng 100 quầy thuốc, di chuyển thang cuốn, thang máy, xe chở hàng, Hapulico là chợ thuốc lớn nhất Hà Nội với đa dạng các mặt hàng như thuốc, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế. Tuy nhiên, hiện giờ “vắng bóng” mặt hàng khẩu trang và nước rửa tay khô.
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Chùa Đậu không khai hội vẫn thu phí bán hàng, du khách chen nhau lễ bất chấp corona
Năm nay chùa Đậu không khai hội và tổ chức lễ rước nhưng khách thập phương vẫn kéo đến đông nghịt, chính quyền xã Nguyễn Trãi (Thường Tín, Hà Nội) vẫn tổ chức cho tiểu thương bán hàng.
Mọi năm, lễ hội chùa Đậu được mở ngày mùng 9 tháng Giêng. Năm nay, chùa không khai hội, không tổ chức rước kiệu nhưng sáng mùng 9 (tức ngày 2/2), hàng nghìn người vẫn kéo đến.
Tại đường đê ven sông Nhuệ dẫn vào khu vực chùa Đậu, lực lượng chức năng túc trực để ngăn ô tô vào chùa, yêu cầu gửi xe vào bãi.
Trừ dân địa phương, tất cả phải gửi xe và đi bộ vào bên trong. Do lo ngại dịch bệnh corona, nhiều du khách đeo khẩu trang.
Bên cạnh việc đóng phí cho Ban tổ chức lễ hội, hàng trăm quầy đồ ăn, dịch vụ vui chơi đều phải đóng tiền thuê mặt bằng.
"Tôi thuê chỗ bán hàng của người địa phương mất hơn 1 triệu đồng cho 3 ngày. Ngoài ra tôi cũng phải đóng phí 50 nghìn đồng/ngày cho ban tổ chức", một tiểu thương bán đồ chơi chia sẻ. Chị cho biết do năm nay khách vắng hơn nên tiền "phế" giảm từ 100 nghìn đồng xuống còn 50 nghìn đồng/ngày.
Trong hình là vé ngồi bán hàng do xã phát hành, không in giá tiền. Theo các tiểu thương, giá chỗ ngồi dao động từ 10 nghìn đến 50 nghìn đồng mỗi ngày, tùy loại hình kinh doanh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng tại sao không tổ chức lễ hội nhưng vẫn thu phí và cho các tiểu thương bán hàng, lãnh đạo xã cho biết, việc thu phí chỉ diễn ra trong ít ngày. "Đại để cũng thu chút ít và nộp ngân sách xã, tại vì một năm thực chất chỉ có mấy ngày này", vị lãnh đạo giải thích.
Chùa đông, người người chen nhau nhưng không phải ai cũng đeo khẩu trang.
Nhiều người biết có dịch và chỉ đạo tạm dừng lễ hội của Thủ tướng nhưng vẫn đến chùa."Tôi biết có dịch nhưngvẫn quyết định đi chùa để cầu an cho năm mới. Khi đến chùa, tôi không thấy có biển báo hướng dẫn du khách để phòng tránh dịch corona, cũng không nghe thấy đài phát thanh tuyên truyền", một người dân cho hay.
Số người đeo khẩu trang khi hành lễ chỉ là thiểu số.
Các bạn trẻ đeo khẩu trang phòng dịch bệnh.
Người dân đốt vàng mã tại chùa.
Những người viết sớ cũng đeo khẩu trang.
Tại các lối ra vào chùa đều có các nhà sư và bạn trẻ viết sớ cho du khách thập phương.
MẠNH ĐOÀN
Theo vtc.vn
Phạt kịch khung nhà thuốc bán khẩu trang với giá gấp 16 lần Nhà thuốc Kim Thoa bán một hộp khẩu trang y tế với giá 400.000 đồng/hộp nhưng giá trên sản phẩm chỉ 25.000 đồng. Ngày 2/2, Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường TP Hải Phòng) ra quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với một nhà thuốc trên địa bàn vì hành vi kinh doanh...