Cho thuê xe đạp công cộng ở TP.HCM: Khả thi
Theo Sở GTVT TP.HCM, việc thí điểm cho thuê xe đạp công cộng ở trung tâm TP góp phần hạn chế xe cá nhân, hỗ trợ kết nối giao thông công cộng trên địa bàn TP.
Sở GTVT TP.HCM vừa kiến nghị UBND TP cho phép triển khai thí điểm dự án cho thuê xe đạp công cộng ở khu vực trung tâm TP. Dự án này do Tập đoàn Trí Nam đề xuất triển khai và thực hiện.
Dự kiến dự án được tiến hành thí điểm trên hai tuyến đường là Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu (quận 3) với 388 xe đạp bố trí tại 43 vị trí, thời gian thí điểm trong 12 tháng.
Sử dụng công nghệ thông minh
Để sử dụng dịch vụ, người dân sẽ tải miễn phí và cài ứng dụng Mobike trên điện thoại. Theo đó, người dân có thể thông qua ứng dụng để tìm xung quanh điểm có xe đạp gần nhất.
Điểm tiện lợi của mô hình này là người dùng có thể đóng mở khóa xe bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh để quét mã QR in trên khóa. Trong quá trình sử dụng, khách hàng cần tự bảo quản xe cho đến khi trả xe về trạm và khóa lại. Đặc biệt, tại mỗi trạm xe đều được lắp đặt camera giám sát.
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ, người dùng cần cung cấp và xác minh tính hợp lệ về thông tin cá nhân. Việc xác minh này thực hiện thông qua ứng dụng di động, website hoặc đăng ký trực tiếp tại trung tâm.
Video đang HOT
Người dùng xe có thể thanh toán qua các kênh như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, nộp tiền trực tiếp. Giá vé dự kiến là 5.000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút và sẽ miễn phí trong 15 phút sử dụng đầu tiên để khuyến khích người dùng.
Trạm xe đạp công cộng được bố trí tại các vỉa hè một số tuyến đường và gần trạm xe buýt. Diện tích trung bình cho một vị trí đậu là khoảng 20-30 m2 với khoảng 10-20 xe.
Cho thuê xe đạp công cộng ở trung tâm thành phố được chuyên gia đánh giá là khả thi. Ảnh: ĐÀO TRANG
Hỗ trợ kết nối vận tải khách công cộng
Sở GTVT TP.HCM đánh giá việc phát triển xe đạp công cộng, xe gắn máy điện công cộng là để hỗ trợ kết nối các phương thức vận tải hành khách công cộng khác. Đồng thời tạo thêm sự lựa chọn về phương thức giao thông công cộng cho du khách đến tham quan khu vực trung tâm TP.
Qua đó, Sở GTVT hy vọng dự án góp phần đa dạng hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn TP. Từ đó, tăng cường hiệu quả đối với hệ thống xe buýt hiện nay và các tuyến metro trong tương lai. Đặc biệt, phương án này cũng hạn chế phương tiện cá nhân vào trung tâm TP.
Đồng thời, việc sử dụng xe đạp công cộng sẽ hỗ trợ hình thành mạng lưới phụ trợ, giúp kết nối người dân di chuyển đến trạm xe buýt thuận tiện hơn.
PGS-TS Phạm Văn Hùng, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía Nam, cho biết đây là một dự án hay, nhiều khả thi. Ngoài ra, đây là loại hình giao thông xanh nên cần được người dân ủng hộ để thực hiện.
Bên cạnh đó, dự án được xã hội hóa do doanh nghiệp đầu tư, nếu có thất bại thì đây cũng chính là bài học kinh nghiệm cho đơn vị tổ chức mô hình này. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là đơn vị quản lý tổ chức thế nào để thuận tiện và hợp lý.
“Bởi thực tế, hiện nay người dân Việt Nam có thói quen sử dụng xe gắn máy và hai tuyến đường được triển khai thí điểm thì đều luôn trong tình trạng quá tải. Nếu chúng ta triển khai thí điểm xe đạp công cộng thì liệu có làm tăng sự rối loạn giữa các dòng xe, tăng nguy cơ kẹt xe và tai nạn giao thông trên địa bàn TP?” – ông Hùng đặt vấn đề.
Vì vậy, theo ông Hùng, để triển khai mô hình này, TP cần xây dựng làn đường dành riêng cho xe đạp, tránh tình trạng xe đạp hòa vào dòng xe máy và ô tô.
Theo TS Hùng, ở nước ngoài, mô hình xe đạp công cộng phát triển là do tổ chức giao thông của họ rất ổn định với các bãi để xe được xây dựng đầy đủ, bố trí hợp lý. Trong khi đó, ở Việt Nam còn thiếu các bãi giữ xe công cộng nên có thể bất tiện khi thí điểm mô hình này.
“Mô hình cho thuê xe đạp công cộng ở TP chỉ có 43 bến, trên hai tuyến đường kẹt xe nghiêm trọng là Võ Thị Sáu và Điện Biên Phủ thì có thể khó khăn trong việc thuê và trả xe. Chưa kể, du khách đến TP.HCM làm sao biết thông tin để cài ứng dụng, sao biết điểm nào trả xe. Bên cạnh đó, việc trả xe không đúng nơi quy định có thể gây thất thoát. Do đó, đơn vị đầu tư cần tính toán đến những bất cập nói trên để có phương án đầu tư hợp lý hơn” – TS Hùng nhận định.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch đô thị, góp ý thêm: Nếu TP triển khai thí điểm xe đạp công cộng ở hai tuyến đường này thì cần xem xét lộ trình cụ thể.
Cụ thể, ngoài hai tuyến đường trên thì người dân có thể di chuyển ở những tuyến đường nào, ở khu vui chơi giải trí có chỗ gửi xe, nhận xe không hay buộc phải đưa về bãi ở hai tuyến đường trên. Do đó, TP cần nghiên cứu tổng thể để đưa ra lộ trình di chuyển cho loại hình phương tiện này.
Đồng thời, chủ đầu tư và đơn vị quản lý cần nghiên cứu để đảm bảo an toàn khi lưu thông xe đạp cùng với các loại phương tiện khác.
Nâng vỉa hè lấp ghế trạm chờ xe buýt
Một trạm xe buýt trên đường Lê Văn Chí, phía cổng sau Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) bị lấp băng ghế cho khách ngồi chờ sau khi nền đường và vỉa hè được thi công nâng cấp, cải tạo.
Băng ghế ngồi chỉ còn cao bằng mặt vỉa hè, và hành khách đón đợi xe buýt không thể ngồi mà chỉ có thể đứng.
Đề nghị ngành giao thông TPHCM và cơ quan quản lý vận tải hành khách công cộng kiểm tra, khắc phục.
TP.HCM dời cảng Trường Thọ vào năm 2022 Vị trí của cụm cảng Trường Thọ hiện nay là điểm nhấn của TP Thủ Đức trong tương lai nhưng phải đến năm 2022 cảng này mới có thể di dời. Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu quận Thủ Đức phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để xúc tiến thủ tục đầu tư xây dựng khu...