Cho thuê mai Tết thu nửa tỷ đồng
Với gần 200 gốc mai cho thuê dịp Tết, nông dân Đoàn Văn Dũng ở Quảng Nam thu khoảng nửa tỷ đồng. Số mai này ông mất gần 20 năm chăm sóc.
Cách đây gần 20 năm, ông Đoàn Văn Dũng (55 tuổi, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) tìm hạt giống về trồng gần 200 cây mai trên mảnh vườn rộng 1.500 m2. Sau nhiều năm, ông mở dịch vụ cho thuê mai Tết và “hái ra” khoản tiền lớn.
Giữa tháng 11 âm lịch, ông Dũng bắt đầu lặt lá để mai nở hoa đúng dịp Tết. “Cây nào chưa có nụ thì lặt lá sớm 15 ngày, còn cây nào ra nụ rồi thì công đoạn này sẽ chậm hơn khoảng nửa tháng”, ông Dũng nói và cho biết quá trình chăm sóc phải bón phân, tưới nước hợp lý. Nếu không làm đúng quy trình, có thể bị trắng tay sau một năm chăm sóc.
Để cây mai có giá cao, từ nhỏ ông Dũng đã uốn lượn, chiết ghép cành nhằm tạo ra các tán và thế cây đẹp.
Video đang HOT
Cây mai phát triển rất chậm, để có thế đẹp cần nhiều năm trời chăm sóc. Do đó, nguồn thu từ cây mai đòi hỏi đầu tư lâu năm.
“Đây là cây cổ Mai, có giá trên 30 triệu đồng. Cây này càng lâu năm sẽ có giá trị hơn”, ông Dũng cho hay.
Gần Tết, khách thường gọi điện đặt hàng trước khi đến tận vườn lựa mai. Khách ưng ý cây mai nào, ông Dũng vận chuyển đến tận nơi và sau ngày mùng 10 Tết đưa về chăm sóc.
Số khách của ông chủ yếu là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… ở địa bàn TP Đà Nẵng và Quảng Nam.
“Đến nay khách đã thuê hơn 100 chậu, cây đẹp có giá 20 triệu đồng, cây nhỏ 4 triệu đồng. Mỗi vụ tôi thu về 500 triệu đồng”, ông Dũng tiết lộ.
Sau mỗi dịp Tết, người trồng mai tiến hành cắt tỉa cành, bấm rễ già, bón phân cho cây phát triển để sang năm tiếp tục cho thuê.
Không phải năm nào vườn mai cũng đem lại thu nhập cho gia đình, nhiều vụ ông Dũng thất thu lớn bởi biến đổi khí hậu làm cho cây mai trổ hoa không đúng dịp.
Hiện ông Dũng sở hữu gần 200 cây thanh mai, hoa 5 cánh. Cây giá trị cao nhất khách trả 60 triệu đồng, cây thấp 2 triệu đồng. “Tổng giá trị vườn mai gần 5 tỷ đồng nhưng tôi không bán mà để chăm sóc cho thuê”, ông Dũng cho biết.
Sơn Thủy
Theo VNE
5 bè gỗ lậu tập kết dưới chân cầu
Sáng 5/1, cơ quan chức năng thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) phát hiện 5 bè gỗ ươi, tổng khối lượng khoảng 13 m3, neo dưới chân cầu Câu Lâu bắc qua sông Thu Bồn.
Các bè gỗ tập kết dưới chân cầu được đưa lên bờ. Ảnh: Sơn Thủy.
Qua kiểm đếm, có 43 khúc gỗ dài từ 2 đến 5 m, đường kính khúc lớn nhất khoảng 80 cm, tổng khối lượng hơn 13 m3. Đây là gỗ thuộc nhóm VII, nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém...
Ông Đinh Văn Hóa, Phó hạt kiểm lâm thị xã Điện Bàn, cho biết số gỗ không có nguồn gốc xuất xứ và không có người đứng ra nhận là chủ sở hữu. "Kiểm lâm đã lập biên bản tạm giữ, hiện chưa xác định gỗ đưa từ đâu về", ông Hóa nói.
Kiểm lâm lập biên bản tạm giữ số gỗ lậu. Ảnh: Sơn Thủy.
Sông Thu Bồn bắt nguồn từ nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Những năm qua, lâm tặc chặt phá rừng sau đó kết bè chở gỗ về xuôi tiêu thụ. Rất nhiều vụ vận chuyển gỗ lậu bằng đường thủy được nhà chức trách phát hiện.
Sơn Thủy
Theo VNE
Xe Camry đậu bên đường bị xe khách tông văng hơn 3m Tránh người đàn ông sang đường, ôtô khách tông vào xe máy đi ngược chiều, tông tiếp vào chiếc Camry hất văng hơn 3 m. Khoảng 14h ngày 18/12, chiếc Camry biển Quảng Nam đậu bên quốc lộ 1A đoạn qua xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn đã bị xe khách 12 chỗ mang biển Quảng Ngãi tông vào hông, đẩy văng...