Cho thuê “bạn gái giả mạo” trên Facebook
Website ở Brazil cho thuê bạn gái ảo trên Facebook trong vòng 30 ngày – Ảnh chụp màn hình website NamoroFake
Một website ở Brazil vừa tung ra dịch vụ “ bạn gái giả mạo trên Facebook”, giúp những người đàn ông cô đơn có cơ hội “khoe bạn gái” với bạn bè.
Với giá 39 USD, khách hàng sẽ được trang NamoroFake.com.br tạo cho một tài khoản bạn gái giả mạo trên Facebook, bao gồm hình ảnh “không đẹp không ăn tiền” cùng với tình trạng “có người yêu” trong vòng 30 ngày, theo tin tức từ đài ABC ngày 18.1.
Video đang HOT
Quý ông nào muốn có nhiều “bạn gái cũ” trên Facebook để chứng minh khả năng “tán gái” của mình thì chi 19 USD/bạn gái cũ giả mạo.
“Đôi lúc có một cô bạn gái ảo trên Facebook cũng giúp quý ông hấp dẫn với phụ nữ và tăng cường sự tự tin, gây ấn tượng với bạn bè”, theo quảng cáo của NamoroFake.
“Cũng có lúc một số quý ông cần thuê một cô bạn gái giả mạo trên Facebook để chọc tức mấy cô bồ cũ. Hoặc là sau khi chia tay, quý ông muốn cho các cô bồ cũ thấy họ nhanh chóng có một người tình mới. Hãy đến với chúng tôi, các bạn sẽ có một cô bồ trên Facebook như ý”, cũng theo quảng cáo của NamoroFake.
Hình ảnh của các cô bạn gái ảo trên Facebook là ảnh thật của các cô gái đăng ký làm thành viên cho NamoroFake để kiếm thêm thu nhập.
NamoroFake tuyên bố sẽ sớm tung ra dịch vụ bạn trai giả mạo cho các cô gái mặc sức mà lựa chọn.
Theo TNO
Phép thử với hành vi giới trẻ
Sau một ngày "Những điều "cấm kỵ" khi lên Facebook" của trường PTDL Lương Thế Vinh được đăng tải, hàng nghìn bình luận của giới trẻ được tung ra với phản ứng khác nhau, trong đó có cả những lời bình quá khích. Trước sự việc này, GS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng nhà trường tỏ rõ lo ngại về hành vi của giới trẻ trong thế giới ảo.
"Không nói tục, chửi bậy trên Facebook"
Website chính thức của trường PTDL Lương Thế Vinh vừa đăng Những điều "cấm kỵ" khi lên Facebook dành cho học sinh của trường. Theo đó, "Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts,... Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai...". Cũng theo nhà trường, Facebook là nơi thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi like vào một comment nào đó, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân.
Sau khi những điều "cấm kỵ" được đưa lên Facebook, hàng nghìn bình luận đã được đẩy lên trang này trong đó có khá nhiều ý kiến khác nhau từ học sinh trường PTDL Lương Thế Vinh cũng như học sinh một số trường khác. Không ít những bình luận chia sẻ sự chưa đồng tình nhưng khá chừng mực như nickname Mee Bunhin cho rằng muốn thay đổi hành vi thì đầu tiên cần thay đổi nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ viết như thế này sẽ khiến học sinh cảm thấy khó hiểu và khó chấp nhận. Thầy cô nên có những biện pháp mềm mỏng như trò chuyện, khuyên bảo thay vì viết một danh sách những điều "cấm kỵ" cứng nhắc.
Nickname Benny Chow nhận xét, quy định mới của trường không thể áp dụng cứng nhắc dù hướng đến mục đích tốt, nhất là khi mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay. "Hi vọng sẽ sớm tìm ra phương pháp áp dụng một cách hợp lý nhất"... Tuy nhiên, điều đáng nói là phần nhiều những bình luận trên trang Facebook của trường Lương Thế Vinh là những câu chửi bậy, bình phẩm thiếu văn hóa. Điều này cho thấy khá nhiều phản ứng ngược chiều, chống đối lại những quy định của trường Lương Thế Vinh.
Lo ngại trước những phản hồi tiêu cực
Nói về sự việc này, GS. Văn Như Cương khẳng định, nhà trường không cấm học sinh sử dụng Facebook mà chỉ đưa ra định hướng, khuyến cáo mang tính chất lưu ý học sinh khi sử dụng Facebook. "Đây không phải là văn bản chính thức nhưng là "phép thử" và đã có kết quả tức thì, đưa ra cho tôi cái nhìn tổng quan đáng lo ngại về hành vi giới trẻ trong thế giới ảo" - GS. Văn Như Cương chia sẻ. "Tình trạng học sinh sử dụng Facebook một cách lan tràn không kiềm chế hiện nay là rất đáng báo động. Trong thực tế, qua
Facebook và các diễn đàn khác như blog, yahoo... chúng ta thấy ngôn ngữ, thái độ mà giới trẻ thể hiện không ổn. Trong thế giới ảo, các em thoải mái chửi bậy, nói tục...
Thậm chí có những Facebook con nói về bố mẹ, học sinh nói về thầy cô, về bạn bè, về người lớn, nói về chủ trương của nhà trường mang ý nghĩa tiêu cực. Chính vì vậy cần phải có biện pháp để chấn chỉnh hiện tượng này" - GS. Văn Như Cương cho biết. "Tôi nghĩ để xây dựng văn hóa, lối sống lành mạnh, không ai là không ủng hộ. Bản thân học sinh trong trường tôi đều có phản ứng khá đúng mực về vấn đề này. Còn nếu ai phản đối thì tôi nghĩ tôi vẫn có quyền hạn trong phạm vi trường tôi khi đưa ra những định hướng giáo dục cần thiết".
Đánh giá những phản ứng của học sinh về việc nhà trường can thiệp vào trang thông tin cá nhân, bà Bùi Thị Minh Nga, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường THPT Trần Phú, Hà Nội cho biết, đây là một phản ứng xuất phát từ tâm lý, lứa tuổi học sinh. "Thầy cô cần đặt vào vị trí học sinh để suy nghĩ. Các em hiện nay coi trang mạng này là cách để chia sẻ, tìm sự cảm thông, kết nối. Việc đưa ra định hướng ứng xử là cần thiết nhưng trước tiên phải cho học sinh thấy sự chia sẻ của thầy cô. Bản thân tôi cũng sử dụng Facebook và có cả nghìn học sinh cùng tham gia. Các em đều đưa ra những ý kiến tích cực và đúng mực. Điều phải nhận thấy là giáo viên hay bố mẹ đôi khi cũng có sai lầm và qua những thông tin trên Facebook, tôi có thể lắng nghe tâm tư của bạn trẻ để điều chỉnh", bà Bùi Thị Minh Nga cho biết. "Tuy nhiên, các em cần hiểu là với tốc độ lan truyền thông tin cao, sự tổn thương đem lại với những người bị phê phán là rất lớn nên hãy cân nhắc trước khi đưa ra ý kiến, trong đó, có cả phản ứng về quy định của trường Lương Thế Vinh ".
Theo ANTD
Tội phạm và cảnh báo P.34: Thiếu nữ "sa chân" từ thế giới ảo "Tình yêu ảo" đã khiến thiếu nữ ngoan hiền bỏ nhà đi hoang, nhiều trường hợp "người tình ảo" sau khi "vui vẻ" liền cuỗm sạch tiền của bạn chat và lặn mất tăm. Thiếu nữ mê muội trong thế giới ảo (Ảnh minh họa) Mặc dù mới quen nhau trên mạng một thời gian ngắn nhưng nhiều thiếu nữ đã "trao thân...