Chợ thời trang lớn nhất TP.HCM chật kín người mua sắm Tết, an ninh siết chặt ngăn chặn khách bị móc túi
Chợ Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp luôn là điểm bán thời trang yêu thích của người dân ở TP.HCM, tranh thủ ngày cuối tuần, hàng nghìn người đã đổ về đây mua sắm quần áo, giày dép,… để đón Tết.
Tối ngày 23/1 (21 tháng Chạp âm lịch) hàng nghìn người đã đổ về chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp, TP.HCM) – chợ thời trang bán lẻ lớn nhất TP.HCM để mua sắm Tết.
Theo các chủ sạp tại chợ, trong 2 ngày cuối tuần luôn chật kín người đi mua sắm. Cảnh mua bán rất nhộn nhịp nên các chủ sạp đều phấn khởi, hy vọng dịp cuối năm này sẽ bán được nhiều sản phẩm.
Duy (23 tuổi, chủ sạp Nhím) cho biết gia đình anh bán quần áo ở chợ Hạnh Thông Tây được 10 năm nay. Dịp Tết này anh là người trực tiếp ra chợ buôn bán cùng sự trợ giúp của một số người thân.
Các lối đi tại chợ Hạnh Thông Tây đều chật kín người dân đi mua sắm
“So với năm ngoái thì lượng khách mua sắm Tết năm nay vắng hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đến gần Tết, dịch bệnh tạm ổn và người dân đi mua sắm nhộn nhịp trở lại nên cũng tạm hài lòng dù chưa bán được nhiều”, Duy chia sẻ.
Do lượng khách đi lại mua sắm quá đông, thậm chí có thời điểm không có chỗ đứng mua hàng. Nhân viên bán hàng cũng tích cực ra đường cầm tay nhiệt tình mời chào khách vào mua đồ.
Để đảm bảo người dân yên tâm mua sắm Tết tại chợ, chính quyền địa phương cũng cử một số bảo vệ dân phố đến túc trực, tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn tình trạng người dân bị kẻ xấu móc túi nơi đông người.
Chợ thời trang rất nhộn nhịp, đông đúc người nô nức đi mua sắm Tết. Lực lượng bảo vệ dân phố cũng túc trực để đảm bảo an ninh trật tự, giúp người dân yên tâm mua sắm Tết
Tết đang cận kề nên tranh thủ cuối tuần, hàng nghìn người đã đi chợ mua sắm
Mẹ cõng con đi mua đồ Tết tại chợ Hạnh Thông Tây
Cả gia đình nô nức đi mua sắm Tết
Video đang HOT
Dịp cận Tết có rất nhiều mặt hàng thời trang được giảm giá để kích cầu nên người dân tranh thủ đi mua sắm sớm
Đủ loại quần áo từ người lớn đến trẻ em đều giảm giá mạnh hoặc đồng giá từ 35.000-40.000 đồng
Các loại quần áo nữ đến quần áo nam đều có giá từ 200.000 – 400.000 đồng, thậm chí đồng giá đồ bộ nữ chỉ 80.000 đồng
Không khí mua sắm dịp cuối năm rất sôi động, nhộn nhịp tại chợ thời trang về đêm lớn nhất TP.HCM
Duy (áo đen) đang tư vấn cho khách lựa đồ tại gian hàng quần áo của mình
Nhiều chủ gian hàng, nhân viên bán hàng xuống đường mời gọi khách vào mua
Nếu có khách đi theo tốp nhiều người, chủ gian hàng sẽ “lùa” vào xem hàng và không mua cũng được. Hầu hết các chủ gian hàng thời trang tại chợ đều nhiệt tình, hoà đồng và không ép khách phải mua khi xem
Nhân viên bán hàng liên tục chạy về kho lấy quần áo ra để cho khách lựa chọn
Chật kín người đi mua sắm, nhiều lúc không có chỗ đứng lựa đồ
Cô gái mua khá nhiều quần áo, giày dép để đón Tết
Những mô hình từ thiện 0 đồng ở TP HCM
Các phiên chợ, siêu thị, "ATM cơm", tủ lạnh thực phẩm 0 đồng... là những hình thức từ thiện giúp người nghèo trong Covid-19 ở TP HCM.
Gần một tuần nay, tại góc đường Lê Văn Linh - Nguyễn Tất Thành (quận 4) tổ chức "Phiên chợ 0 đồng" nhằm giúp người khó khăn trong Covid-19. Hoạt động do Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng và UBND phường 13 thực hiện, mỗi ngày phát 500 phần quà tới người dân vào sáng và chiều.
Sáng 28/6, nhiều bà con xếp hàng chờ tham gia phiên chợ. Mọi người được nhắc nhở tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, giữ khoảng cách đồng thời đo thân nhiệt, rửa tay trước khi vào chợ.
"Tôi được bạn trong nhóm tình nguyện này rủ tham tham gia hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người nghèo. Nhìn thấy người dân thích thú khi nhận quà hỗ trợ tôi vui lắm", anh McClain (quốc tịch Mỹ) cho biết.
Giống như nhiều phiên chợ khác, chợ phiên 0 đồng có nhiều loại mặt hàng như rau tươi, trứng, nước tương, gạo... Người tham gia không cần mang tiền, chỉ cần phiếu được phát sẵn nên ai cũng phấn khởi.
Bé Nguyễn Thị Hồng Nhung (6 tuổi) cùng mẹ nhận rau củ quả từ tình nguyện viên của phiên chợ 0 đồng. "Tôi bán cà phê vỉa hè, hơn tháng nay đường phố vắng hoe nên thu nhập giờ bấp bênh lắm. Giờ có ít thực phẩm từ nhà hảo tâm cũng đỡ được bữa ăn hàng ngay", mẹ bé cho biết.
Mỗi phần quà gồm thực phẩm tươi cùng khẩu trang, dầu ăn gạo, mắm, trứng... có giá trị khoảng 200.000 đồng.
Những ngày đầu phiên chợ, mọi người được thoải mái lấy nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo cho người đến sau vẫn có đủ các mặt hàng nên nhóm đã đóng gói sẵn trong bịch, phát cho từng bà con.
Từ ngày 27/6, mô hình "Siêu thị mini 0 đồng" được đặt tại đường 17, phường Hiệp Bình Phước (TP Thủ Đức). Tại đây, khu phố sẽ phát khoảng 80 phiếu cho các hộ nghèo trong xóm. Trên phiếu sẽ ghi cụ thể giờ đến siêu thị, để đảm bảo mỗi thời điểm chỉ có tối đa ba người đến.
"Thấy nhiều người lao động mất việc, gặp khó khăn trong từng bữa ăn nên chúng tôi muốn giúp đỡ một phần trong khả năng tới bà con. Mặt hàng cũng là nhu yếu phẩm, dự kiến đủ duy trì trong 10 ngày", ông Huỳnh Văn Tẩn, quản lý siêu thị cho biết.
Nhân viên tính tiền bằng cách thu lại phiếu với giá trị 200.000 đồng một lần mua sắm. Trong đợt hoạt động này, siêu thị sẽ phát 600 phiếu đi chợ cho 200 hộ dân tại phường Hiệp Bình Phước.
Khoảng một tuần nay, nhà thờ Tân Sa Châu(quận Tân Bình) triển khai mô hình "ATM lướt ống" , phát các phần cơm, bánh mì, gạo, khoai... cho người nghèo trong Covid-19. Mỗi ngày, 1.000 suất ăn 0 đồng sẽ được thả vào ống. Việc này vừa đảm bảo giãn cách và không tụ tập đông.
Những người đến nhận cơm chủ yếu là người bán vé số, nhặt ve chai, xe ôm, vô gia cư và công nhân ở các khu công nghiệp. Mỗi người chỉ được lấy một suất cơm và phải nhanh chóng di chuyển cho người khác vào nhận.
Gần chục ngày nay, "Tủ lạnh cộng đồng" đặt trước nhà số 100 đường Ung Văn Khiêm, (quận Bình Thạnh) cung cấp miễn phí rau củ, trứng... Tủ lạnh hoạt động theo hình thức ai dư có thể bỏ vào cho người thiếu. Mỗi ngày, đều có nhiều người xếp hàng tới lấy đồ. Tình nguyện viên luôn đứng bên cạnh nhắc nhở mọi người lấy vừa đủ nhu cầu.
"Những ngày đầu, nhóm tự bỏ thực phẩm vào tủ lạnh, sau đó có thêm người ngoài tới ủng hộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị thêm các suất ăn, gạo, bánh... cho bà con nghèo", anh Nguyễn Tuấn Khởi, chủ nhân ý tưởng cho biết.
Sáng 28/6, chị An mang theo rau, trái cây, trứng để "làm đầy" cho tủ lạnh cộng đồng. "Tôi thấy mô hình này rất hay, vừa bảo quản được đồ ăn mà ai cũng có thể đóng góp được theo khả năng của mình", chị nói, tay xếp rau củ vào các khay.
Ngoài ra, những mô hình 0 đồng khác cũng được tổ chức tại nhiều quận ở thành phố, trong các khu cách ly, phong tỏa để đảm bảo nhu yếu phẩm hàng ngày cho bà con khó khăn.
TP HCM hiện ghi nhận 3.494 ca nhiễm nCoV trong đợt dịch thứ 4, đứng thứ hai cả nước.
Phong tỏa một phần tại chợ Bà Chiểu do có F0 đến mua hàng Sáng 29-6, cơ quan chức năng quận Bình Thạnh, TP.HCM đã cho phong tỏa một phần chợ Bà Chiểu do có trường hợp F0 đến chợ mua hàng cách đây vài ngày. Phong tỏa khu 5 chợ Bà Chiểu sáng 29-6 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Trao đổi với PV Tuổi Trẻ Online , ông Trần Đăng Khoa - chủ tịch UBND phường 1,...