Cho thôi chức hiệu trưởng không dạy học nhưng vẫn nhận tiền đứng lớp
Dù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp.
Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
Ngày 3/2, thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, cơ quan này vừa ban hành kết luận liên quan đến đơn thư tố cáo đối với Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R’lấp Nguyễn Văn Nam.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R’lấp nơi ông Nam công tác.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, ông Nam đã mắc rất nhiều sai phạm trong quá trình công tác, đặc biệt là thu chi tài chính. Hiện ông Nam đã khắc phục và trả lại hơn 71 triệu đồng tiền đứng lớp dù không trực tiếp giảng dạy.
Trước đó, tháng 8/2022, ông Nguyễn Văn Nam bị một giáo viên trong trường làm đơn tố cáo với 12 nội dung. Sau khi xác minh, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông kết luận, nhiều nội dung trong đơn tố cáo ông Nam là có cơ sở.
Cụ thể, trong học kỳ II, năm học 2019-2020 và 2020-2021, có một giáo viên khác tự nguyện dạy dùm ông Nam môn Công nghệ khối 11 mà không thông qua quản lý chuyên môn của nhà trường.
Ngoài ra, ông Nam còn chỉ đạo chi trả học bổng cho học sinh chưa chính xác; quản lý tài chính bếp ăn không minh bạch; tổ chức dạy học hai buổi một ngày nhưng không xuất phiếu thu, phiếu chi, không vào hồ sơ, sổ sách theo quy định.
Video đang HOT
Đối với khoản tiền vận động hơn 110 triệu đồng từ ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2020-2021, trường dùng để chi tiền Tết cho giáo viên, nhân viên, tổ chức hội thao… không đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Trường cũng tiếp nhận tài trợ 8 chiếc ti vi và hệ thống camera giám sát hơn 120 triệu đồng nhưng không làm đúng các quy định về huy động tài trợ.
Cũng theo kết luận của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, năm 2021-2022, ông Nam đánh giá xếp loại người tố cáo mình ở mức “Hoàn thành nhiệm vụ” là chưa đúng với Nghị định 90/2020.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, cho biết vừa ký quyết định để ông Nguyễn Văn Nam thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R’lấp theo nguyện vọng cá nhân ông Nam.
Nhiệm vụ cụ thể của ông Nam tới đây sẽ do Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R’lấp phân công. Phía Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông đang thực hiện quy trình xử lý cán bộ đối với ông Nam.
Chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Đăk R’Lấp được thành lập từ năm 2003. Trường hiện có hơn 200 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Hầu hết học sinh trong trường đều là con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đắk R’lấp.
Hàng trăm thiết bị đo nồng độ cồn của CSGT nguy cơ... lệch chuẩn
Hàng trăm máy đo nồng độ cồn của lực lượng công an có nguy cơ lệch chuẩn do sai phạm liên quan đến cán bộ kiểm định các thiết bị này.
Cuối năm 2021, Viện Đo lường Việt Nam báo cáo lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc mua và sử dụng khí cồn chuẩn được dùng để kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm cho các phương tiện đo nồng độ cồn mà lực lượng Cảnh sát giao thông đang sử dụng.
Máy đo nồng độ cồn lực lượng CSGT cả nước đang sử dụng.
Cụ thể, trong năm 2016, Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn (thuộc Viện Đo lường Việt Nam) đã thực hiện 73 lần mua chất chuẩn tương ứng với 73 bộ hồ sơ. Việc mua được trải đều trong năm 2016.
Số lượng khí cồn chuẩn mua năm 2016 được xác định không thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi độ chính xác mà chỉ ghi hàm lượng của khí cồn chuẩn trên tờ hóa đơn (thể hiện trong hồ sơ mua, thanh quyết toán). Kinh phí khách hàng trả là hơn 6,2 tỷ đồng. Kinh phí mua chất chuẩn khoảng 2,4 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 8,7 tỷ đồng.
Kết quả xác minh của tổ công tác Viện Đo lường chỉ rõ: ông Ngô Huy Thành - Trưởng phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn chịu trách nhiệm chính. Ông Thành cùng các cán bộ liên quan có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật như: Cố ý làm trái quy định trong quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo ĐLVN 107:2012, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 2,4 tỷ đồng.
Dùng thủ đoạn gian dối để thay đổi chất chuẩn (mua, sử dụng cồn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, không được chứng nhận chuẩn đo lường, không thực hiện đúng quy định tại ĐLVN 107:2012...), là dấu hiệu lừa dối khách hàng để cấp các chứng nhận kết quả kiểm định/đo thử nghiệm không đúng.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết luận tại cuộc họp, đồng thời đánh giá các vi phạm của ông Ngô Huy Thành, Viện Đo lường Việt Nam kiến nghị lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng một số nội dung. Đối với hành vi vi phạm pháp luật đo lường, Viện Đo lường Việt Nam sẽ xem xét xử lý viên chức theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, cố ý làm trái quy định theo quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo ĐLVN 107:2012 nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu tham ô, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 2,4 tỷ đồng, Viện Đo lường xin ý kiến chỉ đạo lãnh đạo Tổng cục và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với hành vi có dấu hiệu dùng thủ đoạn gian dối là thay đổi chất chuẩn nhằm lừa đối khách hàng để cấp các chứng nhận kết quả kiểm định/đo thử nghiệm không đúng để chiếm đoạt tiền của khách hàng khoảng 6,2 tỷ đồng, Viện đề nghị lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Nghiên cứu thêm việc đúng sai?
Trước đó tháng 7/2021, ông Ngô Huy Thành - Trưởng Phòng Đo lường Hóa lý- Mẫu chuẩn đã có phản hồi với lãnh đạo Viện Đo lường Việt Nam về vấn đề này. Trong đó, ông Thành khẳng định: Thời hạn lưu trữ các loại hồ sơ liên quan đến các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, đo thử nghiệm phương tiện đo của Viện được quy định: chu kỳ kiểm định phương tiện đo là 12 tháng; thời hạn lưu trữ hồ sơ từ thời điểm quyết định được ban hành đến hết 5 năm sau. Như vậy tính từ thời điểm 2016 đến tháng 7/2021 đã quá 5 năm, Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn không có trách nhiệm phải lưu hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm định/thử nghiệm từ năm 2016.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, Tổng cục đã nắm được vụ việc và đang trong quá trình xử lý.
Về chất lượng cồn, theo vị này, quy định nồng độ chất thử cồn đã có ĐLVN 107:2012, cồn phải chuẩn thì hơi thở trong máy mới lên.
Về quy trình kiểm định phương tiện đo nồng độ cồn, vị này cho biết, tất cả quy trình kiểm định được làm nghiêm ngặt. Nếu ở Hà Nội hay ở gần thì khách hàng mang trực tiếp máy đo đến Viện để hiệu chuẩn. Ở các địa phương xa thì Viện Đo lường phối hợp với Cục Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường (H46), Bộ Công an. Trong 2 năm 2015 - 2016, khi cán bộ Viện đi kiểm định đều có cán bộ H46 cùng công an địa phương về tận trụ sở công an để thực hiện kiểm định. Sau khi kiểm định, máy đo cồn được kiểm lại và bàn giao luôn cho khách hàng.
Đại diện Tổng cục nhận định: "Không có chuyện tham ô vì tiền mua đều chuyển về tài khoản của đơn vị. Cán bộ cấp trưởng phòng không có thẩm quyền đứng ra mua hay nhận tiền về tài khoản".
Về việc báo cáo của Viện từ năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa xử lý cán bộ liên quan, vị đại diện Tổng cục cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm việc đúng sai tại Viện Đo lường, nếu có sai phạm sẽ tiếp tục xử lý theo quy định. Bước đầu, Tổng cục đã tiến hành điều chuyển cá nhân liên quan đi đơn vị khác. "Lãnh đạo Tổng cục không có chuyện bao che ở đây", vị này khẳng định.
Lãnh đạo Viện Đo lường Việt Nam cho biết, việc sử dụng khí chuẩn để thử nghiệm máy đo nồng độ cồn không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng đến việc đo nồng độ cồn thực tế.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam 3 tháng, đã chịu hợp tác Bà Nguyễn Phương Hằng tỏ ra mệt mỏi nhưng đã hợp tác với cơ quan điều tra. Công an TP.HCM bác tin đồn trên mạng xã hội việc bà Hằng được "thả về". Một nguồn tin của VietNamNet cho hay, ngay sau khi khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam), Cơ...