Chờ thoát án tử hình nhờ giấy khai sinh
Gây ra cái chết cho hai người và bị cấp sơ thẩm tuyên án tử hình nhưng tại tòa phúc thẩm gia đình Tâm đã đưa ra bản sao khai sinh bị cáo này dưới 18 tuổi. Điều này có nghĩa Tâm có khả năng thoát án tử hình.
Theo bản án sơ thẩm, tối 22/3/2009, Huỳnh Quyết Tâm và Huỳnh Thanh Vũ nhậu cùng nhóm bạn tại một quán gần nhà (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Một lúc sau, cha Tâm cùng hai phụ nữ cũng đến ăn tối.
Thấy cha đi với người khác, Tâm bức xúc nên đến cự cãi. Lúc này, anh Phương và Long ngồi gần đấy chứng kiến Tâm hỗn với cha nên đến mắng mỏ và tát cậu con 2 cái. Tức giận, Tâm kêu Vũ chở về lấy dao để trả thù.
Về phần người cha, thấy Phương đánh con mình cũng “ nóng máu” xông đến gây gổ với kẻ “xen vào chuyện người khác”.
Vừa quay lại quán, thấy anh Phương đang giằng co với cha, Tâm lao đến đâm nhiều nhát khiến anh này chết tại chỗ. Chưa dừng lại ở đấy, khi anh Long chạy đến can ngăn cũng bị hung thủ đâm liên tiếp và chết tại bệnh viện sau đó.
Bị cáo Tâm (phía sau) tại phiên xử phúc thẩm lần 2. Ảnh: Vũ Mai.
Với hành vi phạm tội trên, tháng 8/2009, TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt Tâm mức án tử hình, Vũ nhận 20 năm tù cùng về tội “giết người”. Không đồng ý với bản án, hai bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, còn gia đình bị hại lại kháng cáo đòi tăng mức án với Vũ.
Hai tháng sau, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử. Hôm đó, cha của Tâm đã xuất trình một bản sao giấy khai sinh có ngày sinh của bị cáo là 31/6/1991, trễ hơn 1 năm so với hồ sơ vụ án (mọi giấy tờ đều thể hiện Tâm sinh vào ngày này năm 1990). Điều này có nghĩa, khi phạm tội Tâm chưa tròn 18 tuổi và theo quy định của pháp luật sẽ không phải nhận án tử hình. Do vậy, HĐXX đã phải hoãn phiên tòa vì cần làm rõ một số vấn đề.
Ngày 8/6, phiên xử phúc thẩm lần hai được mở. Trình bày với tòa, gia đình Tâm vẫn cho rằng bị cáo sinh năm 1991.
Video đang HOT
Phát biểu quan điểm, đại diện VKSND Tối cao cho rằng, toàn bộ giấy tờ như hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh, học bạ… đều thể hiện Huỳnh Quyết Tâm sinh năm 1990. Chỉ đến khi tòa tuyên phạt bị cáo mức án cao nhất thì cha bị cáo mới đến nhờ người đỡ đẻ, công an xã sửa lại hộ khẩu và giấy khai sinh ghi năm 1991.
Cũng theo Viện, trong bản sao giấy khai sinh mà cha Tâm cung cấp ghi ngày sinh là 31/6/1991 nhưng lại ký ngày 30/6/1991 là vô lý vì chả lẽ ông này làm khai sinh cho con trước khi nó chào đời? Ngày 30/6 là chủ nhật thì không có cơ quan chứng thực nào làm việc. Hơn nữa, tất cả bản sao giấy khai sinh đều không có bản chính nên không được chấp nhận.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX giữ nguyên án sơ thẩm với Tâm, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm những cán bộ công an đã tiếp tay cho hành vi phạm pháp này.
Bào chữa cho Tâm, luật sư cho rằng chưa cơ quan nào khẳng định giấy khai sinh của người này là giả. Trong sổ hộ khẩu ghi năm sinh của Tâm là 1990 nhưng có dấu hiệu bị cạo sửa. Hồi tháng 2, sau khi giám định, công an tỉnh Tây Ninh đã kết luận “bị chỉnh sửa từ năm 1991 thành 1990″… Do đây là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến mức án của bị cáo nên luật sư đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra lại từ đầu.
Sau khi nghị án, Tòa Phúc thẩm quyết định hoãn phiên tòa để xác minh lại ngày sinh của Huỳnh Quyết Tâm.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi
Theo vnexpress
Em, anh và cô ấy
Nước mắt em vẫn cứ chảy ra như chưa bao giờ được khóc... (Ảnh minh họa)
Nếu không có sự cố em để quên giấy khai sinh của con gái ở nhà, em phóng xe về vội vã thì không thấy anh đang nói âu yếm qua điện thoại rằng "anh nhớ em, cưng ạ".
Em đứng chôn chân xuống đất, như trời trồng. Câu nói này lặp lại điệp khúc và từng nói với em ngày xưa khi chúng ta yêu nhau.
Rồi hôm đó anh về muộn, mệt mỏi nhưng đầy vẻ mãn nguyện. Một luồng điện nóng ran chạy khắp cơ thể em, và em kinh hãi phải ngồi ăn cơm cùng bàn với anh, nhìn anh nói cười với con gái yêu, mà nuốt nghẹn.
Một đêm và nhiều đêm sau mất ngủ, chiến tranh lạnh bắt đầu. Nhưng tâm gan như lửa thiêu, ngột ngạt và nhiều lúc em muốn điên lên, muốn xé toang hết thảy mọi thứ.
Ngoài 30 tuổi, đủ chín và mặn mòi, ấy vậy mà những cuộc cãi vã luôn nổ ra khi chúng ta ngồi ở công viên Bách Thảo, để tránh cho con gái yêu biết, chúng ta như cô hề, chú hề diễn vai dở trong chính ngôi nhà của mình.
Có lúc em đã muốn băm nát quần áo của anh, nhưng vẫn phải giặt là tử tế. Anh ra ngoài tươm tất, ai cũng bảo đó là có bàn tay người vợ tuyệt vời phía sau. Em đã bao lần nuốt khan nước mắt.
Ra hồ Tây lúc sương còn nhạt nhòa, khóc khản hơi rồi về. Anh thấy em khản tiếng, đi liêu xiêu, rồi làm vỡ bát thì tự đi dọn bếp cho em. Anh ân hận biết lỗi vì cô ấy có người tình khác giàu hơn anh và ga lăng hơn anh. Bạn em đã cho em những thông tin ấy. Nhưng em không vui không buồn. Vì cuộc sống của chúng ta kéo dài hơn 2 năm trong vai diễn gia đình hạnh phúc giả tạo đã làm em mệt mỏi.
Em đã xuống sức không phanh, một trận mổ nội soi u máu. Một trận sốt xuất huyết khiến em ra đi bất cứ lúc nào đã cứu vãn cuộc hôn nhân của hai ta. Chúng ta thỏa hiệp quay lại, làm lại từ đầu, với lí do vì hai con thân yêu. Và kéo dài thêm mười năm yên ấm.
Nhưng thi thoảng trong cuộc tình vợ chồng, nước mắt em vẫn cứ chảy ra như chưa bao giờ được khóc. Tổn thương vẫn cứ là tổn thương. Không chữa được. Nhưng lúc ấy, anh từng trải biết vỗ về, biết chở che, biết cúi xuống mà em có sâu hận cũng đành lòng tha thứ.
Cuộc sống gia đình hạnh phúc giả tạo đã làm em mệt mỏi... (Ảnh minh họa)
Rồi chưa hết nỗi đau. Lúc em tuổi 50, lại có một người đàn bà sấn sổ yêu anh. Chị ta gọi điện gặp em, mặc cả hẳn hoi, ngã giá hẳn hoi để chị ta được yêu anh. Anh đã xử sự rất cao tay trong việc người đàn bà bão táp xuất hiện và lại biến đi mất tăm như sóng lừng.
Dội lên rất nhanh và lùi cũng nhanh. Hơn 5 năm sau, anh ốm dai dẳng, triền miên. Không còn hình bóng tráng kiện, đẹp trai, ga lăng như xưa. Có lần em phải đưa anh đi điều trị ở Viện Sức khỏe tâm thần, anh như một người ở đâu đó xuất hiện.
Thực ra khi đó, để trả thù anh thật dễ, nhưng em đã không làm thế. Em săn sóc anh tại nhà và chịu đủ những trận "xung phong" đổ vỡ bình hoa, chạn bát, chịu đủ cơn co cứng mê sảng của anh.
Thuốc trị liệu cũng biến anh thành người khác. Anh ngơ ngẩn và cười hiền lành như trẻ thơ. Có lúc lại tỏ ra yêu em như kẻ điên làm em sợ hãi run rẩy. Bác sĩ tư vấn cho em để một phòng điều trị cho anh nhưng khả năng chữa trị rất chậm.
Hai năm chín tháng sau, anh ra đi trong một ngày đông giá rét và mưa tầm tã. Người bác sĩ điều trị cho anh, nói rằng anh ở dạng tâm thần nhẹ, vì những chấn thương não hồi ở chiến trường, và những sang chấn tinh thần khác mà anh không đủ sức vượt qua.
Thế còn em, bác sĩ cho rằng sức chịu đựng của phụ nữ tốt hơn nam giới về nhiều phương diện, có khi khóc được cũng là một cách giảm nhẹ đau đớn. Khi nhìn vào lọ tro của anh, em đã nghĩ rằng giá như mình từng trải hơn, đã chọn tha thứ cho nhau thì đừng hành nhau, đỡ khổ biết bao nhiêu. Nhưng sức nặng của hiểu biết, của sự từng trải phụ thuộc vào lứa tuổi, vào văn hóa xử sự. Đó là cả một quá trình sống, học làm người của một người mẹ.
Thi thoảng em gặp người tình cũ của anh, cô ấy vẫn lòe loẹt như cào cào áo đỏ áo xanh. Còn kể rất to rằng, cô ấy đã bỏ chồng, sống một mình, còn cậu con trai học ở bên Úc. Cô ta đã đi học hát ca trù và hát quan họ, để bớt trống rỗng. Lại cười hơ hớ như chẳng có chuyện gì quan trọng trên đời.
Em đã nhìn vào mùa đông hanh khô với con đường đầy sương muối, năm xưa anh vẫn trở về cười hiền lành và có lần gục khóc bên cánh cửa chết lặng vì hối hận. Em đã tâm sự hết với con gái, hy vọng nó không lặp lại như em, nếu có gặp hoàn cảnh này, cũng nên biết cách tha thứ để thực sự hạnh phúc.
Theo PNVN
Cặp đôi đồng tính đầu tiên sinh con Lần đầu tiên trong gần 200 năm nay tờ giấy khai sinh mà phần khai cha của đứa bé cũng là một người phụ nữ. Tờ giấy khai sinh này chỉ ra rằng em bé này chỉ có một người mẹ và cha của em bé cũng là một phụ nữ đóng vai "cha" của em. Em bé đó có tên là Lily-May...