Cho “thần dược” biển cả ở chung nhà với ốc, lãi hơn nửa tỷ đồng
Từ thành công của việc nuôi thử nghiệm hải sâm ghép ốc hương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã kiến nghị chính quyền cấp thêm gần 2 tỷ đồng để nhân rộng mô hình.
Cách đây 7 tháng, Trung tâm Giống (Sở NNPTNT Quảng Ngãi) đã triển khai thí điểm 5 mô hình/5 hộ nuôi hải sâm ghép ốc hương thương phẩm tại 2 huyện Mộ Đức và Đức Phổ.
Một góc ao nuôi thí điểm hải sâm và ốc hương
Theo đó, trên diện tích 2.200m2/ao đã thả nuôi 1.650 con hải sâm và 462.000 con ốc hương. Nhờ chăm sóc và áp dụng đúng kỹ thuật, tỷ lệ sống hải sâm đạt 82,4%, ốc hương đạt 81,8%. Qua thu hoạch, tổng sản lượng hải sâm đạt 1.700kg, ốc hương đạt 13.273kg. Trong đó, kích cỡ hải sâm 250gram/con, ốc hương là 144 con/kg. Sau khi trừ chi phí, các hộ dân tham gia đã thu lãi 570 triệu đồng.
Video đang HOT
Qua thu hoạch và kiểm tra mô hình, hải sâm và ốc hương nuôi chung phát triển tốt
Theo ông Dương Văn Tô – Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Ngãi, mô hình “nuôi ghép hải sâm với ốc hương thương phẩm trong ao” còn là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ, làm sạch môi trường trong ao nuôi ốc hương hiện nay…
Riêng hải sâm tỷ lệ sống đạt 82,4%, với kích cỡ khoảng 250gram/con,
Từ kết quả đạt nêu trên, Sở NNPTNT Quảng Ngãi đã xây dựng phương án đề xuất tỉnh cấp kinh phí gần 2 tỷ đồng để năm 2020 tiếp tục nhân rộng nâng quy mô, số lượng lên 7 mô hình. Trong đó, dự kiến sẽ triển khai tại huyện Mộ Đức 4 mô hình, huyện Đức Phổ 3 mô hình.
Từ rất lâu rồi, hải sâm đã trở là một loài hải sản quý nên giá bán khá đắt. Hải sâm có hình dáng như quả dưa chuột, chiều dài trung bình 20cm, thân mềm, da sần, hơi nhám. Hải sâm có nhiều tên gọi khác như: Đỉa biển, Sa tốn, Hải thử và được chia làm 3 loại: Không có gai (Quang sâm), có gai (Thích sâm) và loại lớn có gai (Hải nam tử).
Sở NNPTNT Quảng Ngãi đề xuất cấp thêm gần 2 tỷ đồng để nhân rộng mô hình trên.
Không chỉ có giá trị dinh dưỡng rất cao, hải sâm còn là dược liệu quý nổi tiếng đặc biệt có tác dụng giúp cải thiện khả năng tình dục, bổ thận, tráng dương ích tinh…nên loài vật này còn được ví gọi là “Viagra của biển”.
Theo Danviet
Đáng ngại: Săn bắt vô tội vạ, "sâm đại dương" ngày càng khan hiếm
Bởi giá trị hải sâm mang lại kinh tế cao, dẫn đến sự khai thác quá mức. Đặc biệt thời gian gần đây, ghe tàu khai thác không được nhiều hải sâm nữa.
Cách đây hơn 10 năm, hải sâm có rất nhiều ở vùng biển Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Sau một thời gian khai thác quá mức, đặc biệt vài năm gần đây, sản lượng hải sâm ở ngư trường Phú Quý dần cạn kiệt. Đây là tình hình chung của nhiều tỉnh, không riêng gì Phú Quý của tỉnh Bình Thuận. Anh Trần Văn Hải, thuyền viên trên tàu đánh bắt Phú Quý cho biết như vậy.
Mua bán hải sâm. Ảnh: N.Lân
Trong số những loại hải sâm phổ biến mà ngư dân thường đánh bắt là hải sâm trắng, hải sâm đỏ, hải sâm gai... Giá hải sâm tươi 80.000 - 100.000 đồng/con, tùy loại hải sâm và tùy theo kích cỡ. Riêng hải sâm đỏ, có giá rẻ hơn 50 - 60% so với các loại hải sâm khác, khoảng 40.000 - 60.000 đồng/con.
Khi mua hải sâm từ các ghe, tàu đánh bắt, các điểm thu mua phân loại, ngâm hải sâm vào thùng nước sạch và chở về lò hấp. Sau khi rửa sạch cát, làm sạch bên trong bụng, hải sâm được luộc với nước sôi trong 30 phút. Tiếp đó, vớt hải sâm ngâm vào nước lạnh đến khi nguội, làm ráo nước và muối vào thùng.
Sau 3 ngày muối, hải sâm được luộc lại lần thứ 2, muối lại và mang phơi khô hoàn toàn. Hải sâm khô có màu xám đen, nổi muối trắng bên ngoài, được tiêu thụ tại các điểm thu mua ở thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, ở nhiều nhà hàng.
Ông Nguyễn Minh Tài, chủ cơ sở chế biến hải sâm khô tại xã Long Hải, cho biết: Gia đình làm nghề hải sâm khô được hơn 20 năm. Trước đây, nguồn hải sâm do các tàu đánh bắt rất nhiều. Hiện, nguồn này đang cạn kiệt. Cơ sở thu mua mỗi tàu khoảng 5 -10 kg, có tàu chỉ được vài con hải sâm.
Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Tài chuyển vào đất liền khoảng 30 kg hải sâm khô. Với tháng trái mùa, số lượng càng ít hơn. Mặc dù giá thành hải sâm cao, nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng. Hải sâm tươi để ngâm rượu hoặc xào nấm, hải sâm khô để dành được lâu và chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng.
Từ thông tin trên cho thấy, giá trị kinh tế của hải sâm mang lại khá cao, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, làm giảm nguồn lợi hải sản quý trong môi trường biển. Để duy trì nguồn lợi và phát triển quy mô sơ chế sản phẩm hải sâm tươi và khô, trước hết chính quyền phối hợp cơ quan liên quan cần hướng dẫn ngư dân nên khái thác hải sâm vào mùa nào, kích cỡ bao nhiêu.
Song song đó là quy mô nuôi hải sâm thương phẩm, "cầm tay chỉ việc" chuyển giao quy trình nuôi, hướng dẫn xử lý dịch bệnh trong quá trình nuôi hải dâm. Bên cạnh đó, khâu quan trọng đảm bảo đầu ra cho hải sâm nuôi là liên kết với doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài...
Một khi giải quyết được các vấn đề trên, sẽ là tiền đề để phát triển nghề nuôi hải sâm thịt thương phẩm, bảo vệ nguồn lợi hải sâm tự nhiên và tạo sự cân bằng cho môi trường sinh thái biển.
Theo Trang Minh (Báo Bình Thuận)
Khánh Hòa: Nuôi "thần dược" của biển cả, bán hàng trăm đô 1 ký Đó là những mục tiêu chính của Dự án "Nâng cao kỹ năng sản xuất hải sâm dựa vào cộng đồng", do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 (RIA3) thực hiện tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Được biết, hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong y học, được thị trường thế...