Chớ tập thể dục lúc không có mặt trời
Sáng sớm và chiều muộn do không có mặt trời nên rất nhiều âm khí. Âm khí vào trong cơ thể qua đường hô hấp và qua các lỗ chân lông dễ gây cảm, viêm phổi, viêm đường hô hấp…
Sáng sớm, tối muộn: Nhiều khí âm hơn khí dương, hại sức khỏe
Đứng trên phương diện Đông y, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam giải thích, ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. Ngày có dương khí nên tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy minh mẫn, sảng khoái, làm việc hiệu quả nhất, đêm có âm khí, không tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Thời điểm có dương khí là từ 6h sáng – 5h chiều, trong đó, khoảng thời gian 6h sáng – 12h trưa là lúc dương khí ở đỉnh điểm (khoảng 80%), còn lại, khoảng thời gian sáng sớm và chiều muộn thì có âm khí.
Trên phương diện khoa học, PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn – Chi Cục trưởng Chi Cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho rằng, vào ban ngày, ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, bụi bặm, khói thải của các nhà máy, xe cộ…, nhờ vậy có sự lan tỏa và pha loãng, đồng thời dần tỏa lên bầu trời.
Khi không có ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí giảm, khả năng phát tán khói bụi kém nên các lớp khói thải chỉ luẩn quẩn ở mặt đất.
Thầy thuốc Nguyễn Xuân Hướng cho hay, âm khí vào trong cơ thể qua đường hô hấp và qua các lỗ chân lông. Vì thế, nên hạn chế ra đường trong khoảng thời gian này.
Âm khí rất lạnh. Với trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, phủ tạng chưa hoàn chỉnh, khí âm vào người sẽ gây cảm, viêm phổi, viêm đường hô hấp…
Với những người có tiền sử bệnh tim, thận, gan, dạ dày, huyết áp… thì biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn.
Không nên tập thể dục khi chưa có ánh mặt trời.
Tử vong do chơi thể thao quá sức
Video đang HOT
Sau 7h30 tối, tại các công viên, vườn hoa, chỗ thoáng mát… bắt đầu đông người đi bộ, tập thể dục. Và lí do muôn thủa của mọi người là: “Đi bộ cho tiêu cơm” – chị Phan Thanh Thủy (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết.
Anh Thanh Phong, huấn luận viện môn Karate tại TT Thể dục Thể thao Trịnh Hoài Đức cho hay: Lớp học võ của các em thanh thiếu niên đông nhất vào ca học 6 – 8h tối, gấp 3 lần so với những giờ khác trong ngày, vì đây là khoảng thời gian các em rảnh rỗi nhất sau một ngày làm việc và học tập.
Nhiều cán bộ, viên chức nhà nước cũng có thói quen chơi thể thao sau giờ tan tầm. Ông Nguyễn Lâm Thái (50 tuổi, Trung Hòa, Nhân Chính), giám đốc một công ty xây dựng cho biết, sau giờ tan tầm, cơ quan ông có phong trào chơi thể thao. Chị em phụ nữ thì tìm đến các trung tâm thể dục thẩm mỹ, bơi lội, còn cánh đàn ông thì đánh gôn, tennis.
Bản thân ông Thái thì chiều nào cũng có mặt ở sân gôn từ 6 – 8h tối. “Mình già rồi nhưng vẫn cần phải có hoạt động thể thao hàng ngày thì mới tốt cho sức khỏe. Mà muốn chơi thể thao thì chỉ sau giờ làm mới rảnh rỗi!”.
Thế nhưng, thầy thuốc Nguyễn Xuân Hướng khuyến cáo, không nên tập thể dục, chơi thể thao sau 6h tối và trước 5h sáng – khi không có ánh mặt trời. “Việc tập thể dục, thể thao vào ban đêm chỉ duy nhất có ở Việt Nam, còn các nước khác trên thế giới thì rất hiếm thấy”.
Ông Hướng cho biết, khi hoạt động nhiều, tim, trí não… cần một lượng dương khí (oxi) lớn vào cơ thể. Nếu chơi thể thao vào thời điểm có âm khí nhiều hơn dương khí, lượng âm khí vào cơ thể nhiều, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, theo quy luật, sau một ngày làm việc mệt mỏi, thời gian buổi tối là lúc cơ thể cần nghỉ ngơ, thư giãn. Nếu cố tình trái quy luật này, cơ thể không đủ sức đáp ứng nhiều hoạt động mạnh, rất dễ đột qụy.
Trong cuộc đời thầy thuốc của mình, ông Hướng từng chứng kiến không ít những bệnh nhân do chơi thể thao quá sức, lại vào thời điểm không tốt, dẫn đến đột quỵ và có trường hợp đã tử vong ngay tại chỗ.
Cách đây 25 năm, một giáo sư tại trường ĐH Dược Hà Nội đã qua đời trên sân tennis vì chơi quá sức.
Một cán bộ ở Bộ Ngoại giao (xin được giấu tên) cũng đã tử vong ngay trên sân thể thao khi chơi cầu lông sau giờ làm việc. Nguyên nhân được xác nhận là do người này đã chơi quá sức
Nếu vì quá bận mà chỉ có thể tham gia chơi thể thao vào thời điểm này thì tuyệt đối không được chơi quá sức, chỉ nên chơi khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Theo Hải Yến
Bee.net.vn
Tập thể dục không đúng chỗ: Chuốc thêm bệnh vào người
Theo các chuyên gia, tập thể dục trong các đường hầm, cạnh ao hồ ô nhiễm, gần đường giao thông đông đúc... sẽ chỉ chuốc thêm bệnh.
Không tập thể dục trong đường hầm
Đường hầm đi bộ hiện nay được nhiều người tận dụng là nơi để tập thể dục, thậm chí chọn làm sân chơi cho trẻ em. Không ai trong số họ biết rằng, đường hầm chính là nơi tập trung ô nhiễm, với mức độ cao hàng trăm lần so với khu vực xung quanh.
GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, Đại học Xây dựng phân tích, đã là đường hầm thì nguy cơ bị ô nhiễm hơn so với các khu vực xung quanh là điều dễ hiểu.
Không nên tập thể dục gần những đường giao thông có lưu lượng xe quá lớn
Theo anh Hoàng Tùng, cử nhân điều dưỡng - Bệnh viện Thể thao, dưới hầm đi bộ có nhiều nồng độ khí CO2 hơn trên mặt đất, không đủ điều kiện ánh sáng tự nhiên, lượng khí oxy giảm do đường hầm bị kín gió, không khí luân chuyển kém, nên hay bị quẩn bụi.
Nhu cầu của người tập thể dục đòi hỏi một lượng khí oxy lớn, do vậy tập thể dục dưới đường hầm không đáp ứng nhu cầu lưu thông khí. Hơn nữa, đường hầm thiết kế dành cho người tham gia giao thông, lưu lượng tham gia giao thông nhiều, ảnh hưởng tới việc an toàn giao thông.
Ông Đinh Xuân Hướng - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho rằng, theo thuyết đông y trời là dương, đất là âm, khi ta tập thể dục cần dưỡng khí, tức dương khí.
Tránh tập thể dục ở gần các ao hồ ô nhiễm
Trong cơ thể mỗi người chứa lượng dương khí khá lớn, nhất là mỗi buổi sáng thức dậy, lượng âm khí sẽ nhiều hơn do được tích tụ qua một đêm, nên việc tập thể dục mỗi buổi sáng để đẩy âm khí ra ngoài, hít dương khí vào cơ thể điều hòa được âm dương giúp người khoẻ mạnh hơn.
Dưới đường hầm là nơi chứa rất nhiều âm khí, khi ta tập thể dục, lượng âm khí này sẽ vào cơ thể, gây mất cân bằng cho cơ thể, dẫn tới hiện tượng chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi.
Tránh ở gần các ao hồ ô nhiễm
Nhiều người có thói quen dậy sớm ra gần ao, hồ tập thể dục, đặc biệt vào mùa hè. Việc tập như vậy cho ta cảm giác mát mẻ, nhưng nếu ở gần các ao hồ ô nhiễm, nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp là rất lớn.
Theo BS Nguyễn Hữu Tú, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ao hồ là nơi chứa rất nhiều những loại tảo thực vật, xác thủy sinh... các chất thải tích tụ lại, phân hủy có chứa khí sunfua.
Khi tập thể dục, sẽ phải thở ra và hít vào nên cơ thể sẽ hít một lượng lớn các chất sunfua, làm tổn thương tới đường hô hấp. Những người sức đề kháng yếu có thể dẫn đến viêm phế quản.
Lời khuyên chuyên gia
Theo Hằng Lợi
Bee