Chợ Tân Thành hoạt động không phép
Từ khi đưa vào hoạt động (tháng 11.2008) cho đến nay, chợ Tân Thành (H.Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn chưa có giấy phép.
Chợ Tân Thành do Công ty CP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu (VRC) làm chủ đầu tư. Sau khi xây dựng xong một số hạng mục, VRC đã cho Công ty TNHH Vũ Hà thuê mặt bằng để kinh doanh chợ trong thời hạn 5 năm. Theo hợp đồng thì Công ty TNHH Vũ Hà phải chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh chợ, xây dựng hệ thống PCCC, lắp đặt mạng lưới điện nội bộ…
Chợ Tân Thành hoạt động 4 năm nay không có giấy phép – Ảnh: Nguyễn Long
Ông Nguyễn Văn Tín cũng cho biết thêm: “Mới đây, UBND H.Tân Thành cũng đã có công văn gửi VRC yêu cầu khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để trình cơ quan thẩm quyền duyệt hồ sơ thiết kế PCCC cho công trình chợ Tân Thành. Đồng thời tiến hành lập thủ tục cần thiết để UBND huyện cấp giấy phép thành lập”.
Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, Công ty TNHH Vũ Hà đã không thực hiện cam kết trong hợp đồng, mà ký hợp đồng với các tiểu thương để cho thuê mặt bằng, dựng ki-ốt bán hàng. Đến tháng 10.2010, do thiếu khả năng kinh doanh nên Công ty TNHH Vũ Hà thanh lý mặt bằng, bàn giao lại chợ cho VRC kinh doanh.
Video đang HOT
Ngày 29.11, trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo UBND H.Tân Thành cho biết: “Đến nay chợ Tân Thành vẫn chưa có quyết định thành lập của cơ quan chức năng. Hệ thống PCCC của chợ vẫn chưa có, mặc dù cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiều lần thành lập đoàn kiểm tra nhắc nhở, yêu cầu Ban quản lý chợ nhanh chóng đầu tư hệ thống này”. Cũng theo lãnh đạo này, ban đầu VRC thiết kế lồng chợ chỉ có 96 ki-ốt. Tuy nhiên, khi VRC cho Công ty TNHH Vũ Hà thuê mặt bằng thì doanh nghiệp đã tự ý điều chỉnh lại thiết kế lồng chợ lên đến gần 130 ki-ốt để cho các tiểu thương thuê kinh doanh. Chính vì vậy mà hệ thống PCCC của chợ này là không bảo đảm nên chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Bên cạnh đó là hệ thống điện trong lồng chợ rất bát nháo, nguy cơ cháy nổ là rất cao.
Tiểu thương cũng lo lắng
Cũng trong quá trình cho thuê, Công ty TNHH Vũ Hà để cho các tiểu thương tự câu điện, lắp đèn từ trục điện chính xuống các ô sạp nên dẫn đến tình trạng lộn xộn, dây điện kéo chằng chịt. Hàng hóa bày bán che hết cầu dao điện. Dây dẫn điện chưa được luồn vào ống cách điện nên rất nguy hiểm. Công ty TNHH Vũ Hà cũng chưa đầu tư hệ thống PCCC, không có bể chứa nước, chưa có máy bơm, hệ thống dẫn nước… Chính vì vậy, từ khi nhận lại chợ, VRC đang đầu tư lại các hệ thống này để làm thủ tục đề nghị cơ quan chức năng cấp phép thành lập chợ
Được biết, hiện VRC cũng đã lên kế hoạch cải tạo mạng lưới điện, hệ thống PCCC với thời gian 4 tháng kể từ ngày được giao mặt bằng. Điều này đã làm cho nhiều tiểu thương lo lắng khi Tết nguyên đán đã cận kề. Chị H., kinh doanh quần áo cho biết: “Chúng tôi không thể ngưng hoạt động được. Hàng hóa phải để ở đâu. Nếu chợ đóng cửa để thi công công trình điện, PCCC… thì phải tạo một mặt bằng tạm cho chúng tôi buôn bán. Sau khi chợ đã hoàn thiện thì tiểu thương sẽ quay về tiếp tục kinh doanh”. Còn anh T, (kinh doanh hàng tạp hóa) lo lắng: “Tết sắp đến rồi. Đây là thời gian mà chợ hoạt động sầm uất nhất trong năm. Gia đình tôi đang huy động tiền để mua thêm hàng hóa về để bán Tết, nếu mà chợ đóng cửa trong thời gian này thì làm khó cho tiểu thương quá”.
Trao đổi với chúng tôi ngày 29.11, ông Nguyễn Văn Tín – Phó Chủ tịch UBND H.Tân Thành cho biết: “Nếu cải tạo, sửa chữa điện trong thời gian 4 tháng thì quá dài. Bà con tiểu thương trong nhà lồng không thể ngưng kinh doanh cả một thời gian như thế này được. UBND H.Tân Thành đã yêu cầu VRC xây dựng nhiều phương án khác để cải tạo, sửa chữa hệ thống điện, PCCC nhằm tránh thiệt hại cho tiểu thương”.
Theo TNO
Có nhà ở, thuê hợp pháp mới được nhập khẩu Hà Nội
Từ 1/7/2013, để nhập khẩu Hà Nội, công dân phải tạm trú liên tục tại nội thành 3 năm trở lên, có nhà. Nếu ở nhà thuê, chủ nhà phải có đăng ký kinh doanh và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô với số phiếu tán thành 75%. Luật thủ đô với 7 chương, 27 điều, đưa ra nhiều chính sách xây dựng, phát triển và quản lý thủ đô. Trong đó, điều 8 quy định việc xây dựng và phát triển thủ đô phải theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, phải bảo đảm xây dựng thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng thủ đô và cả nước.
Đáng chú ý, điều 19 quy định về quản lý dân nhập cư vào thủ đô được chỉnh sửa theo phương án 1 của dự thảo. Theo đó, cơ bản giữ nguyên điều kiện đăng ký thường trú như quy định của Luật cư trú đối với các trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, về ở cùng với người thân hoặc trước đây đã từng có hộ khẩu trong nội thành...
Với những trường hợp khác muốn đăng ký thường trú ở nội thành phải có điều kiện tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê.
Tại kỳ họp này, Quốc hội thông qua nhiều dự luật, trong đó có dự luật thủ đô. Ảnh: Hoàng Hà.
Các đại biểu Quốc hội cũng đồng tình công nhận biểu tượng của thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và danh hiệu Công dân danh dự thủ đô được trao tặng cho người nước ngoài có đóng góp trong việc xây dựng, phát triển thủ đô hoặc trong việc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của thủ đô.
Luật cho phép Hội đồng nhân dân Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn không quá 2 lần đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong 3 lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng (Điều 20). Tuy nhiên, trong Luật thủ đô không quy định nội dung cho phép Hà Nội thu một số loại phí cao hơn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Còn các mức thu phí cụ thể thì Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật phí và lệ phí.
Trước đó, tại buổi thảo luận về Luật thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, để quản lý tốt dân cư nội thành thì cần có điều kiện nhập khẩu. Quy định này để đảm bảo cuộc sống cho người nhập cư và người đang sống, phù hợp với quy mô dân số theo quy hoạch. Ông cũng cho rằng, những người lao động tự do vẫn hoạt động bình thường, sinh sống tạm trú, mà không nhập khẩu.
"Tâm lý những người ở tỉnh ngoài muốn về thủ đô cũng là bình thường, nhưng vì lợi ích chung của thủ đô thì phải chấp nhận điều kiện tương đối. Chính quyền không thể cấm máy móc, cũng không thể mở hoàn toàn", ông Nghị khẳng định.
Luật thủ đô có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
Theo VNE
Kiểm tra 242 phòng khám đa khoa tư nhân Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, từ nay đến hết năm, phòng y tế các quận, huyện tăng cường lực lượng kiểm tra tất cả 242 phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn. Những cơ sở nào hoạt động không phép, kiên quyết xử lý nghiêm. Cơ sở nào có phép nhưng quảng cáo...