“Chợ se duyên” tồn tại hơn nửa thế kỷ “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn
Hơn nửa thế kỷ qua, ở giữa Sài Gòn tồn tại “chợ se duyên” và được xem là “chợ” duy nhất buôn bán mặt hàng này còn sót lại của thành phố.
Nằm gần bến xe Chợ Lớn, “chợ” trầu cau trên đường Lê Quang Sung ( quận 6, TP.HCM) tồn tại đã hơn nửa thế kỷ qua.
“Chợ” hoạt động từ sáng sớm đến chiều tối và chỉ buôn bán mặt hàng “kết duyên” cho các đôi uyên ương. Qua thời gian, hiện tại chỉ còn khoảng 20 người bám trụ với nghề buôn bán trầu, cau.
Người nhỏ tuổi nhất cũng ngoài 50, người cao tuổi thì đã trên 80. Trong ảnh là cụ Sáu Lên (83 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn), người có thâm niên bán trầu cau lâu nhất tại đây.
Hằng ngày, cụ Lên đi xe buýt từ Hóc Môn xuống quận 6 để bán trầu cau. Đến chiều tối lại đón xe buýt về. “Tôi bán trầu, cau ở đây từ lúc còn con gái đến giờ đã ngoài 80 tuổi. Hồi xưa, người ăn trầu nhiều nên chợ cũng nhộn nhịp lắm. Thời đó, trầu cau chủ yếu là lấy từ Bà Điểm vì có hương vị rất riêng”, cụ Sáu Lên nói.
“Lúc trước, chợ rất nhộn nhịp vì nhiều người ăn trầu. Có thời điểm cả con đường chật cứng người bán và người mua. Thời đó, nơi đây được xem là chợ đầu mối để cung cấp trầu cau cho thành phố và khu vực các tỉnh khác”, bà Gái người bán trầu có thâm niên gần 40 năm kể về thời hoàng kim ở chợ trầu cau
Theo thời gian, người ăn trầu cũng ít dần. Nhiều người phải bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm. Đa phần buôn bán tại đây chủ yếu là những phụ nữ lớn tuổi. Nơi đây được xem là khu vực buôn bán trầu cau lớn nhất còn sót lại của thành phố.
Video đang HOT
Lá trầu được kiểm tra kỹ và xếp ngay ngắn. “Giờ còn ai ăn trầu nữa đâu. Buôn bán ở đây chủ yếu để phục vụ người ta mỗi dịp cúng kiếng, cưới hỏi. Phong tục mình thì cưới hỏi phải có trầu cau để kết duyên nên nghề này vẫn còn sống được”, người phụ nữ tên Ngọc nói.
Giá cả ở đây cũng đủ loại, chủ yếu được tính dựa vào số lượng và xuất xứ trái cau, lá trầu. Nếu loại trồng tại miền Tây sẽ rẻ hơn loại trồng tại Bà Điểm vì có nhiều vị chát, trái không tròn đều.
Mâm quả vào khoảng 30 trái giá chỉ thì 100.000 đồng, mắc nhất là loại quả trên trăm trái với cau loại một của Bà Điểm, có trái to tròn, da xanh trơn láng.
Cau dành cho khách mua lẻ có giá 20.000 – 30.000 đồng/chục (13 trái), trầu khoảng 2.000 – 6.000 đồng /lạng. Người bán sẵn sàng têm trầu khi khách có yêu cầu.
Buôn bán tại chợ trầu, cau là phụ nữ và lớn tuổi nên việc vận chuyển trầu, cau phải nhờ đến đàn ông.
Tại các sạp ngoài bán trầu, cau còn có các mặt hàng cho người ăn trầu như vôi, lá thuốc…
Bên cạnh cau tươi còn có cau khô.
Tuần nào tôi cũng ghé nơi đây để mua trầu, cau về ăn. Ngót nghét cũng hơn nửa đời người tôi đến đây rồi. Mỗi lần ghé tôi đều tự tay têm trầu cau và ăn ngay tại chỗ mà chỉ têm trầu Bà Điểm thôi vì nó có hương vị rất riêng”, ông Tuấn (62 tuổi, ngụ quận 8) chia sẻ.
Theo Danviet
Ngôi trường 20 tỷ đồng bỏ hoang gần chục năm ở TP HCM
Được đầu tư 20 tỷ đồng nhưng chỉ đi vào hoạt động vài năm thì trường tiểu học Phú Định (quận 6, TP HCM) đã bị bỏ hoang.
Trường tiểu học Trần Văn Kiểu (tên cũ là Phú Định) được đưa vào sử dụng tháng 9/2004, kinh phí xây dựng gần 20 tỷ đồng. Trường rộng 6.500 m2, gồm 3 dãy nhà hai lầu với khoảng 40 phòng học. Nhưng chỉ vài năm sau khánh thành, trường bị bỏ hoang đến nay.
Sau khi đưa vào sử dụng, công trình bắt đầu lún sụt, hư hỏng. Tháng 6/2009, vì các phòng học xuống cấp, hư hỏng quá nặng, có nguy cơ sụp đổ, ban giám hiệu trường tiểu học Phú Định đã di dời khẩn cấp bốn lớp sang học nhờ tại trường THCS Nguyễn Văn Luông cách đó 2 km.
Nền quanh các dãy nhà sụt lún gần một mét, làm phần đà kiềng móng sâu bên trong bị gãy vụn, nứt toác.
Hoang phế thấy rõ nhất khi khuôn viên trường bị cây cối và các loại rác phủ lấp um tùm, thời tiết mưa gió càng làm không gian nơi này thêm ẩm mốc.
Sàn các phòng học ở tầng trệt đều bị lún, lồi lõm khắp nơi, thấp hơn cả phần nền nhà, lộ kết cấu bêtông bên trong.
Dãy hành lang lõng bõng nước mưa, rác rưởi. Trên tường rêu phong bám đen kịt và bị vẽ bậy khắp nơi.
Rất nhiều cửa kính vỡ vụn, hư bản lề. Ở một số phòng bàn ghế vẫn còn vứt ngổn ngang, bụi phủ và mạng nhện giăng đầy.
Nhiều phòng học được gia cố bằng vôi vữa nhưng tình trạng lún nứt vẫn xảy ra. Rễ cây mọc xuyên qua được các vách tường nứt.
Khu nhà vệ sinh tan hoang, gạch vữa bong tróc, rác rưởi vương khắp nền nhà.
Ở tầng hai, có hẳn một phòng lab với nhiều máy tính bàn bỏ hoang, vứt chỏng chơ từ ngoài hành lang vào bên trong.
Những quyển sách vở, tủ học tập, đồ trang trí... là dấu tích còn sót lại của một trường tiểu học đã mục nát, bụi bám đầy.
Năm 2010, UBND quận 6 cũng đưa ra phương án khắc phục sự cố công trình với kinh phí dự kiến gần 6,5 tỷ đồng. Các đơn vị sai sót phải chịu trách nhiệm đóng góp sửa chữa theo tỷ lệ: Đơn vị thiết kế 25%, đơn vị thi công 45%, đơn vị giám sát 25% và Ban quản lý Đầu tư xây dựng 5%.
Tuy nhiên, đến nay, việc sửa chữa vẫn chưa được thực hiện trong khi trường ngày càng xuống cấp và sụt lún hơn.
Trao đổi với VnExpress, thầy Lưu Hồng Uyên (Trưởng phòng giáo dục quận 6) cho biết, đơn vị thi công vẫn đang theo dõi tình trạng lún, còn một đợt quan trắc nữa mới có thể kết luận xem có thể còn sửa chữa, đưa vào sử dụng được nữa không. "Hiện, những học sinh ở trường đang học tại trường tiểu học Phú Định, không còn phải học chung với trường cấp hai như trước nữa", ông Hồng cho biết.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Bí mật ít ai biết bên trong nhà hát lâu đời nhất Thủ đô Được xây dựng từ hơn 100 năm trước, Nhà hát Lớn Hà Nội được biết đến như một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam. Không chỉ với thiết kế kiến trúc độc đáo, Nhà hát Lớn hà Nội còn ẩn chứa nhiều bí mật mà ít người biết đến. Theo lịch sử, Nhà hát Lớn Hà Nội được xây dựng từ...