Cho ra bông “né” nhau, chôm chôm Bến Tre không lo thừa hàng dội chợ
Năm nay, đầu vụ giá chôm chôm khá cao, theo các thương lái giá chôm chôm cao hơn cùng kỳ năm ngoái, khoảng vài nghìn đồng/kg.
Thương lái đang thu mua chôm chôm tại vườn
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hân, một thương lái thu mua chôm chôm ở huyện Chợ Lách ( Bến Tre) đang thu mua chôm chôm tại các vườn của xã Bình Hòa Phước, cho biết: “Chôm chôm đầu vụ năm nay có giá khá cao. Hôm nay, tôi mua chôm chôm Java giá 20.000 đồng/kg, chôm chôm Thái giá 30.000 đồng/kg, giảm so đầu vụ từ khoảng 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì giá chôm chôm năm nay “nhỉnh hơn” năm ngoái khoảng 3.000-4.000 đồng/kg”.
Đang thu hoạch 500kg chôm chôm Thái, bán với giá 30.000 đồng/kg, ông Huỳnh Văn Dảnh (ông Sáu Dảnh, 70 tuổi) ở ấp Bình Hòa 2, (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) vui vẻ nói: “Năm nay, tiết trời thuận lợi tỷ lệ đậu trái khá. Ước sản lượng 6 công chôm chôm Thái nhà tôi cho thu hoạch hơn 10 tấn. Nếu từ đây đến Tết, giá ổn định từ 20.000 đồng/kg trở lên thì trừ chi phí cũng còn lời gần 200 triệu đồng”.
Còn trước đó vài ngày, ông Võ Thanh Trang, cùng ngụ ấp Bình Hòa 2, vừa mới thu hoạch xong 3 công chôm Java phấn khởi: “3 công Java nhà tôi năm nay hái hết được 10 tấn. Tôi hái lai rai mấy chuyến đầu được 30.000 đồng/kg, mấy chuyến cuối giảm còn 20.000-22.000 đồng. Năm nay, lợi nhuận được khoảng 60%”. Còn 2 công Java đang cho nụ lớn, khoảng 5 tuần nữa mới cho thu hoạch.
Ông Trang giải thích: “Những năm gần đây, để tránh thừa hàng dội chợ nên đa số bà con ở xã BÌnh Phước đều xử lý ra bông “né” nhau và cũng không đồng loạt trên mảnh vườn của mình, để lỡ rơi vào thời điểm rớt giá cũng còn có cái mà gỡ lại”.
Sản xuất chôm chôm xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global GAP nên giá bán của các thành viên HTX cao hơn bà con bán xô tiêu thụ nội địa từ 5.000-10.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nhân, Giám đốc HTX Chôm chôm Bình Hòa Phước thì cũng như bà con bên ngoài, 100% thành viên của HTX cũng đều sử dụng kỹ thuật canh tác nghịch vụ trên cây chôm chôm, ông Nhân cho biết: “HTX đang thu hút 42 thành viên tham gia sản xuất với diện tích 22,5 ha.
Hiện nay, thành viên trong HTX sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn Global GAP, xuất khẩu ra thị trường EU, Trung Quốc,… nên giá bán của các thành viên cũng cao hơn bà con bán xô tiêu thụ nội địa từ 5.000-10.000 đồng/kg tùy thời điểm. Ước doanh thu nay của tất cả thành viên của HTX khảng 12 tỷ đồng, lãi khoảng 8,5 tỷ đồng sau khi trừ các chi phí, bình quân mỗi ha thu nhập của thành viên đạt khoảng 370 triệu đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thành viên HTX phải tuân thủ quy trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu hết sức nghiêm ngặt, đảm bảo đúng tiêu chuẩn về dư lượng thuốc BVTV. Hiện HTX cũng đang tiến hành đăng ký mã code cho từng thành viên của HTX để làm thủ tục xuất hàng sang thị trường Hoa Kỳ”.
Theo kinh nghiệm làm vườn gần 50 năm của ông Sáu Dảnh thì vụ nghịch của hầu hết trái cây, trong đó có chôm chôm đều rơi vào dịp trước Tết Nguyên đán, còn vụ thuận thì thường rơi vào khoảng các tháng mùa hè. Bởi vì để trái cây ra hoa và đậu trái thì thời tiết phải thích hợp. Mùa xuân, tiết trời ấm áp cây ra tự nhiên, dễ đậu không cần phải xử lý.
Còn vụ nghịch mưa nhiều, thời tiết không thuận lợi cho ra hoa, đậu trái, nhà nông phải xử lý bằng các kỹ thuật như ngăn nước, đậy màng phủ nông nghiệp hay thuốc kích thích ra hoa. Vì kỹ thuật khó, lại phải phụ thuộc nhiều vào khâu nước, tiết trời nên tỷ lệ đậu trái mỗi năm mỗi khác nhau. Ít nhiều phụ thuộc vào kinh nghiệm xử lý của người trồng.
Để cây chôm chôm năm sau không bị mất sức cho năng suất tốt thì nhà nông sau khi thu hoạch thì phải tạo táng cây lại, tỉa bỏ lá già chứa mầm bệnh, tích cực theo dõi các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng để cây cho năng suất tốt.
Theo Minh Đảm (Nông nghiêp Viêt Nam)
Chạnh lòng thương hồ bôn ba ngày Tết
Quanh năm rong ruổi, dọc ngang sông nước mưu sinh, Tết đến giới thương hồ mong một cuộc đoàn viên cũng không trọn vẹn.
Sáng mùng 1 Tết, bến Bình Đông (Q.8, TP.HCM) - một chợ hoa quả Tết trên sông đặc trưng của thành phố vắng lặng. Một vài ghe bán hoa quả Tết cố nán lại đậu chơ vơ trên bến sông chờ khách.
Bến sông Bình Đông ngày 30 chen chúc ghe chở hàng Tết.
Ôm nợ vì "vỡ trận" chợ Tết...
Anh Ba Dũng (Nguyễn Sĩ Dũng) - một thương hồ quê Bến Tre, đứng bần thần nhìn chiếc ghe bầu còn đầy ắp những chậu tắc nặng trĩu quả. Chiếc ghe chở 500 gốc tắc này anh mang lên từ Chợ Lách (Bến Tre) từ ngày 25 Tết, nhưng tới chiều 30 Tết mới bán được 1/3 số lượng.
Cứ tưởng, việc anh cơi nới chiếc ghe bầu thành hai tầng để chở nhiều chậu tắc hơn sẽ mang lại mùa bội thu Tết thì với tình trạng bán buôn ế ẩm khiến chiếc ghe bầu trở thành thảm họa. Theo anh Dũng, chuyến hàng Tết này khiến anh lỗ gần 200 triệu đồng.
Chiếc ghe bầu đến chiều 30 vẫn còn đầy chậu tắc của anh Ba Dũng.
"Muốn có tắc bán Tết, tui phải mua ngay từ tháng 5 (âm lịch) khi cây mới vừa bung nụ. Chăm sóc, ấp ủ cây suốt 7 tháng, nhưng cuối cùng phải ôm nợ. Làm ăn phải có lúc thắng, thua, nhưng mất số tiền vài trăm triệu thật choáng váng với những thương hồ như chúng tui", anh bộc bạch.
Theo anh Ba Dũng, số tắc tồn này phải đem đi đổ bỏ trên đường trở về quê đón Tết.
Anh Nguyễn Sĩ Dũng (trái) đặt chậu tắc lên xe cho khách hàng.
Trong khi đó, tại một chợ trái cây Tết trên đường Hậu Giang (Q.6), một bãi dưa hấu hàng ngàn quả bị vứt ngổn ngang. Anh Lâm Văn Hy - một thương hồ ở Long An cho biết, Tết năm nay anh đưa 5 tấn dưa hấu Mỹ Lộc (Cần Giuộc, Long An) về thành phố phục vụ người dân ăn Tết. Tuy nhiên, tới tận chiều 30 Tết, số dưa hấu của anh vẫn còn 3 tấn không tiêu thụ được.
"Lát nữa tui phải trả lại mặt bằng cho chính quyền địa phương, số dưa này xem như đổ bỏ. Tết này tui lỗ mấy chục triệu đồng tiền dưa", anh Hy buồn thiu.
Các đoàn thể chính quyền đang thu dọn một bãi dưa hấu của anh Lâm Văn Hy trên đường Hậu Giang để trả lại mặt bằng cho người dân vui xuân.
Theo anh Hy, nhiều thương hồ để có được ghe hàng bán tết phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi. Những năm bán được không nói gì, có những mùa tết nhiều người phải về quê ăn tết cùng món nợ vì hàng không bán được như Tết năm nay.
Đón giao thừa trên sông
Chiều muộn, anh Ba Dũng thối chí cho lui ghe về quê đón Tết với tâm trạng rối bời bời. Tôi hỏi anh làm sao về kịp để sum họp gia đình đón Giao thừa? Ba Dũng cười buồn: "Tình cảnh như thế này tui quen rồi. Rất nhiều năm tui phải đón Giao thừa trên sông. Đời thương hồ là vậy".
Trong một góc chiếc ghe bầu, Ba Dũng đã đặt sẵn cái bàn thờ, cũng có chậu mai tết be bé đang nở rộ hoa, cặp bánh tét, quả dưa hấu "Tui cúng Giao thừa ngay trên sông", anh thổ lộ.
Không như Ba Dũng chỉ đưa nhân công theo phụ bán, anh Nguyễn Văn Minh (Tiền Giang) - một thương hồ có thâm niên gần 20 năm, đưa cả vợ con theo ghe. Thường ngày, anh chị chở hàng đi khắp các tỉnh miền Tây. Mỗi năm khi tết đến, anh cùng vợ con lại chở kiểng, hoa tết lên Sài Gòn bán.
Chị Thủy - vợ anh Minh tâm sự, năm nào cũng vậy, hai vợ chồng bán hết hàng rồi quày quả trở về nhà là đã trưa mùng 1 Tết. "Đêm giao thừa tui cũng mua một ít bánh trái, nhang đèn cúng trên ghe. Dù có nhà cửa hay không thì cũng phải có bàn thờ để thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Có năm ghe chết máy, phải neo lại chờ đến sáng sửa xong, hai vợ chồng về tới nhà đã sáng mùng 2 rồi. Ăn tết trên sông riết rồi cũng quen", chị cười giả lả.
Dù lênh đênh trên sông nước nhưng những thương hồ vẫn chu toàn việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết ngay trên ghe.
Anh Minh thuộc dạng "thương hồ nghèo", mỗi chuyến hàng bỏ vốn vài chục triệu đồng, mua những chậu kiểng bình dân chở về phố. Anh bộc bạch, mỗi năm có vài ngày Tết để kiếm tiền. "Mỗi chậu kiểng tôi bán lời khoảng 5.000 - 10.000 đồng, trừ hết chi phí mỗi chuyến hàng kéo dài nửa tháng, vợ chồng tui kiếm được chục triệu đồng trang trải những ngày Tết", anh chia sẻ.
Anh Minh dồn sức chống sào cho ghe lui không quên cất câu vọng cổ nghe não ruột"... Cuộc đời trôi theo con nước ròng, nước lớn. Kiếp thương hồ dọc ngang phiêu dạt, đón tết xa quê mà xao xuyến trong lòng...".
Theo Danviet
Tổng thư ký QH nói gì vụ ĐB Lưu Bình Nhưỡng gây 'dậy sóng'? Phóng viên đặt câu hỏi về tranh luận được cho là làm "dậy sóng" ngành công an giữa đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) và đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Sáng 20-11, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Trả lời câu hỏi về tranh luận giữa...