Chó quý tộc kiêu chảnh, phải mời mới chịu ăn
Cơm cùng thức ăn đã bày sẵn trước mặt nhưng chú chó không hề đoái hoài, đến chủ hạ giọng mời thì nó mới vui vẻ dậy ăn.
Bật nắp quan tài khu mộ cổ nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc: Hiếm có trong lịch sử
Từ khi tiến vào mộ cổ đến khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ đã lần lượt chứng kiến những điều kỳ lạ đến không tưởng!
NẤM ĐẤT KỲ LẠ
Năm 1973, khi một trang trại rừng ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đang phân chia ranh giới các ngọn núi thì người ta bất ngờ phát hiện thấy một nấm đất kỳ lạ tại núi Ấn Sơn. Ngọn núi lúc đó chỉ là một nơi cằn cỗi ít người qua lại. Nấm đất này ngay lập tức khiến mọi người nghe ngờ vì nó giống như một ngôi mộ.
Ngay sau đó, các nhân viên lâm trường đã báo cáo với ban bảo vệ di tích văn hóa ở Thiệu Hưng. Sau khi cử đội điều tra tiến hành khảo sát nhiều lần, các chuyên ra dự đoán đây rất có thể là lăng mộ quy mô lớn của quý tộc.
Đáng tiếc, do sự chậm trễ nên ngôi mộ đã bị mộ tặc ghé thăm. Năm 1996, Cục di tích văn hóa đã phát hiện ra 3 hang trộm mộ xuất hiện trên núi Ấn Sơn. Đánh giá theo độ sâu của những chiếc hang này có thể thấy đây là vụ trộm quy mô lớn chưa từng có.
Khi khảo sát địa hình, các chuyên gia đã nhanh chóng phát hiện ra một hiện tượng địa lý kỳ dị xung quanh Ấn Sơn: Dưới chân núi xuất hiện rãnh hình chữ "L" rộng và đều, dường như đã có từ lâu. So sánh với bản đồ và khảo sát địa hình họ nhận thấy xung quanh ngọn núi đều có rãnh này trừ góc tây bắc.
Theo cách lý giải của các chuyên gia khảo cổ học, 4 đường hào bao quanh các ngôi mộ cổ được gọi là "hoàng hào", là dấu hiệu dùng để chỉ ranh giới của nghĩa trang.
Lăng mộ có kích thước vô cùng lớn. Hình ảnh: QQ
LĂNG MỘ CỦA QUÝ TỘC HIẾM CÓ
Công việc khai quật tiếp tục trong 4 tháng. Sử sách có ghi chép lại rằng kích thước của ngôi mộ phụ thuộc vào quyền thế của chủ nhân. Theo đó kích thước càng lớn thì thân thế của người bên trong càng cao. Theo đánh giá, lăng mộ tại Ấn Sơn có quy mô của vua chúa.
Khi đất được làm sạch đến độ sâu 2 mét rưỡi, một công cụ bằng gỗ đột nhiên thu hút sự chú ý của mọi người. Công cụ này dài khoảng 1,8 mét, hình dáng tổng thể rất hoàn chỉnh. Nghiên cứu đã chứng minh rằng nó là một chiếc chày gỗ.
Khi tiếp tục đào sâu vào trong thì đoàn khảo cổ tìm thấy một lớp bùn nhớt màu xám xanh. Đây là chất liệu thường thấy ở lăng mộ cổ đại ở phía nam sông Dương Tử. Bùn là một loại đất sét có kết cấu rất mịn. Sau khi phơi khô, chúng trở nên rất chắc chắn, ngay cả không khí cũng không thể lọt qua.
Theo sử sách, Tào Tháo được coi là là ông tổ của nghề trộm mộ từ thời Tam Quốc (khoảng năm 190 - 280), nhưng ông không phải là kẻ trộm mộ sớm nhất. Khi phân tích những di vật còn sót lại, các chuyên gia khẳng định ngôi mộ đã bị đánh cắp lần đầu tiên vào cuối thời Chiến Quốc (năm 476 - 221 TCN).
Chiết Giang là khu vực có mưa quanh năm, khí hậu nóng ẩm từ hơn 2.500 năm trước. Chủ nhân của ngôi mộ đã lường trước điều này nên đã sử dụng tới ba lớp bảo vệ chống thấm gồm bùn, than củi và vỏ cây. Đây là lý do tại sao các chuyên gia không tìm thấy bất kỳ vũng nước đọng nào trong ngôi mộ.
Ngôi mộ được có kiến trúc kỳ lạ. Hình ảnh: QQ
NGÔI MỘ CÓ BẤT NGỜ CHỒNG CHẤT BẤT NGỜ
Sau 7 tháng liên tục khai quật, kết cấu của khu lăng mộ đã được phơi bày. Toàn bộ lăng mộ được chia thành ba gian và có hình dạng tam giác cân hiếm thấy. Đây là loại buồng mộ đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc.
Trong quá trình làm sạch ngôi mộ, các nhà khảo cổ cảm thấy càng ngày càng nguy cấp do công trình có dấu hiệu sớm bị sụp đổ. Để ngăn chặn, họ đã cẩn thận gia cố hai bên của lăng mộ bằng các giá đỡ.
Điều đặc biệt là mặc dù nơi đây đã bị những kẻ trộm mộ viếng thăm nhưng bên trong vẫn tìm thấy các mô hình ngôi nhà bằng đồng và nhiều đồ đồng tinh xảo khác. Sự việc kỳ lạ này khiến các nhà khảo cổ học hết sức khó hiểu.
Ở phía bắc của ngôi mộ, nhóm chuyên gia một lần nữa khám phá ra điều đáng kinh ngạc: Họ tìm thấy hai món đồ bằng ngọc bích được chạm khắc từ chất liệu ngọc bích đen và trắng. Cả hai đều có hình móc câu giống như đầu rồng.
Phát hiện đáng kinh ngạc nhất trong toàn bộ khu mộ lại là thanh kiếm bằng ngọc bích. Tuy nhiên khi được khai quật, thanh kiếm đã bị gãy thành năm đoạn.
Sau khi đưa chiếc quan tài ra khỏi lăng mộ, các chuyên gia hy vọng có thể tìm ra danh tính của chủ nhân bên trong từ đó có tư liệu để nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, k ết quả bên trong khiến toàn bộ giới khảo cổ học sửng sốt: Trong quan tài không có thi thể, chủ nhân ngôi mộ đã biến mất.
Theo những gì còn sót lại, các chuyên gia đánh giá đây có thể là lăng mộ đầu tiên của hệ thống lăng Việt Vương được chính thức được khai quật. Nó có quy mô lớn và hình dáng độc đáo, thể hiện đầy đủ các đặc điểm của lăng mộ trong giai đoạn này. Đây không chỉ là phát hiện lớn về khảo cổ học mà còn là một dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu văn hóa về lịch sử cổ đại Trung Quốc.
Lịch sử chiếc vòi xịt toilet từ thời quý tộc Pháp Chiếc vòi xịt vệ sinh (bidet) bên cạnh bồn cầu được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, trừ nước Mỹ. Những năm đầu tiên, giới quý tộc Pháp là tầng lớp đầu tiên dùng công cụ này.