Chợ quê trong lễ hội Tết rừng của người Mông ở Yên Bái
Chợ quê của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên ( Yên Bái) diễn ra tại khuôn viên Trụ sở xã Nà Hẩu vào dịp Lễ hội Tết rừng. Lễ hội Tết rừng xã Nà Hẩu được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.
Đây là dịp giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, góp phần quảng bá, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút du khách đến tham quan rừng sinh thái Nà Hẩu, khám phá sự kỳ thú của hang động, thác nước và thưởng thức các sản vật của người dân địa phương.
Chợ quê xã Nà Hẩu với nhiều sản vật phong phú do người Mông xã Nà Hầu tự nuôi trồng, sản xuất, thu hút đông đảo người dân bản địa và du khách tham dự Lễ hội Tết rừng đến tham quan, mua sắm.
Người đi chợ rất phấn khởi khi chọn mua được món đồ ưng ý.
Nhiều sản vật phong phú do người Mông xã Nà Hầu tự nuôi trồng, sản xuất được bày bán tại Chợ quê.
Theo baotintuc.vn
7 cung đường đẹp lộng lẫy nhưng đầy nguy hiểm ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước được sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú, bên cạnh nhiều danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận, nước ta còn có những cung đường đẹp ngất ngây.
Tuy nhiên, bên cạnh những vẻ đẹp khiến bao du khách mê mẩn thì song song với đó là những khúc cua liền nhau, hoặc những đoạn dốc thẳng đứng lại ẩn chứa nỗi nguy hiểm thường trực với du khách lưu thông trên những cung đường này. Sau đây là 7 cung đường đẹp nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất ở Việt Nam:
Video đang HOT
Đèo Mã Pì Lèng
Địa phận: Hà Giang
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo tại Việt Nam và có thể coi đây là cung đường khiến dân phượt mơ ước được một lần chinh phục.
Với độ dài khoảng 20 km nằm trên cung đường Hạnh Phúc, uốn quanh đỉnh núi Mã Pì Lèng cao 2000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn, được xây dựng trong suốt 6 năm (1959 -1965). Từ năm 2009, vùng núi Mã Pì Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan.
Mã Pì Lèng có nghĩa là "Sống mũi ngựa". Đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam, nó được ưa thích không chỉ bởi độ hiểm trở của những cung đường uốn lượn cuốn hút những người ưa khám phá, đam mê chinh phục và thích mạo hiểm mà còn bởi vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh quan nơi đây.
Đèo Pha Đin
Địa phận: Điện Biên - Sơn La
Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, nằm trên quốc lộ 6, giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là " trời và đất", hàm ý chỉ nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Địa thế đèo hiểm trở, gập ghềnh, độ dốc khoảng 10%, có nơi lên tới 15%, thậm chí là 19%. Khi lên và xuống dốc, tài xế xe tải phải đi qua 8 cung đường cua, ngoằn nghèo cực kỳ quy hiểm. Vô số các khúc cua tay áo, của chữ A, chữ Z, nhiều đoạn chỉ đủ cho một xe oto đi qua. Cộng thêm nền đất yếu dễ sạt lở, tầm nhìn hạn chế khi mây mù, đèo Pha Đin trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bác tài lái xe chở hàng qua đây.
Đèo Ô Quy Hồ
Địa phận: Lào Cai
Với chiều dài gần 50 km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỉ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc.
Tên gọi Ô Quy Hồ gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu đôi lứa không thành của một đôi trai gái. Đèo Ô Quy Hồ là địa điểm mà nhiều bạn trẻ ưa chinh phục ao ước được chân đến để ngắm nhìn toàn cảnh mây trời trắng xóa phủ kín con đèo hoặc băng tuyết khi nhiệt độ xuống dưới ngưỡng 0 độ C. Tuy nhiên, với địa hình cực hiểm trở: Một bên là vực sâu thăm thẳm, một bên là vách đá dựng cheo leo, Ô Quy Hồ thực sự là một thử thách với người cầm lái.
Đèo Khau Phạ
Địa phận: Yên Bái
Đèo Khau Phạ nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đèo ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km. Cái tên Khau Phạ có nghĩa là "Sừng Trời".
Khung cảnh mộng mơ với hình ảnh những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài miên man, những cánh rừng già đậm nét nguyên sơ vào mùa lúa chính (tháng 9, tháng 10) thu hút rất nhiều khách du lịch vượt qua những thách thức trên con đường này để thưởng ngoạn phong cảnh mà tạo hóa ban tặng.
Tuy nhiên, theo thời gian, con đường này hiện đã xuống cấp khá nhiều, dễ bị sạt lở, chưa kể những tảng đá trên cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy khi lưu thông trên cung đường này cần đặc biệt lưu ý.
Đèo Hải Vân
Địa phận: Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế
Đèo Hải Vân dài gần 20 km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng thuộc dãy Trường Sơn.
Đèo Hải Vân thu hút khách du lịch ở chỗ, du khách có thể ngắm nhìn Đèo Hải Vân ở hai phía Nam - Bắc của đèo nhưng lại tạo ra 2 bức tranh hoàn toàn khác nhau: nếu như ở phía Nam của đèo, TP Đà Nẵng tráng lệ, hiện đại hiện ra, nằm nép mình bên bờ biển xanh ngọc trên biển đông thì ở phía Bắc của đèo, thuộc địa phần Thừa Thiên Huế, đầm Lập An và làng chài Lăng Cô lại xuất hiện với bức tranh bình yên đến nao lòng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại cung đường này cũng được xếp vào hạng nguy hiểm bậc nhất vì dễ bị sạt lở, sụt lún và nhiều đoạn khúc cua tay áo khuất tầm nhìn.
Đèo Ngoạn Mục
Địa phận: Ninh Thuận
Đèo Ngoạn Mục hay còn được gọi là Đèo Sông Pha nối liền hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng còn được gọi với cái tên khác là đèo Sông Pha - một trong những đèo đẹp nhất Việt Nam. Đèo có độ dốc 9 độ với 4 khúc cua gấp, ngoằn nghèo.
Và chính cái tên - Ngoạn Mục cũng đã phần nào nói lên được sự hấp dẫn của nó, nhưng cũng đồng thời phản ánh được sự nguy hiểm thường trực trên cung đường đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.
Đèo Cả
Địa phận: Phú Yên - Khánh Hòa
Đèo Cả dài 12km, nằm trên quốc lộ 1A tiếp giáp với biển, là địa danh nối liền hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa. Là một trong những đèo có địa hình hiểm trở bậc nhất miền Trung thế nhưng với may mắn được "sở hữu" vẻ đẹp như một bức tranh thủy mặc khổng lồ in bóng dưới làn nước biển trong vắt, đèo Cả đã thu hút được rất nhiều du khách, đặc biệt là các "phượt thủ" với đam mê chinh phục và khám phá.
Theo thống kê đèo có 98 vòng cua, trong đó có 10 vòng cua đặc biệt nguy hiểm, khúc cua gấp khúc nhất ở Đá Đen. Một bên đèo là vách núi dựng đứng, bên kia là nước sâu thăm thẳm. Có nhiều miếu lập dọc đường, gắn liền với những vụ tai nạn và những câu chuyện truyền miệng ma mị.
Nếu các bạn đam mê đi phượt và khám phá các cung đường thì có thể tham khảo các đoạn đèo này nhé, tuy các đoạn đường này thể hiện sự hùng vĩ của non nước Việt Nam nhưng chúng cũng rình rập rất nhiều nguy hiểm, nên hãy chắc chắn rằng các thiết bị bảo hộ của bạn an toàn và hãy cẩn thận hết sức có thể nhé.
Theo talkbeauty
Tha hồ "sống ảo" tại lễ hội ánh sáng lần đầu tổ chức tại Yên Bái Những ngày qua, sự kiện trình diễn ánh sáng nghệ thuật tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái thu hút đông đảo người dân, đặc biệt là các bạn trẻ đến chơi và "sống ảo" bởi lần đầu, một lễ hội ánh sáng được tổ chức và trình diễn tại đây. Ngoài việc chiêm ngưỡng trình diễn ánh sáng...