Chợ “phu gạch” trẻ em
Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi có mặt tại những bãi đúc sò xây dựng (gạch táp lô ximăng) dọc ven quốc lộ 1A đoạn chạy qua các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Văn, Quỳnh Xuân (thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Không khó khăn gì để chúng tôi bắt gặp hình ảnh những em học sinh còn rất nhỏ tuổi cùng với người lớn bốc sò (gạch ximăng) lên xe ôtô.
Qua tìm hiểu, được biết các em đến đây kiếm tiền đều là những học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Phần lớn các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải sớm bươn chải.
Em Nguyễn Thị Thơ, đang học lớp 9, ở xóm 12 Quỳnh Văn vì nhà nghèo, đông anh em nên không chỉ riêng kỳ nghỉ hè mà ngoài giờ học trên lớp, Thơ thường cùng các bạn trong xóm đi bốc sò thuê kiếm thêm tiền về mua sách vở. Công việc bốc gạch với người lớn đã nặng nhọc, với các em nhỏ khi mới vào nghề lại càng khó khăn, vất vả thêm bội phần.
“Những ngày đầu mệt và về đau lưng lắm nhưng giờ cháu quen rồi. Cứ đến hè hay những ngày được nghỉ chúng cháu thường rủ nhau ra đây kiếm tiền. Công việc thất thường nên có xe vào bãi sò lúc mô là chúng cháu bốc lúc đó.
Sau 2 tiếng lao động 13 người (hơn một nửa là trẻ con) chỉ kiếm được 180 nghìn đồng
Có khi đã 12 hay 1 giờ trưa, bụng đói nhưng cháu cũng làm, mần răng kiếm được thêm đồng nào phụ giúp bố mẹ là chúng cháu vui rồi” – em Hồ Thị Lý, nhỏ tuổi nhất trong số những người đang bốc sò tại một bãi sò ở xóm 9, Quỳnh Thạch, cho biết.
Video đang HOT
Cứ cuối tuần, các em thường dậy từ sớm, ăn qua quýt một bát cơm nguội (thậm chí là nhịn ăn sáng) để đến bãi sò chờ xe vào là lao đến chờ người ta thuê. Một ngày những phu sò trẻ em ở đây nhiều nhất cũng chỉ kiếm được 20 nghìn đồng nhưng có ngày chờ cả buổi mà không có xe cũng chẳng được đồng nào. Ngồi từ sáng đến non trưa, trời mỗi lúc một nắng mà không có chủ xe nào đến thuê, một toán phụ nữ cùng với hai em nhỏ ở xóm 12, xã Quỳnh Văn đành ra về.
Thời gian trước, khi việc quản lý lao động tại các bãi đá còn lơi lỏng, không ít trẻ em trong độ tuổi này thường đến những nơi khai thác đá ở các lèn Trụ Hải, Trụ Quân thuộc xã Quỳnh Văn, để bốc đá kiếm tiền. Vừa qua, do nhiều vụ sập mỏ đá thương tâm xảy ra nên các chủ mỏ đá đã nghiêm cấm trẻ em chưa đủ 18 tuổi và phụ nữ trên 45 làm việc tại các mỏ đá. Chúng tôi thấy các em nhỏ bốc sò thuê ở đây đều không hề được trang bị bất cứ một trang thiết bị bảo hộ lao động nào. Vì vậy, việc bị những viên sò rơi trúng chân, sứt tay chảy máu không phải là chuyện hiếm gặp. Những đôi bàn tay trầy xước, chai sạn vì bốc sò thuê.
Một em gái đang kiểm tra lại những đồng tiền ít ỏi sau 2 giờ lao động
“Người dân ở đây khổ vậy đó chú à, cũng vì miếng cơm manh áo mà phải làm lụng vất vả vậy thôi. Nhìn các cháu làm việc mệt nhọc vậy, tui cũng thương lắm nhưng không thuê chúng nó và mấy bà, mấy chị ở đây thì ai bốc sò lên xe cho họ chở đi”, một chủ bãi đúc sò xây dựng ở xóm 13, Quỳnh Văn phân trần.
Tuyến đường từ quốc lộ 1A lên các bãi đá thuộc vùng giáp ranh giữa hai xã Quỳnh Văn và Quỳnh Tân (đoạn qua xóm 12, 13 xã Quỳnh Văn) thời gian gần đây cùng với sự mở rộng quy mô khai thác các bãi đá, nhu cầu xây dựng các công trình, nhà cửa tăng là những bãi đúc sò cũng dần mọc lên với số lượng ngày một nhiều.
Dưới cái nắng gay gắt, một toán phụ nữ, người già và các em gái mồ hôi nhễ nhại đang tất tả bốc sò lên xe ôtô. Sau hai tiếng làm việc cật lực, 13 người (trong đó có hơn nửa là trẻ em) được chủ xe ôtô trả 150 nghìn đồng. Sau khi chia nhau số tiền ít ỏi, toán người này cùng với những em nhỏ lại tụ tập thành từng tốp để chờ đợi chuyến xe ôtô khác vào thuê bốc gạch.
Theo 24h
Sinh viên KTX ĐH Sư phạm bị... "khóa chân"
Nhiều sinh viên được xét duyệt lưu trú tại Ký túc xá (KTX) Đại học Sư phạm Hà Nội đang "khóc dở, mếu dở" vì lệnh "bế quan tỏa cảng" đường đi, lối lại nơi đây...
Sau khi chính thức đón tân sinh viên cho năm học mới (2012-2013), Ban Quản lý KTX Đại học Sư phạm Hà Nội bất ngờ ngăn nửa KTX làm hai bãi trông giữ xe riêng biệt rồi tiện tay khóa luôn cổng lối đi lại KTX ra đường Trần Quốc Hoàn (lối đi phía Tây nhà A8 ra nhà xe A9 của sinh viên trong KTX).
Chủ trương khóa cổng hay "khóa chân" sinh viên?
Việc làm này vô hình chung đã "khóa chân" sinh viên đang ở tại tòa nhà A8 và A9 (KTX Đại học Sư phạm Hà Nội), nếu muốn đi ra đường Trần Quốc Hoàn phải đi vòng vèo rất xa, gây khó cho sinh viên đi học thêm, làm thêm về muộn.
Việc ngăn đôi khu vực KTX này còn ngăn luôn việc sinh hoạt văn hóa văn nghệ tinh thần tại Câu lạc bộ tầng 2 nhà A10 của sinh viên nội trú, nơi được coi là không gian giao lưu, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của sinh viên.
Để thể hiện thái độ quyết tâm "khóa chân" sinh viên, mới đây Ban quản lý KTX Đại học Sư phạm Hà Nội đã chính thức có thông báo về việc đóng cổng lối đi này. Theo đó, kể từ 16h30 ngày 7/9/2012, KTX sẽ khóa cổng phía Tây nhà A8 và chỉ mở khi có việc... "quan trọng".
KTX Đại học Sư phạm Hà Nội hay... "chợ cóc"?
Trao đổi với PV, ông Trần Công Thanh, trưởng Ban quản lý KTX Đại học Sư phạm Hà Nội thừa nhận việc khóa cổng rất bất cập đối với hoạt động của sinh viên đang lưu trú trong KTX, nhất là những sinh viên phải về muộn vì đi làm thêm.
Tuy nhiên, theo ông Thanh: "Đây là chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường nên muốn hay không Ban quản lý KTX cũng phải thực hiện".
"Lúc đầu thực hiện, thấy bất cập Ban quản lý KTX cũng đưa ra phương án đóng, mở cổng linh động hơn. Nhưng sau đó đích thân hiệu trưởng xuống kiểm tra, không đồng ý và chỉ đạo khóa cổng 24/24" - ông Thanh cho hay.
Sau hành động trên của Ban quản lý KTX Đại học Sư phạm Hà Nội, nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhờ làm thêm để duy trì cuộc sống và học tập đang bày tỏ lo lắng cho tương lai của mình.
Theo TTVN
"Núp bóng" làm thêm, bán thân xác Nếu có gương mặt điển trai, ăn hình, thì Promotion Boy (một nghề tương tự như PG) hoàn toàn thích hợp. Có điều, các nam sinh lại vin vào nghề nghiệp làm thêm như một cách tiếp cận những đại gia thừa tiền nhưng khát tình. Dạo quanh các trường đại học, những tờ rơi tuyển bảo vệ, vệ sĩ nhiều nhan nhản....