Cho phép phá dỡ, xây mới biệt thự cổ trăm tỷ ở trung tâm Sài Gòn
Đánh giá căn biệt thự cổ trên đường Lý Tự Trọng (quận 1, TPHCM) có hình thức kiến trúc đơn giản, không còn giá trị và bị đập phá toàn bộ nên TP cho phép chủ nhà xây mới công trình theo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu trung tâm hiện hữu 930ha, với chiều cao tối đa 70m.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa vừa chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng về hướng giải quyết 2 căn biệt thự cổ tại số 12 Lý Tự Trọng (quận 1) và số 237 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh).
Ngôi biệt thự tại 237 Nơ Trang Long bị phá dỡ và TP yêu cầu phục dựng lại nguyên trạng (ảnh H.G)
Trong đó, theo ghi nhận thì biệt thự cổ trên đường Lý Tự Trọng bị tháo dỡ gần như hoàn toàn, chỉ còn 2 mảng tường cửa chính. Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc (thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc) đánh giá biệt thự này không còn giá trị. Do đó, Sở Xây dựng sẽ xử lý theo hướng đồng ý cho chủ sở hữu xây mới công trình theo đúng quy định.
Về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, căn cứ đồ án và quy chế xây dựng khu trung tâm hiện hữu 930ha được TP phê duyệt, vị trí đất tại số 12 Lý Tự Trọng được xây dựng với mật độ 65-70%, chiều cao công trình tối đa là 70m.
Trước đó, căn biệt thự được bán cho một chủ mới với giá hơn 200 tỷ đồng. Sau khi mua lại, người này xin phép chính quyền địa phương tháo dỡ mái ngói, chống dột, thay đổi dầm sàn mục nát, làm lại điện nước, lát gạch… Tuy nhiên, căn biệt thự bị đập gần như toàn bộ nên đã bị đình chỉ thi công.
Đối với căn biệt thự cổ gần 100 tuổi (xây dựng năm 1920) ở địa chỉ 237 Nơ Trang Long, chính quyền TPHCM đồng ý phương án sữa chửa, cải tạo nhằm giữ nguyên hình dáng kiến trúc vì đây là công trình có kiến trúc đặc trưng tiêu biểu cần được bảo tồn.
Theo Sở Xây dựng, phần nhà phụ phía sau của căn biệt thự đã bị tháo dỡ hoàn toàn. Mái ngói của nhà chính bị tháo dỡ toàn bộ; một phần xà gồ, kèo đã được dỡ xuống; các tường ngăn chia vẫn còn, cột vẫn còn; tường rào, cửa sắt còn nguyên trạng. Sở xử lý theo hướng đề nghị chủ nhà cải tạo, phục dựng nguyên trạng ban đầu.
Video đang HOT
Trước đó, vào cuối tháng 6, căn biêt thự cô tọa lạc số 237 đường Nơ Trang Long bị đâp bỏ… Ngay sau đó, chính quyền quận Bình Thạnh đã đình chỉ việc tháo dỡ. Cuối năm 2015, căn biệt thự này từng được rao bán giá 35 tỷ đồng.
Theo thống kê, TPHCM từng có đến 1.300 căn biệt thự cổ (xây trước năm 1975), tập trung nhiều nhất ở quận 1 và 3, trên các đường Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đỉnh Chi…
Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc thì có đến gần một nửa số biệt thự đã “biến mất”. Điển hình như đường Nguyễn Đình Chiểu từng có 53 biệt thự, nay chỉ còn 24, đường Hai Bà Trưng có 40 biệt thự thì nay chỉ còn 20 căn…
Quốc Anh
Theo Dantri
Biệt thự cổ 700 tỷ đồng, ba mặt tiền ở trung tâm Sài Gòn
Xây từ thời Pháp, biệt thự rộng hàng nghìn mét vuông có 3 mặt tiền ở trung tâm TP HCM của hai cụ bà vừa được bán hơn 700 tỷ đồng.
Căn biệt thự cổ tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn với ba mặt đường ở quận 3 gồm Bà Huyện Thanh Quan, Võ Văn Tần và Nguyễn Thị Diệu. Theo tài liệu, hơn trăm năm trước, biệt thự được xây dựng bởi đại gia Sài Gòn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện, nó được bán cho một đại phú hộ rồi có tên "Biệt thự Phương Nam". Sau này phú hộ tặng căn nhà cho con gái làm của hồi môn.
Sau khi lấy chồng, cô gái sinh được 7 người con. Theo quyền thừa kế, biệt thự này thuộc quyền sở hữu của cả 7 người, trong đó hai người đứng tên trên giấy tờ là cụ bà Đặng Kim Chi (77 tuổi) và Nguyễn Kim Sa Dang (81 tuổi).
Biệt thự có kiến trúc độc đáo, cổng vòm, bao lơn, trụ, cửa sổ, cửa chính đều được chế tác tỉ mỉ và được đánh giá là tinh xảo. Phần mái được lợp bằng ngói đỏ, qua thời gian đã nhuốm màu rêu phong càng làm ngôi biệt thự thêm cổ kính.
Căn biệt thự cao 2 tầng, tọa lạc trên khu đất rộng 2.820 m2, thuộc loại nhà ở cấp 2-3, tường gạch, mái ngói. Trải qua hơn 100 tuổi nhưng từng cánh cửa, bản lề, cột nhà vẫn còn nguyên vẹn.
Kiến trúc của căn nhà được thiết kế theo phong cách biệt thự Pháp cổ. Vật liệu xây dựng được chuyển từ Pháp sang sau đó được hàng chục nhân công xây hơn một năm mới hoàn thành. Các chuyên gia đánh giá, biệt thự này có thể sánh ngang Nhà hát thành phố, TAND TP, Bảo tàng Mỹ thuật... về kiến trúc lẫn giá trị lịch sử của nó. Trước đây, trong thời gian bất động sản lên cơn "sốt", ngôi nhà này được rao bán với giá 47 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng).
Biệt thự cổ được niêm phong sau khi chủ cũ rời đi, hiện có đội bảo vệ 4-5 người canh giữ. Chủ nhân mới của căn biệt thự là Công ty cổ phần Minerva có trụ sở tại TP HCM. Đơn vị này đã bỏ 35 triệu đôla (hơn 700 tỷ đồng) mua lại căn nhà.
Nhiều đồ đạc trong khuôn viên biệt thự đã được chủ cũ di dời. Trước sân hiện còn vài gốc cây chờ di dời.
Cổng biệt thự trên đường Võ Văn Tần bị người bán hàng rong tận dụng làm nơi bán đồ ăn, thức uống. Trước đây, khuôn viên căn biệt được cho thuê một phần mặt trước để mở quán nhậu, bãi giữ xe. Một số đoàn phim từng mượn căn biệt thự để làm bối cảnh trong phim.
Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, căn biệt thự là khu đất vàng ở TP HCM. Nếu đơn vị mua lại đập bỏ xây trung tâm thương mại sẽ thu lợi nhuận khủng.
Một lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM cho biết, căn biệt thự nằm trong danh mục kiểm kê các biệt thự cổ cần bảo tồn của thành phố nên chắc chắn sẽ không có chuyện đập bỏ để xây trung tâm thương mại.
"Các giao dịch, chuyển nhượng là quyền của chủ sở hữu nhưng nếu thay đổi thiết kế, kết cấu thì phải xin phép và được sự đồng ý của UBND TP HCM", ông này nói.
Sơn Hòa
Theo VNE
Biệt thự cổ 200 tỷ đồng ở trung tâm Sài Gòn được phép đập bỏ Căn biệt thự trên đường Lý Tự Trọng (quận 1) được đánh giá không còn giá trị, bị đập phá gần như toàn bộ nên thành phố cho phép xây mới với chiều cao tối đa 70 m. Biệt thự cổ số 12 Lý Tự Trọng được cho xây mới. Ảnh: NLĐ Phó chủ tịch UBND TP HCM - Lê Văn Khoa -...