Cho phép nhập khẩu lại chất tạo nạc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa cho phép nhập khẩu lại salbutamol sau gần 9 tháng tạm dừng do hoạt chất này bị lạm dụng trong chăn nuôi.
Cụ thể, trong thời gian qua Cục Quản lý Dược đã tăng cường công tác, chấn chỉnh, kiểm soát hoạt động kinh doanh nguyên liệu salbutamol. Cục đánh giá “hiện nay các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện, cơ bản đáp ứng các quy định về sản xuất, kinh doanh” chất này.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, căn cứ nhu cầu nguyên liệu salbutamol trong nước, từ ngày 10/8 Cục tiếp tục cho phép nhập khẩu với số lượng phù hợp nhu cầu để sản xuất thuốc.
Salbutamol có thể được sử dụng sai mục đích. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, việc nhập khẩu trở lại salbutamol ( chất tạo nạc) để phục vụ y tế là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ , lượng chất này sẽ bị tuồn ra thị trường và dẫn đến rất nhiều tai họa khôn lường, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi.
Video đang HOT
Gần đây nhất là vụ việc, Công ty TNHH hóa dược phương Đông (địa chỉ đăng ký kinh doanh: số 7 ngõ 39/1 Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) bị lực lượng chắc năng phát hiện nhập khống hơn 2 tạ Salbutamol tuồn ra thị trường.
Mập mờ khâu quản lý
Trước đó, tháng 10/2015, Bộ trưởng Nông nghiệp khi ấy là ông Cao Đức Phát cho biết, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015 có tới 68 tấn Salbutamol – chất tạo nạc bị cấm trong chăn nuôi, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Phát, con số 68 tấn là quá nhiều vì thực tế số lượng chất này được dùng trong y tế là rất ít. Bộ trưởng Phát đặt nghi vấn các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập lậu chất này và bán ra thị trường một cách bất chính cho người chăn nuôi sử dụng trộn vào thức ăn để vật nuôi siêu nạc, mau lớn.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, 9 tháng đầu năm 2015 mới chỉ cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol và chỉ những công ty có số đăng ký các sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập, và nhà máy đạt GMP mới được sản xuất..
Việc nhập khẩu Salbutamol được căn cứ trên nhu cầu thực tế. Do đó, không có chuyện Bộ Y tế cho phép nhập khẩu đến 68 tấn Salbutamol như thông tin đã đưa. Ngày 20/11/2015, Cục Quản lý Dược đã tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu salbutamol và clenbutarol (một loại chất tạo nạc khác).
Tới ngày 25/3, Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng giải trình về vụ việc này. Bộ Y tế khẳng định, những số liệu trên là chưa chính xác. Sô liêu cu thê được Bộ Y tế đưa ra như sau: năm 2015 các doanh nghiệp dươc nhập về Việt Nam 5.215kg chất Salbutamol, năm 2014 là 3.876kg.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng phủ nhận khẳng định của Bộ NN&PTNT cho rằng chỉ có khoảng 3 tấn sản phẩm đang được lưu giữ trong kho của hơn 20 doanh nghiệp sản xuất dược, trên 6 tấn đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng chưa đưa ra con số thực sự dùng đúng mục đích là bao nhiêu.
Theo_Báo Đất Việt
Cấm tất cả các xe lưu thông trên đèo Prenn từ 19 giờ đến 5 giờ sáng
Đây là phương án phân luồng giao thông vừa được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận với mục đích đảm bảo giao thông trên đoạn tuyến đèo Prenn, quốc lộ 20 sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại đây.
Giao thông khu vực đèo - nơi xảy ra tai nạn, được phân luồng để đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet
Thời gian cấm tất cả các xe lưu thông trên đèo Prenn từ 19 giờ đến 5 giờ sáng thì các phương tiện sẽ được di chuyển theo hướng đèo Mimosa. Cũng theo phương án phân luồng, thời gian từ 5 giờ đến 19 giờ, các phương tiện xe được lưu thông theo tổ chức giao thông hiện tại (đèo Prenn Quốc lộ 20 được lưu thông 2 chiều).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng giao Cục Quản lý đường bộ 4 chỉ đạo Chi cục Quản lý đường bộ 4.1, Công ty TNHH BOT & BT Quốc lộ 20 tổ chức cắm các biển báo phân luồng giao thông theo quy định để đảm bảo an toàn giao thông; đồng thời, phối hợp với Công ty TNHH BOT & BT Quốc lộ 20, Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và tham gia giao thông được thuận lợi, an toàn.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được Công văn số 1819/CQLĐBIV-ATGT ngày 22/6/2016 của Cục Quản lý đường bộ 4 về việc "báo cáo thực hiện phân luồng giao thông trên đoạn đèo Prenn Quốc lộ 20 và đèo Mimosa tỉnh Lâm Đồng".
Theo Hữu Oanh
Thanh Tra
Theo_Giáo dục thời đại
Xác minh thông tin nhân viên BV Bạch Mai 'nấu cháo' điện thoại Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu BV Bạch Mai khẩn trương xác minh thông tin nữ nhân viên của bệnh viện "nấu cháo" điện thoại trong giờ hành chính và có thái độ khiếm nhã với bệnh nhân. Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê vừa có công văn khẩn gửi BV Bạch Mai, yêu cầu xác...