Cho phép người vi phạm GT nộp phạt thẳng cho CSGT
Người vi phạm an toàn giao thông có thể nộp phạt trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt, tránh việc phải đi lại nhiều lần mới nộp được tiền và nhận lại giấy phép lái xe.
Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo lần 1 thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 – quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 – để lấy ý kiến người dân.
Tránh phiền hà
Điểm đáng chú ý trong dự thảo là việc cho phép tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại chương 3 của Thông tư 153/2013 do Bộ Tài chính ban hành – quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
Một thành viên ban soạn thảo cho biết việc yêu cầu bắt buộc nộp phạt qua Kho bạc Nhà nước thời gian qua có một số bất cập. Vì người vi phạm không được nộp phạt tại chỗ nên CSGT chỉ được lập biên bản, tạm giữ giấy tờ và chờ họ nộp tại kho bạc rồi mới giải quyết các thủ tục liên quan.
Sau khi nộp phạt 5-7 ngày, người vi phạm mới tới trụ sở đội CSGT hoặc cơ quan ra quyết định xử phạt để lấy lịch hẹn trả giấy tờ, nhiều khi tới nhưng không gặp “cán bộ”. Điều này tác động không nhỏ tới tâm lý của nhiều người điều khiển phương tiện nên khi bị CSGT yêu cầu dừng xe, họ đã bỏ trốn hoặc chống đối. Hơn nữa, quy định về việc không cho nộp phạt tiền trực tiếp còn tạo điều kiện cho người thi hành công vụ nhũng nhiễu.
Việc cho phép nộp phạt trực tiếp nếu không kiểm soát chặt chẽ thì dễ phát sinh tiêu cực
Video đang HOT
Theo một lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt Công an TP Hà Nội, việc cho phép người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho người ra quyết định thông qua hóa đơn, biên lai là hợp lý. Thực tế, nhiều trường hợp vi phạm phải giữ giấy tờ, lưu xe kho bãi thì sau một thời gian, số tiền người vi phạm phải trả cho việc trông giữ xe quá lớn nên họ bỏ phương tiện luôn.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia giao thông, việc cho phép nộp phạt trực tiếp dù tránh phiền hà cho người vi phạm nhưng nếu không kiểm soát, giám sát chặt chẽ thì dễ phát sinh tiêu cực trong lực lượng thực thi công vụ.
Hạn chế tạm giữ xe
Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông Bộ Giao thông Vận tải (cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo), quy định mới hạn chế tạm giữ phương tiện và thời gian giữ xe và nằm trong mục đích hạn chế sự phiền hà, không gây áp lực lên các cơ sở trông giữ phương tiện.
Dự thảo hướng dẫn việc tạm giữ phương tiện chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết và thời hạn tạm giữ là 7 ngày, có thể kéo dài khi vụ việc phức tạp, cần xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
Chủ sở hữu phương tiện vi phạm phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng điều khiển phương tiện. Chủ ô tô vi phạm nếu không biết người điều khiển thì cơ quan chức năng khi có đủ căn cứ sẽ lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện về hành vi: “Sử dụng lái xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng ô tô mà không có hợp đồng lao động theo quy định”.
Dự thảo quy định trường hợp quá 10 ngày (kể từ khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính) mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chưa nộp tiền phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của nhà nước và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp phạt).
Theo Thế Kha (Người Lao Động)
Phạt vi phạm hành chính qua lương
Người vi phạm hành chính bị phạt tiền nhưng quá hạn vẫn không nộp sẽ bị cấn trừ thu nhập, tiền lương, tài khoản ngân hàng, thậm chí kê biên tài sản.
Bộ Công an đang xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 166/2013 của Chính phủ - quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực từ ngày 28/12/2013.
Cưỡng chế trừ lương
Theo Nghị định 166, các cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính bị xử lý nhưng đã quá thời hạn chấp hành theo quyết định xử phạt mà không tự nguyện thực hiện sẽ bị cưỡng chế.
Đối tượng bị cưỡng chế là những người đang làm việc, được hưởng tiền lương, thu nhập tại một cơ quan, đơn vị hoặc đang được hưởng BHXH. Người ra quyết định cưỡng chế được áp dụng các biện pháp sau: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Việc khấu trừ lương và một phần thu nhập có thể tiến hành nhiều lần. Tỉ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, BHXH được hưởng và không quá 50% đối với khoản thu nhập khác.
Nghị định 166 cũng nêu rõ nếu các cá nhân, tổ chức quản lý tiền lương của người vi phạm hành chính không thực hiện cấn trừ thì tổ chức tín dụng sẽ thông báo và tự động trích chuyển, không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Cán bộ, công chức vi phạm luật giao thông nhưng không nộp phạt theo quy định sẽ bị trừ lương Ảnh: Đỗ Du
Chưa có cán bộ, công chức bị khấu trừ
Chiều 17/1, đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế Bộ Công an, cho biết Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội Bộ Công an đang xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 166.
Ông Quân khẳng định những quy định này đã áp dụng từ khá lâu nhưng gần như không ghi nhận các trường hợp cán bộ, công chức thuộc diện vi phạm hành chính bị cấn trừ lương và thu nhập ở cơ quan.
"Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng thuộc diện bị cấn trừ nếu người vi phạm cố tình không tới cơ quan có thẩm quyền nộp phạt. Hầu hết người vi phạm hành chính đều chủ động tới nộp phạt nên quy định này ra đời để bảo đảm việc thực thi hiệu quả thôi" - ông Quân giải thích.
Theo ông Quân, việc cưỡng chế, cấn trừ vào lương, thu nhập không hề vi phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, thu nhập.
Cưỡng chế tài sản bán đấu giá Nghị định 166 còn quy định đối với những cá nhân không được hưởng lương, thu nhập hoặc BHXH tại một cơ quan, đơn vị công tác hay không có tài khoản (số tiền gửi tại tài khoản không đủ) thì sẽ bị xem xét biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
Theo Thế Kha
Phạt tiền 2 thanh niên quấy rối cảnh sát 113 Huy và Tấn dùng điện thoại gọi đến Trung tâm cảnh sát 113 để chọc ghẹo và có những lời nói lăng mạ, xúc phạm tới lực lượng này. Ngày 7/1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Tây Ninh xử phạt hành chính 2,5 triệu đồng với Trần Thanh Huy (33 tuổi, ở huyện...