Cho phép kéo dài thời gian làm việc với TS, GS là hợp lý, tốt cho cả hai bên
Nhiều người thầy giàu kinh nghiệm có nguyện vọng được cống hiến, trong khi trường đại học có nhu cầu thì việc kéo dài thời gian làm việc của giảng viên là hợp lý.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó, dự thảo đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu nhận được sự quan tâm khá nhiều của đội ngũ giảng viên.
Dự thảo nêu rõ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
Thời gian kéo dài đối với những giảng viên thuộc đối tượng quy định trên do cơ sở giáo dục đại học quyết định căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu. (Ảnh: NEU)
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về nội dung trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong điều kiện nước nhà đang thiếu nguồn giảng viên chất lượng cao, công tác đào tạo đội ngũ giảng viên trẻ chưa kịp đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ sở giáo dục đại học thì việc tạo điều kiện kéo dài cho các giảng viên tiếp tục công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học là điều hợp lý.
Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực đặc biệt, nghề giáo khác với những lao động ở các ngành nghề khác, người thầy càng lớn tuổi thì kinh nghiệm tích lũy càng nhiều, có trình độ cao, nhiều người rất tha thiết với nguyện vọng tiếp tục công tác, thực hiện hoạt động chuyên môn của mình.
“Trên thực tế, có nhiều thầy cô vì lý do sức khỏe không đảm bảo, và không thể tiếp tục công việc. Dự thảo này nêu rõ, việc kéo dài thời gian làm việc với giảng viên là do bản thân có có tinh thần tự nguyện, nghĩa là người thầy muốn được tiếp tục đóng góp công sức cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Video đang HOT
Với nhiều thầy cô, thu nhập không phải là yếu tố quan trọng, mà chính vì cái tâm của họ, xuất phát từ tình yêu thương học trò, đam mê nghiên cứu và một lòng muốn cống hiến cho ngành giáo dục. Sẽ thật tốt nếu họ được tiếp tục công việc dù đã đủ tuổi nghỉ hưu.
Ở nhiều nước trên thế giới, giáo sư có thể làm việc và cống hiến trọn đời ở trường đại học. Có người đoạt giải Nobel đã 90 tuổi vẫn giảng dạy, làm việc ở các trường đại học. Quy định này là hướng mở cần thiết để các trường đảm bảo đội ngũ giảng viên cho trường mình”, thầy Dũng chia sẻ.
Cũng theo Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng, có một số luồng ý kiến cho rằng, đội ngũ giảng viên cao tuổi có thể chậm hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và họ muốn tận dụng đội ngũ trẻ năng động.
Tuy nhiên đánh giá một cách công bằng, khách quan, đây là đội ngũ giàu kinh nghiệm, và là những người có trình độ cao, là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, là nguồn nhân lực chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học.
Muốn phát triển đội ngũ giảng viên đại học, phải có sự kết hợp hài hòa giữa nguồn giảng viên đi trước giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ trẻ năng động, sáng tạo. Việc kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu cũng không gặp phải rào cản gì trong công tác quản lý ở các trường đại học nên đây là quy định phù hợp cần được triển khai.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Vinh cho rằng, đội ngũ có trình độ tiến sĩ, học hàm giáo sư, phó giáo sư lại rất cần cho công tác đào tạo, nghiên cứu của trường đại học. (Ảnh: Trường Đại học Vinh)
Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Vinh cho biết, hiện nay, đối với đội ngũ trí thức ở các trường đại học, bao gồm tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư vẫn được kéo dài thời gian công tác khi đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học với đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu sẽ giúp hoàn thiện, bổ sung cho quy định này.
Để một cơ sở giáo dục đại học phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt đội ngũ có trình độ tiến sĩ, học hàm giáo sư, phó giáo sư lại rất cần cho công tác đào tạo, nghiên cứu của trường đại học.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền nêu quan điểm: “Căn cứ thực tiễn, quy định này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi sức khỏe của người Việt Nam cũng được nâng cao, cải thiện lên rất nhiều, với độ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nhiều thầy giáo vẫn có thể đóng góp công sức, trí tuệ cho các cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy là chúng ta tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, các giảng viên được tiếp tục đóng góp cho các cơ sở giáo dục đại học nếu có họ nguyện vọng, nhu cầu.
Ở nước ngoài, các giáo sư 80 tuổi vẫn công tác, làm việc ở trường đại học, chúng ta cũng nên khuyến khích việc kéo dài thời gian công tác cho các giảng viên”.
Cũng theo thầy Hiền, đề xuất này không gây khó khăn gì trong hoạt động quản lý của cơ sở giáo dục đại học. Bởi lẽ hiện nay, nhu cầu của các trường đại học đối với đội ngũ giảng viên chất lượng, trình độ cao là rất lớn. Trong khi các giảng viên cũng có nhu cầu làm việc, có sức khỏe và nguyện vọng để cống hiến cho trường. Nếu có sự giao thoa về nhu cầu giữa hai bên, thì đây chính là cơ hội để giáo dục đại học bứt phá, phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên ĐH đủ tuổi nghỉ hưu
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó dự thảo đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu - Ảnh minh họa
Dự thảo nêu rõ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
Thời gian kéo dài đối với những giảng viên thuộc đối tượng quy định trên do cơ sở giáo dục đại học quyết định căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Quy trình xem xét, quyết định kéo dài thời gian làm việc như sau: 6 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định, giảng viên có nguyện vọng đăng ký và nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục đại học để được xem xét kéo dài thời gian làm việc.
Cơ sở giáo dục đại học quyết định việc kéo dài thời gian làm việc căn cứ theo nhu cầu của cơ sở và thông báo cho giảng viên 3 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định. Hồ sơ xin kéo dài thời gian làm việc do cơ sở giáo dục đại học quy định.
Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài: Được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên; được đề nghị nghỉ hưu theo quy định nếu có nhu cầu.
Chính sách đối với giảng viên
Theo dự thảo, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên là căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
Chính sách đối với giảng viên được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư: Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được xem xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Việc xếp lương được thực hiện theo quy định hiện hành.
Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tư thục được hưởng chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc do cơ sở quy định.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục quy định cụ thể chế độ chính sách đối với giảng viên, bảo đảm không thấp hơn chế độ chính sách dành cho giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.
Kéo dài thời gian làm việc với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu là chính sách rất tốt Các thầy cô có tuổi, ngoài năng lực giảng dạy, nghiên cứu, công bố thì còn là uy tín về mặt chuyên môn học thuật đối với cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một...