Cho phép em căm thù mẹ anh!
Đám cưới của mình vào một ngày trời mưa tầm tã. Đám cưới không có sự có mặt của nhà trai – những người phản đối đến cùng tình yêu 8 năm trời của cậu con trai duy nhất. Lễ vật đám cưới là 3 quả cau cùng một túi chè nhỏ để trong một túi nilon màu đỏ.
ảnh minh họa
Đoàn nhà trai chỉ có duy nhất anh và một người lái xe xa lạ. Lễ trao nhẫn chỉ có mặt bố mình, mẹ mình, mình và anh. Ba người đều khóc, trừ mình cắn chặt môi để không khóc. Tất cả những người thân, gia đình, bạn bè của mình đều đã từng phản đối một đám cưới như thế.
Nhưng khi biết anh rồi mọi người đều bảo: “Đó là người đàn ông tốt”. Hành trang bắt đầu cuộc sống hôn nhân của mình cũng là một niềm tin như thế.
Sau đám cưới anh thay số điện thoại, cắt đứt tất cả liên lạc với gia đình và người thân. Mỗi ngày giỗ của ông bà anh, mình làm một mâm cơm cúng để anh thắp hương tạ lỗi với ông bà. Anh không hề nói, nhưng trong sâu thằm mình biết anh buồn vì gia đình nhiều lắm.
Mình mang thai đứa con đầu tiên trong niềm hạnh phúc. Bố mẹ anh rồi cũng biết mình có con. Thay vì tha thứ và chấp nhận, mẹ anh chửi rủa cả mình và đứa con trong bụng không tiếc lời. Bà ráo riết tìm mình khắp Hà Nội chỉ để mong dạy cho mình một bài học. “ Cho phép em căm thù mẹ anh” là câu nói từ miệng anh trong một lần say.
Video đang HOT
Mình đau lòng vì câu nói đó lại thốt ra từ miệng một người đã từng rất kính yêu cha mẹ. Mình bắt đầu cảm thấy có lỗi vì đã chia rẽ anh và gia đình, nhưng rồi lại thấy bắt đầu căm thù mẹ anh. Những ngày đầu sinh con, đêm nào nhìn con ngủ mình cũng khóc. Khóc vì thương xót đứa con nhỏ chào đời ốm đau quặt quẹo, khóc vì căm hận người đàn bà ác tâm nguyền rủa cả cháu mình.
Nhưng mình vẫn khuyên anh về với gia đình. Nhiều lúc đi chùa thắp hương mình vẫn cầu xin cho ông bà được mạnh khỏe sống lâu. Chẳng phải vì mình thương yêu gì ông bà, mình chỉ sợ chẳng may ông bà có suy nghĩ quá mà ốm đau thì anh lại thêm một lần bất hiếu. Và cũng một phần mình muốn anh hiểu mình chẳng đến nỗi quá ích kỷ hay nhỏ nhen gì.
Cuối cùng anh cũng về với sự xua đuổi của mẹ, sự trách móc của bố và sự mỉa mai của họ hàng. Mỗi lần như vậy mình chỉ biết im lặng. Vì nếu nói ra, mình sợ mình không kiểm soát được những lời cay nghiệt rồi lại khiến anh thêm đau lòng.
Rồi gia đình anh đến hồi khuynh gia bại sản. Anh lại phải trở về để gánh vác gánh nặng kinh tế của gia đình. Bố mẹ mình hàng ngày vẫn gọi điện: “Con phải động viên nó báo hiếu với bố mẹ”. Mình chỉ cười vì thấy hình như bố mẹ mình chưa hiểu mình lắm. Cái mình sợ nhất là chồng mình mang tiếng bất hiếu, còn những điều khác mình đâu có quan tâm?
Giờ gia đình đã đón chào anh, nhưng vẫn chưa chấp nhận mẹ con mình. Mình cũng chẳng lấy làm buồn. Với mình thế là đủ. Và cũng vì mình vẫn còn căm ghét bà nhiều lắm.
Rồi một ngày sắp xếp chỗ giấy tờ thời sinh viên của anh. Mình tình cờ đọc được một mảnh giấy bà viết cho anh. Lời lẽ rất bình thường, chỉ là mong anh giữ sức khỏe, cố gắng ăn uống, chịu khó học hành. Nét chữ không đẹp, nhưng mình cảm nhận tình cảm của một người mẹ dành cho con trong đó. Mình tự dưng cảm thấy run rẩy. Bao nhiêu hờn ghét tự nhiên tan biến.
Mình nhìn nhận lại bà như một người phụ nữ cũng hết mực thương con, một người cũng sai lầm như bao người khác. Mình nhìn lại mình cũng là một người mẹ, rồi sau này mình cũng có những sai lầm làm ảnh hưởng đến con. Nhưng tình cảm một người mẹ dành cho con thì không bao giờ thay đổi.
Mình không thể điều khiển mình có thể yêu quý bà ngay được, nhưng lòng căm ghét của mình không còn nữa. Tự dưng mình thấy thương bà, như thương tất cả những người phụ nữ trên cuộc đời này. Cũng yêu, cũng ghét, cũng tốt, cũng xấu, cũng ích kỷ, cũng sai lầm.
Giờ lòng mình nhẹ nhàng. Và mình hiểu, cảm giác phải căm thù một ai đó mệt mỏi đến mức nào…
Theo Iblog
Làm ra tiền mà vẫn phải phụ thuộc vào vợ
Tôi làm ra tiền, nhưng mọi chi tiêu tôi đều phải thông qua vợ, cô ấy cho phép thì tôi được tiêu không thì thôi.
Hai vợ chồng tôi cưới nhau đến nay đã được gần 8 năm, hiện đã có hai mặt con, một trai và một gái. Trước khi cưới, chúng tôi cũng có 2 năm tìm hiểu từ tình bạn trở thành tình yêu. Tôi quyết định tiến tới hôn nhân với cô ấy bởi ngày ấy cô ấy hiền thục và không quan tâm đến ví tiền của tôi như nhiều cô gái khác. Vậy mà bây giờ, sau 8 năm làm vợ cô ấy đã hoàn toàn thay đổi.
Kiếm ra tiền nhưng tôi vẫn phải phụ thuộc vào vợ (Ảnh minh họa)
Cưới nhau được hơn 1 năm, không biết vì lý do gì mà cô ấy đòi giữ thẻ ATM của tôi. Vì tôn trọng vợ, cũng không muốn cô ấy nghi ngờ mình thiếu trung thực trong vấn đề tài chính nên tôi đưa thẻ cho cô ấy giữ và tự rút tiền chi tiêu.
Tôi làm việc cho một công ty nước ngoài, thu nhập hàng tháng được 25 triệu họ trả hết vào thẻ ATM, ngoài ra chẳng có khoản gì thêm. Mỗi tháng vợ tôi rút lương về chỉ đưa cho tôi 2 triệu đồng để chi tiêu cả một tháng, bao gồm xăng xe, điện thoại, thuốc nước và cả ăn sáng. Bình thường thì tầm ấy là đủ, vì mọi tiền đóng học cho con, chợ búa cơm nước cô ấy đều lo hết, nhưng có những tháng phát sinh thêm thì không đủ tôi lại phải bảo vợ đưa thêm tiền, lúc này cô ấy bắt tôi giải trình tường tận, hợp lý thì mới đưa, không hợp lý là cô ấy nhất quyết không chịu đưa tiền.
Nhiều lúc đi chơi thấy một đồ đẹp, muốn mua về nhà dùng nhưng cũng lại phải hỏi qua ý kiến của vợ.
Bố mẹ và các anh chị em của tôi sống ở quê, cuộc sống của họ vất vả, thường xuyên thiếu trước hụt sau, đôi khi muốn biếu bố mẹ ít tiền chi tiêu và người thân nhưng đều phải hỏi qua ý kiến của vợ, vợ "duyệt" thì mới được chi, vợ không "duyệt" thì chỉ biết đứng nhìn người thân của mình thiếu thốn. Mà nhiều lần đồng ý để tôi biếu bố mẹ và anh chị em ít tiền nhưng rồi sau đó cô ấy lại cằn nhằn khiến cho tôi cảm thấy rất mệt mỏi.
Tôi thì như vậy, thế nhưng trong khi thu nhập của vợ mỗi tháng chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng thì cô ấy lại tự cho mình cái quyền tiêu gì tùy thích. Thỉnh thoảng cô ấy đi làm vẫn xin nghỉ để về quê thăm bố mẹ và chắc chắn sẽ biếu ông bà ít tiền tiêu (nhà cô ấy cách nhà tôi chừng hơn 50 km), các anh chị em của cô ấy cô ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ lúc khó khăn.
Tôi không muốn trở thành một người đàn ông nhỏ mọn, lúc nào cũng tính toán hơn thiệt vài đồng với vợ. Nhưng giá như vợ biết nghĩ hơn cho tôi thì tốt biết mấy.
Theo Đất Việt
Tuổi 25, người ta cho phép mình điên thêm nhiều hơn Tuổi trẻ là những năm tháng xao nhãng. Thời sinh viên là cả một quãng đời rong chơi. Đau khổ, trải nghiệm, mật đắng có chăng ở giai đoạn ấy cũng chỉ là thứ gia vị nêm nếm vào cuộc đời mỗi người. Chúng ta như những con chuột, lầm lũi, lầm lũi và tiến lên. Chúng ta có sợ húc vào tường?...