Cho phép bản thân nghỉ ngơi, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn
Nghỉ ngơi chính là điểm khởi đầu, là nơi sản sinh ra những thành tựu to lớn và là một trong những điều kiện cần cho hạnh phúc của mỗi người.
Vậy tại sao bạn thường không cho phép bản thân mình nghỉ ngơi?
Trong xã hội ngày nay, thật dễ dàng để bị lạc trong một thế giới bận rộn, làm việc hàng giờ và nỗ lực kéo dài tưởng như vô tận. Dần dần, điều này làm cho bạn kiệt sức về mặt thể chất, xã hội và cả về tâm lý. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Cho phép bản thân nghỉ ngơi chính là chìa khóa duy nhất.
Bạn có thể muốn nói lời tạm biệt với những thói quen mệt mỏi kéo dài như vô tận của mình và cố gắng bỏ lại tất cả phía sau, tuy nhiên, làm vậy lại khiến bạn trở nên lo lắng, bất an. Làm thế nào để chắc chắn rằng cuộc sống của bạn không chỉ bao gồm công việc, học tập, cống hiến và hy sinh? Làm thế nào để bạn có thể biến những thói quen độc hại của mình thành những thói quen lành mạnh?
Hãy biết cách đặt ưu tiên của bạn
Đôi khi, bạn không thể tìm thấy thời gian thích hợp để nghỉ ngơi. Bạn thậm chí còn nghĩ rằng điều này là không thể. Tuy nhiên, bạn đã nghĩ về câu hỏi này một cách cụ thể hơn chưa? Nếu bạn thực sự muốn nghỉ ngơi, bạn cần thiết lập lại các ưu tiên của mình. Và đây là cách để làm điều đó.
- Đặt mục tiêu cho mình. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra hoặc đặt ra cho mình một đích đến thực sự. Bằng cách này bạn cũng sẽ bắt đầu nhận ra những gì bạn thực sự muốn làm.
- Thực hiện từng bước một. Cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc có nghĩa là sẽ không có gì suôn sẻ. Tốt hơn là bạn nên dần dần xây dựng con đường để đạt được mục tiêu của mình.
- Nhận ra những gì bạn cần làm ngay bây giờ. Hãy nghĩ về hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề nào bạn cần phải ưu tiên. Sẽ luôn có những điều nhất định cần đến sự can thiệp ngay lập tức của bạn.
- Học cách buông bỏ. Muốn vượt qua tất cả những thách thức đã xác định của bạn thường là điều không thể, bởi vì nguồn lực của bạn có hạn. Vì vậy, hãy học cách buông bỏ.
Tất cả những chiến lược này sẽ giúp bạn có thể nghỉ ngơi đúng nghĩa. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nghỉ ngơi không chỉ là vấn đề thể chất mà còn là vấn đề tinh thần và xã hội. Nếu bạn thiết lập các ưu tiên của mình, bạn sẽ dễ dàng xác định thời gian khi bạn có thể nghỉ ngơi. Tất cả nằm trong tay của bạn.
Video đang HOT
Cho phép bản thân nghỉ ngơi là góp phần vào hạnh phúc của chính bạn
Cho phép bản thân nghỉ ngơi, cũng như hòa hợp với bản thân và thiết lập các ưu tiên của bạn, sẽ mang đến cho bạn một không gian để cải thiện sức khỏe.
Abraham Maslow, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, đã nghĩ ra tháp nhu cầu của con người. Và nghỉ ngơi là một trong số đó. Trên thực tế, nghỉ ngơi được coi là một vấn đề sinh học, bởi vì khi bạn không nghỉ ngơi, cơ thể của bạn sẽ bị kiệt sức.
Ngủ chỉ là một phần trong việc nghỉ ngơi. Bạn cần cho tâm trí của mình không gian để ngắt kết nối với những thói quen, cho phép bạn có không gian cho riêng mình và không phải lúc nào cũng bận rộn với công việc. Nói cách khác, cho phép bản thân nghỉ ngơi có nghĩa là để cho cơ thể, tâm trí và cảm xúc của bạn được tạm dừng.
Bạn cần đưa ra những cam kết để xây dựng những gì bạn muốn đạt được, bỏ qua bất cứ điều gì gây hại cho bạn và cả những người độc hại đối với bạn. Hãy mở rộng ý thức về bản thân, về thực tại trong một thế giới của những khả năng vô tận.
6 dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng ngoại bị tổn thương
Một số sự kiện xảy ra trong quá khứ có thể đã biến bạn từ người hướng ngoại thành hướng nội.
Ảnh minh họa
Tính cách của bạn có thay đổi theo thời gian không? Câu trả lời là có.
Tôi từng là một người luôn bận rộn và lúc nào cũng ở xung quanh rất nhiều người. Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và tận hưởng khoảng thời gian đó nhiều hơn là đi chơi với bạn bè. Tôi bắt đầu tin rằng mình thực sự là một người hướng nội đang cố gắng hướng ngoại, nhưng sự thật là ngược lại. Tôi là một người hướng ngoại và hơi sợ hãi khi đặt mình trở lại với thế giới.
Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy bạn không phải là người hướng nội mà là người hướng ngoại bị tổn thương:
1. Bạn khao khát giao tiếp xã hội nhưng lại sợ bị tổn thương
Khi ai đó là một người hướng nội thực sự, họ cần thời gian ở một mình để nạp lại năng lượng sau một số sự kiện hay nhiệm vụ. Hãy tưởng tượng hôm nay là thứ 6 và bạn vừa trải qua một tuần điên rồ nhất và bạn muốn gì?
A. Một đêm vui vẻ với một nhóm bạn
B. Một đêm yên tĩnh cùng thú cưng và xem một bộ phim yêu thích?
Nếu bạn chọn A, bạn có thể nhớ một lần bạn đi ra ngoài và mọi thứ không như ý bạn muốn không? Có thể bạn đã tham dự một bữa tiệc và ai đó đã chê bai trang phục của bạn. Có thể bạn lo lắng với ý nghĩ sẽ ở trong một nhóm đông người. Đây có thể là những lý do khiến bạn cảm thấy mình là người hướng nội, mặc dù bạn khao khát được giao tiếp xã hội. Bạn thực sự là một người hướng ngoại, nhưng bạn hơi mệt mỏi với một số trải nghiệm trong quá khứ.
Điều này rất khác với một người hướng ngoại thực sự. Một người hướng ngoại luôn khao khát và theo đuổi sự tương tác xã hội bất chấp những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ hay cảm giác lo lắng, sợ hãi. Ở gần mọi người là điều khiến họ bình tĩnh và có thể nạp thêm năng lượng.
Còn nếu bạn chọn B, bạn có thể là một người hướng nội.
2. Bạn luôn cô đơn và cảm thấy kiệt quệ vì điều đó
Bạn có dành nhiều thời gian ở một mình hoặc ở nhà nhưng lại muốn ra khỏi nhà và làm một điều gì đó không? Khi một người hướng nội thực sự đi chơi với một nhóm người hoặc làm nhiệm vụ, họ đang sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của mình. Họ sẽ cần thời gian để tự chăm sóc bản thân và nạp lại năng lượng.
Tuy nhiên, một người hướng ngoại có thể đi ăn trưa với một người bạn, nhưng khi về đến nhà lại thấy chán và rủ một người bạn khác đi mua sắm. Nếu bạn nghĩ bản thân mình từng như vậy nhưng có điều gì đó đã xảy ra khiến bạn cư xử khác đi, điều đó có thể cho thấy bạn là một người hướng ngoại bị tổn thương.
Hãy thử làm điều này: Vào ngày nghỉ tiếp theo của bạn, hãy lên kế hoạch ăn sáng với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình, sau đó lên kế hoạch ăn trưa với một người bạn khác. Hãy xem bạn cảm thấy như thế nào. Nếu bạn hoàn toàn kiệt sức, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mà bạn cần. Nếu bạn cảm thấy ổn và sẵn sàng cho buổi đi chơi tiếp theo, vậy thì bạn có thể là một người hướng ngoại bị tổn thương.
3. Bạn ở một mình vì nhiều lý do khác nhau
Bất kể tính cách của bạn là gì, tất cả chúng ta đều cần thời gian ở một mình để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Sự khác biệt nằm ở chỗ chúng ta cần bao nhiêu thời gian để sạc đầy pin.
Một người hướng nội ở một mình vì họ thích khoảng thời gian ở một mình. Họ cũng có thể dành nhiều thời gian ở một mình hơn do sở thích và thực sự cần nạp lại năng lượng sau một sự kiện.
Tuy nhiên, một người hướng ngoại bị tổn thương có thể ở một mình không phải vì họ thích khoảng thời gian ở một mình và vì họ muốn bảo vệ bản thân để tránh bị tổn thương. Điều này có thể đến do chấn thương trong quá khứ và sự thiếu tin tưởng vào người khác do chấn thương gây nên.
4. Bạn từng thích thú và mong đợi được làm việc theo nhóm
Ở trong môi trường trường học hoặc nơi làm việc, một người hướng nội thường yên tĩnh và âm thầm. Họ không thực sự đi chơi hay giao tiếp với nhiều người ở môi trường chung mà họ chỉ tập trung hoàn thành công việc. Mặt khác, những người hướng ngoại có thể thường xuyên tương tác và trò chuyện với những người khác, ở nhiều bộ phận khác nhau.
Nếu bạn từng là người giao tiếp nhiều, quen biết rộng ở trường học hoặc nơi làm việc, nhưng bạn cũng đã gặp rắc rối hoặc thị phi khi giao tiếp xã hội ở trong những môi trường đó, và nó gợi lại cho bạn một kỷ niệm không vui, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thực sự là một người hướng ngoại bị tổn thương.
5. Bạn từng nói về mọi thứ và nói rất nhiều
Bạn thường nói ra mọi thứ với người khác, vấn đề bạn đang gặp phải, cần ai đó đưa ra lời khuyên, hay một danh sách dài những việc bạn cần làm. Người hướng ngoại không chỉ thích ở gần mọi người mà họ còn thích nói chuyện với mọi người. Một người hướng ngoại đích thực thường nói rất nhiều và họ không thực sự thoải mái với việc im lặng.
Điều này nghe có vẻ giống như một phiên bản trước đây của bạn? Bạn có thể nhớ lại khoảng thời gian mà bạn gặp rắc rối khi nói nhiều không? Có thể một vấn đề hoặc mối quan tâm mà bạn đưa ra đã bắt đầu một cuộc tranh cãi? Đây có thể là những lý do khiến bạn từ bỏ cuộc trò chuyện, mặc dù bạn rất muốn lên tiếng. Và đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn là một người hướng ngoại bị tổn thương.
6. Bạn là người hướng ngoại khi còn nhỏ
Khi bạn nhớ lại thời thơ ấu của mình, bạn thấy gì? Bạn có thấy những kỷ niệm của bạn cùng những người khác? Nếu bạn là người luôn muốn ở trong một nhóm hoặc người luôn mời mọi người đến nhà, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã và vẫn là người hướng ngoại, nhưng có điều gì đó đã xảy ra khiến bạn chỉ muốn ở một mình.
Nếu điểm này giống với bạn, bạn có thể là một người hướng ngoại bị tổn thương. Rất có thể một sự kiện hoặc chấn thương tâm lý nào đó trong quá khứ khiến bạn trở thành một người hướng nội.
7 lời nhắc nhở vượt qua 1 ngày quá mệt mỏi và kiệt sức Nếu cuộc sống này khó khăn quá, hãy nhớ 7 lời nhắc nhở này! 1. Bạn đã từng ở trong một khoảng thời gian tương tự. Và bạn đã vượt qua được nó. Nó có thể không hề dễ dàng, nhưng bạn đã làm được. Và đó là bạn của ngày xưa, người không được trang bị nhiều trí tuệ và kinh nghiệm...