Cho phép bắn người chống cán bộ thi hành công vụ
Từ 1/2/2014, sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đó, người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật…
Từ 1/2/2014, sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ.
Bị dừng xe vì không đội mũ bảo hiểm, một thanh niên đã thóa mạ, cầm vỏ chai bia dọa đánh hai cảnh sát giao thông tại Lạng Sơn.
Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế…
Video đang HOT
Nghị định cho phép trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng vệ, khống chế bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.
Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp gì, Nghị định yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp “cần thiết”, “cấp bách” và căn cứ “tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể”.
Riêng với nổ súng, Nghị định yêu cầu tuân thủ hướng dẫn tại điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc là chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành sau khi đã cảnh báo, không nổ súng vào phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
Cũng theo Nghị định, sau khi xử lý vi phạm với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan ra quyết định xử lý có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/2/2014.
Theo khoản 3 điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các trường hợp nổ súng gồm: a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại; e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế: Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin; Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin; g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Theo Linh Sang
CA chỉ được nổ súng khi bị uy hiếp tính mạng
"Hiểu dự thảo Nghị định theo hướng cho phép CSGT được nổ súng khi người tham gia giao thông vi phạm là hoàn toàn sai".
Ngày 22/3, tại hội nghị sơ kết tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT), PCCC..., Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định như trên khi nói về Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ (THCV).
Nổ súng ngăn chặn là cần thiết
Trung tướng Ngọ nói nổ súng để ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ là cần thiết. Đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phải làm. Trong tình hình tội phạm gia tăng như hiện nay, cần thiết phải trao quyền phòng vệ chính đáng cho người đang THCV.
"Khi nào người THCV được nổ súng vào đối tượng chống người THCV? Dự thảo đơn thuần chỉ dùng để áp dụng cho tội phạm chứ không áp dụng đối với mọi tầng lớp nhân dân. Người THCV chỉ được rút súng khi tội phạm dùng súng, mã tấu uy hiếp trực tiếp tính mạng người THCV hoặc người dân cùng tham gia vây bắt tội phạm. Nhiều trường hợp tội phạm rất manh động, nhất là tội phạm về ma túy, họ dùng hung khí hoặc rút súng ra bắn thẳng vào lực lượng công an, chẳng lẽ công an chỉ được bắn chỉ thiên mà không thể nổ súng trực tiếp vào đối tượng đang uy hiếp tính mạng mình?" - ông Ngọ nói.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ tại hội nghị. Ảnh: LÊ XUÂN
Theo ông Ngọ, nếu hiểu theo cách cứ có hành vi chống người THCV là có quyền rút súng ra bắn hoặc lập luận rằng một cảnh sát vừa ra trường, học trung cấp không được dùng súng bắn vào tội phạm nguy hiểm là hoàn toàn sai vì họ đã đủ 18 tuổi, được đào tạo bài bản. "Cái quan trọng là phải quy định rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể, không thể nổ súng tràn lan được. Khi có nghị định của Chính phủ rồi, chúng tôi sẽ cụ thể hóa bằng các thông tư đối với từng trường hợp cụ thể khi áp dụng. Ngoài ra, người THCV cũng là một công dân và cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khi thi hành nhiệm vụ anh làm sai. Một điểm quan trọng khác đó là lựa chọn ai được nổ súng, nếu là lực lượng công an thì phải được tập huấn đầy đủ từ tình huống, hoàn cảnh đến loại đối tượng tội phạm được nổ súng" - Trung tướng Ngọ cho biết.
Đưa xe khách vào diện kinh doanh có điều kiện
Cũng tại hội nghị, đề cập đến vấn đề bảo đảm ATGT đường bộ, nhất là đối với xe khách hiện nay, Trung tướng Ngọ nói: Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng CSGT phải tuần tra kiểm soát chặt chẽ các phương tiện tham gia giao thông, tập trung vào các tuyến trọng điểm và phương tiện trọng điểm, trong đó có xe khách. "Theo tôi, nên đưa xe khách vào diện quản lý có điều kiện, đưa những người kinh doanh xe khách vào diện kinh doanh có điều kiện. Không thể chấp nhận pháp luật chỉ xử lý người đi lái thuê trong khi chủ phương tiện không có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, để giảm thiểu tai nạn giao thông phải có một sự đồng bộ ngay từ các ngành ra các nghị định, nó phải sát với tình hình thực tế, chú trọng từ những khâu nhỏ nhất. Phải xem xét từ khâu đào tạo lái xe, xem có đảm bảo chất lượng hay không. Lực lượng CSGT phải kiểm tra có bao nhiêu phần trăm những người điều khiển phương tiện điều khiển phương tiện không nắm rõ luật, tay lái non hoặc không học mà vẫn được cấp bằng lái. Chúng tôi sẽ kiến nghị lên Ủy ban ATGT Quốc gia, các địa phương, những trung tâm đào tạo lái xe nào để xảy ra tai nạn nhiều mà lỗi do người điều khiển giao thông thì cần thiết phải đình chỉ hoạt động của trung tâm đó" - Trung tướng Ngọ nói.
Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc làm 12 người chết tại Khánh Hòa ngày 8-3, Trung tướng Ngọ cho biết: "Qua báo cáo sơ bộ, hiện đã giải mã được hộp đen của xe Quảng Ngãi, ghi nhận xe này chạy quá tốc độ khi xảy ra tai nạn (90/70 km/giờ) nhưng cơ quan điều tra phải làm rõ hết tất cả tác nhân có thể dẫn đến vụ tai nạn trên. Trong vụ tai nạn này còn có nguyên nhân gián tiếp là chất thải bùn mía rơi vãi và phải làm rõ nguyên nhân gián tiếp này để xử lý chứ không thể đổ lỗi cho người chết được (tài xế xe Quảng Ngãi đã tử vong - PV)".
Trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, lực lượng CSGT và cảnh sát đường thủy công an các địa phương đã kiểm tra, xử lý 987.482 trường hợp, tạm giữ 4.416 ô tô, 102.860 xe máy, xử lý 138.208 trường hợp vi phạm. Công an các địa phương đã phát hiện 233 vụ phạm pháp hình sự, 282 vụ vận chuyển hàng cấm, trốn thuế, bắt giữ 482 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật và hàng hóa. Trong chín ngày tết đã xảy ra 373 vụ tai nạn giao thông làm chết 314 người, bị thương 387 người...
Theo 24h
CA được nổ súng: Chặt chẽ vẫn lạm quyền "Mỗi viên đạn được bắn ra khỏi nòng không chỉ có trách nhiệm giải trình mà còn gắn với lương tâm. Nếu người thực thi công vụ cố tình vi phạm thì quy định có chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra lạm quyền". Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công...