Cho nước bọt người nhiễm Covid-19 vào thức uống để đầu độc sếp
Một người đàn ông ở Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đã cố hãm hại sếp của mình bằng cách pha nước bọt của người nhiễm Covid-19 vào thức uống. Nước bọt này anh có được nhờ mua từ người bệnh.
Ông Ibrahim Unverdi ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị nhân viên mình ám hại bằng cách pha nước bọt người nhiễm Covid-19 vào thức uống ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Danh tính của nghi phạm không được tiết lộ. Nạn nhân là ông Ibrahim Unverdi, chủ một cửa hàng bán ô tô ở thành phố Adana (Thổ Nhĩ Kỳ), theo New York Post.
Ông Unverdi đã nộp đơn kiện hình sự một nhân viên của mình. Người này đã làm việc cho ông trong 3 năm và đã lấy cắp tiền của cửa hàng.
“Vào sáng hôm xảy ra vụ việc, tôi đã gọi cho anh ấy và thông báo đã bán được một chiếc ô tô”, ông Unverdi kể lại.
Video đang HOT
Sau khi bán lấy tiền, ông Unverdi đã đưa cho người nhân viên số tiền 215.000 lira (khoảng 700 triệu đồng) để mang về cửa hàng. Ông rất tin tưởng người nhân viên này, thậm chí còn trao cho anh ta chìa khóa két sắt của cửa hàng.
“Sau đó, tôi gọi cho anh ta nhiều lần không được. Cuối cùng, anh ấy đã bắt máy vào ngày hôm sau và thú nhận đang cần tiền. Anh ta nói đã lấy trộm số tiền tôi đưa cho vì đã nợ những kẻ cho vay nặng lãi”, ông Unverdi kể lại.
Sau này, ông Unverdi biết được là trước khi lấy trộm tiền, người nhân viên này đã trộn nước bọt của người nhiễm Covid-19 vào thức uống của ông. May mắn là ông Unverdi đã không uống.
Người nhân viên này mua nước bọt từ bệnh nhân Covid-19 với giá 500 lira (khoảng 1,6 triệu đồng). Ông Unverdi biết được sự thật đáng sợ này từ một người nhân viên thân tín khác.
Trong một lần nói chuyện, người nhân viên trộm tiền thú nhận đã tìm cách giết ông Unverdi bằng cách bỏ bước bọt người nhiễm Covid-19 vào thức uống của ông.
Thậm chí, người này còn đe dọa ông Unverdi. “Tôi đã không giết được ông bằng virus. Tôi sẽ bắn vào đầu ông”, người nhân viên gửi tin nhắn đe dọa đến ông Unverdi.
Ông đã lập tức báo vụ việc cho cảnh sát và nhờ được bảo vệ. “Đây là lần đầu tiên tôi biết về một kỹ thuật giết người kỳ quái như vậy”, ông Unverdi kể lại.
“Tôi thà mình bị anh ta bắn chết còn hơn là lây nhiễm Covid-19 cho tôi. Mẹ và cha tôi đều có bệnh mạn tính”, ông nói thêm.
Tại tòa án thành phố Adana, các công tố viên cáo buộc người nhân viên có hành vi giết người và đe dọa giết người. Tuy nhiên, anh này đã bỏ trốn và cảnh sát vẫn đang truy tìm, theo New York Post .
Khô miệng, chữa thế nào?
Một người bình thường, trung bình mỗi ngày tiết ra khoảng 1,2 - 1,5 lít nước bọt, nếu tiết nước bọt ít hơn sẽ gây khô miệng.
Ảnh minh họa
Bố tôi 67 tuổi, khỏe mạnh không mắc bệnh gì, nhưng thời gian gần đây cụ than phiền miệng luôn bị khô. Vậy mong bác sĩ tư vấn về cách chữa và phòng bệnh?
hoaquant@yahoo.com
Một người bình thường, trung bình mỗi ngày tiết ra khoảng 1,2 - 1,5 lít nước bọt, nếu tiết nước bọt ít hơn sẽ gây khô miệng.
Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng: do tuổi cao tuyến nước bọt giảm tiết, do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, kháng dị ứng, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc giãn cơ...
Những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng đến sự tiết nước bọt nên khô miệng nặng hơn. Người ngủ ngáy hoặc hở miệng khi ngủ cũng làm cho miệng bị khô.
Cách chữa khô miệng tùy thuộc nguyên nhân: nếu bị khô miệng do dùng thuốc, bác sĩ có thể giúp bác điều chỉnh liều hoặc đổi sang thuốc khác không gây khô miệng.
Có thể dùng một số thuốc có tác dụng kích thích tuyến nước bọt bài tiết như pilocarpine. Bác nên đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Việc phòng bệnh gồm nhiều biện pháp: đánh răng ngày 2 lần vào buổi sáng lúc ngủ dậy và buổi tối trước khi ngủ bằng kem đánh răng có flour. Tập thói quen uống nước sau những khoảng thời gian nhất định để tránh thiếu nước. Chỉ thở bằng mũi, không thở miệng. Bỏ hút thuốc lá.
Biến thể Nam Phi làm giảm hiệu quả vắc xin ngừa COVID-19 Theo các công bố bước đầu, biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi đã làm giảm hiệu quả của vắc xin của hãng Novavax và của Johnson & Johnson. Tiêm thử nghiệm vắc xin tại BV Baragwanath ở TP Soweto, Nam Phi vào tháng 6-2020 - Ảnh: REUTERS Chủng biến thể vừa được phát hiện trên một bệnh nhân tại Việt Nam...