“Chợ nông sản” bán rau quả rừng vừa rẻ vừa sạch 100%
Các mặt hàng được bày bán chủ yếu là các loại rau, quả mọc tự nhiên trong rừng, hoặc trồng trên nương rẫy nhưng không sử dụng bất cứ phân, thuốc gì để chăm bón. Chính vì nông sản “sạch 100%” lại bán giá khá rẻ nên rất hút người mua.
Thời gian gần đây, ở phía tây đầu cầu sông Rin, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) có khá đông người đồng bào thiểu số người Ca Dong ở các bản làng mang rau, quả thu hái được trong rừng, trồng trên nương rẫy đến bày bán, tạo nên một “chợ cóc nông sản” tự phát.
Một góc chợ nông sản ở cầu sông Rin
Gọi là chợ cho “oai”, chứ thật ra số người tham gia bán tại đây hàng ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát chỉ khoảng 10-20 người, với các mặt hàng chủ yếu là các loại rau, quả như: Rau ranh, đọt bí, mít, rau dớn, ớt xiêm… được để trong rổ tre nhỏ đặt ngay ven lề đường.
Đưa tay vào hai rổ tre đựng rau dớn và rau nhút, với khoảng chừng 30 lọn to cỡ bắp tay người lớn, chị Đinh Thị Víu (36 tuổi) bộc bạch: “Tranh thủ trên đường ra rẫy, tôi tìm hái mấy loại rau này và mang ra đây bán, với giá từ 5.000-10.000 đồng/lọn để kiếm thêm chút tiền đi chợ mua thức ăn cho gia đình”.
Các loại nông sản bày bán chủ yếu ở đây là một số loại rau, quả rừng mọc tự nhiên hoặc trồng trên nương rẫy
Ngoài rau rừng, tùy thuộc vào mùa và loại nông sản tìm hái được khi lên rẫy, ra nương mà các mặt hàng được bày bán có sự thay đổi đa dạng: Vụ thu hoạch bắp, đậu thì bán bắp đậu. Hái được ổi, ớt rừng thì bán ổi, ớt rừng… Các loại nông sản được người dân thu hái và bày bán ở đây chủ yếu là tự nhiên, hoặc nếu có trồng thì thói quen canh tác lâu nay của người đồng bào thiểu số cũng không sử dụng các loại phân thuốc như đồng bằng. Do nông sản tại đây “sạch 100 nên được rất nhiều người đi đường và ở gần đó đến mua.
Video đang HOT
Vì nông sản sạch giá “mềm” nên thu hút khá đông người đến mua
Không ít khách đi ô tô cũng dừng lại mua
Được biết ngoài phía tây cầu sông Rin, trên tuyến đường Trà Bồng – Tây Trà, đoạn qua đỉnh đèo Eo Chim, thuộc xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) cũng có “chợ nông sản” của đồng bào người Kor, được hình thành và tồn tại hàng chục năm nay, với các mặt hàng tương đối phong phú hơn. Tại đây người dân còn sử dụng tre nứa, gạch… để xây chòi làm nơi bán
So với mua tại các chợ trung tâm huyện thì giá rau quả cùng loại, cùng trọng lượng ở đây bán rẻ hơn từ 3.000-10.000 đồng.
Các “quầy” nông sản của người đồng bào Kor ở đỉnh đèo Eo Chim, huyện Tây Trà.
Theo Danviet
Cận cảnh loại trái hoang có tên "no say"
Trái ngược hoàn toàn về cái tên được nhiều người ví von là "no say", trái cơm rượu ở vùng ven đồi, núi Quảng Ngãi khi chín to nhất chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay út một chút, thịt mỏng và chỉ... ăn cho vui mà thôi.
Cây cơm rượu còn được gọi là bưởi bung, chùm rượu... có tên khoa học là Glycosmis pentaphylla. Ở Quảng Ngãi, cây cơm rượu mọc khá nhiều tại các lùm, bụi vùng ven suối, đồi, núi của đồng bằng.
Cây cơm rượu thường mọc trong bụi rậm
Qua quan sát, cành cây cơm rượu có màu hơi đỏ, lá kép dài từ 20-30cm, với chiều cao của cây trưởng thành từ 1m-2,5m. Cơm rượu có hình tròn, ra quả thành từng chùm từ 10-50 quả/chùm. Khi còn non có màu xanh, khi chín thì vỏ có màu hồng nhạt, nhìn bóng và trong.
Quả thường mọc thành từng chùm
Có thể tìm hái được trái cây cơm rượu gần như quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.
Quả cơm rượu khi còn non có màu xanh...
...Và khi chín có màu hồng nhạt, bóng và trong.
Trái cơm rượu thường được người lớn hái về cho con em của mình ở nhà ăn
Khi chín, trái "no say" có kích cỡ lớn nhất chỉ nhỉnh hơn ngón tay út một chút và lớp thịt khá mỏng, với vị ngọt nhẹ nên thường được lũ trẻ quê hái ăn như món quà vặt. Trong khi đó, các bộ phận khác của cây cơm rượu được sử dụng chế biến chữa khá nhiều bệnh.
Theo một số tài liệu y học thì thân và rễ cây cơm rượu có vị ngọt, tính bình nên tác dụng hành huyết, hoạt huyết, còn lá có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, đau gan và trừ giun.
Theo Danviet
Ba ba suối ngon bổ nhưng hiếm dần Cùng với việc nhiều người săn bắt, tình trạng tàn phá cây rừng làm nguồn nước sông suối khô cạn đã dẫn đến số lượng ba ba suối ngày một trở nên ít dần. Ba ba suối được người dân trong tỉnh bắt được thường có trọng lượng từ 0,5-1kg/con. Tuy nhiên cá biệt có nhiều con lên đến 1,5-2kg/con. "Ba ba suối...