Chợ nón Gò Găng
Dù tạnh hay mưa, mùa lạnh hay mùa nóng, chợ nón Gò Găng – Bình Định cũng chỉ nhóm họp từ 3h sáng cho đến khi Mặt trời lên. Mọi hoạt động mua, bán nón và các nguyên liệu làm nón đều diễn ra dưới ánh đèn dầu.
Nếu muốn thấy hình ảnh tấp nập bán mua ở chợ nón Gò Găng, bạn phải khởi hành từ thành phố Quy Nhơn (Bình Định) lúc 1-2h sáng, ngược ra hướng Bắc theo QL 1A chừng 30km. Chợ kề một ngã ba cạnh quốc lộ, thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn. Đầu chợ là hoạt động mua, bán nón lá diễn ra dưới những ánh đèn dầu leo lét. Người bán, người mua đều ngồi bệt trên vệ đường, dùng đèn dầu để thẩm định nón, ngã giá, tính tiền. Bên trong chợ có hàng chục gian hàng bán tre, nứa, lá nón, báo cũ… là những nguyên liệu để làm ra chiếc nón. Nếu trời không mưa, việc mua bán sẽ diễn ra ngay dưới lòng đường. Khi trời mưa, các gian hàng sẽ dồn vào mái hiên, vách tường của những ngôi nhà nằm kề bên chợ.
Chợ nón Gò Găng được hình thành từ thời Tây Sơn và đã đi vào ca dao, dân ca như: “Gò Găng có nón chung tình/ Ở đây có thiếp một dạ với mình mình ơi” hay “Em về mua vải chợ Gồm / Gò Găng mua nón phiên Chàm anh vô”… Trải qua hàng trăm năm, chợ nón Gò Găng vẫn giữ được những nét đơn sơ, mộc mạc rất hiếm thấy ở các phiên chợ khác. Chợ nhưng lại không ồn ào, chen chúc. Người mua, người bán đều quen biết nhau, cách xưng hô đầy thân mật kiểu người trong gia đình như: dì Hai, cô Ba, mợ Năm… Cả phiên chợ chỉ có khoảng vài chục đến gần 100 phụ nữ đã luống tuổi tham gia mua bán. Đến tầm 5h sáng là chợ tan, những phụ nữ đi chợ trở về nhà để kịp ra đồng làm ruộng, trồng khoai…
Tảng sáng chợ Gò Găng tan, tiếp tục hành trình, bạn hãy đến thăm những làng nghề làm nón truyền thống gần đó như Bình Đức, Tân Đức, Tân Nghi, Vĩnh Phú, Châu Thành, Phú Thành, Kiều An… (phường Nhơn Thành) hay nghề làm nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát)…
Gần trưa, từ phường Nhơn Thành, bạn hãy quay ngược về phía Quy Nhơn chừng 5km, tìm đến những quán ăn dọc bờ sông Kôn thưởng thức các món đặc sản đồng quê như: thịt gà, cá diếc nấu rau răm, khổ qua nấu cá thác lác, cá mương nướng… Quán nằm sát mép sông rộng rãi, thoáng mát, mồi ngon, rượu Bàu Đá nồng nàn, bạn tha hồ nhâm nhi, đàn hát.
Thăm chợ nón Gò Găng và các làng làm nón ở Bình Định, bạn sẽ khám phá rất nhiều điều thú vị về cách sống, cách giữ nghề truyền thống ở nông thôn. Đặc biệt, nếu bạn là người say mê chụp ảnh thì chợ nón Gò Găng là một địa điểm rất thú vị.
Video đang HOT
Theo ANTD
"Đại tiệc" côn trùng ở miền Tây Bắc
Có thể đó là cách tận diệt thiên nhiên, cũng có thể đó là văn hóa thưởng thức của vùng miền.
Thật khó lý giải về "nghiện" món ăn côn trùng ở Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La, bởi từ bao đời nay trong đời sống sinh hoạt của món ấy là "chủ lực".
Bọ xít, dế mèn, châu chấu...là những mặt hàng làm sinh động chợ phiên nơi này. Từ xa xưa, thịt gia súc, gia cầm chưa có trong mâm cơm của mỗi gia đình bà con, thì những loài côn trùng sẵn có trên rừng được xem là món ăn bổ dưỡng được lựa chọn. Văn hóa ẩm thực thật giản dị tiềm tàng trong con người, trong mỗi phiên chợ để làm nên nét độc đáo mà chỉ nơi Tây Bắc mới có. Chợ thiếu côn trùng thật kém đông vui, bữa cơm thiếu những món ăn quen thuộc thường cảm thấy thiếu vắng, đạm bạc.
Chỉ là phiên chợ quê mộc mạc, chỉ với những mặt hàng dân dã, thậm chí người chưa từng gặp nhìn thấy sẽ thấy gờn gợn thế nhưng đồng bào nơi này thiếu nó thì sẽ buồn như nương rẫy mất mùa, như xuân thiếu cánh hoa ban.
Cá xiên nướng là một trong những đặc sản của chợ Hát Lót
Dế chiên là món khoái khẩu của người Thái ở Hát Lót, Sơn La
Người Thái có nhiều cách chế biến nhộng ong như hấp, chiên, xôi đồ nhộng ong...
Người Thái bản địa gọi con liềng liệng ở suối là con dế nước.
Món này có thể băm chả viên ốp với trứng có vị thơm đặc biệt
Vào những tháng này, bọ xít sinh sản trên cây nhãn, vải nhiều,
nên người Thái ở Sơn La còn gọi chợ Hát Lót là chợ bọ xít.
Người Thái luôn xem côn trùng là món ăn bổ dưỡng
...và nên khi mua lựa chọn rất kỹ càng
Lá me chua nấu canh thường ăn với chả dế nước băm viên
Không ai còn nhớ chợ có từ bao giờ, nhưng người Thái
mỗi khi thèm côn trùng thì lại bước chân đến chợ
Chợ họp từ chiều cho đến tối mịt.
Những người phụ nữ Thái bán hàng thân thiện, mỗi khi mua họ luôn hướng
dẫn cách chế biến rất kỹ càng.
Ẩm thực là nét văn hóa bản địa, song đôi khi nét văn hóa
được nhiều người biết đến thì vô tình tận diệt thiên nhiên.
Theo ANTD
"Thân cò" mưu sinh ở chợ "âm phủ" Chợ đêm đất Phủ hay chợ đêm Phủ Lý (thành phố Phủ Lý - Hà Nam) còn có cái tên gọi khác rùng rợn là chợ "âm phủ". Chẳng hiểu từ khi nào và vì sao người ta lại "bạo miệng" đặt tên chợ này như vậy? Phải chăng chợ này họp thời gian đặc biệt, 0 giờ - tờ mờ sáng. Cũng...