“Chợ” nội tạng ở Trung Quốc
Theo thống kê của các cơ quan chức năng Trung Quốc, mỗi năm ở quốc gia này có khoảng 300.000 người có nhu cầu được ghép tạng nhưng chỉ khoảng 10.000 ca được thực hiện. Sự khan hiếm người hiến tạng chính là “mảnh đất màu mỡ” cho hoạt động môi giới, buôn bán tạng trên thị trường chợ đen phát triển
Trong thời gian dài, Trung Quốc sử dụng tạng của tử tù để đáp ứng nhu cầu cấy ghép quá lớn ở trong nước
Trung Quốc hiện đang bị thiếu hụt nguồn hiến tạng rất lớn. Trong nhiều năm, Trung Quốc sử dụng tạng của tử tù để đáp ứng nhu cầu cấy ghép. Các phương tiện truyền thông đưa tin, tạng của tử tù từng chiếm 2/3 số tạng cấy ghép hàng năm của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước sự lên án mạnh mẽ của dư luận quốc tế, Bắc Kinh đã phải chấm dứt việc làm này bắt đầu từ đầu năm 2015. Đến nay, 38 trung tâm ghép tạng trên khắp lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm ở Bắc Kinh, Quảng Đông và Chiết Giang đã ngừng sử dụng tạng của tù nhân để cấy ghép.
Các quan chức y tế Trung Quốc thừa nhận, thị trường ghép tạng sẽ gặp nhiều khó khăn vì khoảng cách giữa nguồn cung và nhu cầu quá lớn. Chính phủ Trung Quốc cho biết, nguồn ghép tạng sẽ chỉ dựa vào sự hiến tặng từ cộng đồng. Ngân hàng hiến tạng quốc gia đã được thành lập và đây sẽ là nơi “phân phối” tạng cho những người có nhu cầu và phù hợp nhất. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, vấn đề lớn hiện nay là làm sao khuyến khích người dân “cởi mở” hơn trong nhận thức về việc hiến tạng.
Trong quan niệm truyền thống Trung Quốc, mọi người tin rằng, cơ thể là thiêng liêng và cần được chôn khi còn nguyên vẹn. Đây cũng chính là sự tôn trọng tổ tiên, họ hàng của mình. Rào cản từ quan niệm truyền thống đã khiến Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ người hiến tạng nằm trong nhóm thấp nhất thế giới với tỷ lệ 0,6 người/1 triệu dân, trong khi con số này ở Tây Ban Nha là 37/1 triệu dân.
Video đang HOT
Một người đàn ông 21 tuổi đề nghị giấu danh tính đã kể về “hành trình” bán thận của mình. Anh kéo chiếc áo phông lên, để lộ vết sẹo dài chưa liền miệng phía trước bụng. “Đây là vết mổ mà tôi đã bán đi một quả thận thời gian gần đây. Tôi đã nhận được 7.000 USD để trả khoản nợ vì đánh bạc”, chàng thành niên nói. Chàng trai nói rằng, thị trường chợ đen buôn bán nội tạng là một thế giới trong bóng tối, bí mật và chủ yếu hoạt động trực tuyến. “Lúc đầu, tôi được đưa đến một bệnh viện để các bác sĩ thu thập mẫu máu và tiến hành kiểm tra sức khỏe. Sau đó, tôi được bố trí ở trong khách sạn vài tuần chờ cho đến khi những kẻ buôn bán nội tạng tìm được người có nhu cầu thích hợp.
Rồi một ngày, họ đưa xe đến đón tôi tại khách sạn. Người lái xe nói tôi cần phải bịt mắt lại. Thời gian di chuyển khoảng nửa giờ trên một con đường gập ghềnh. Khi tháo băng bịt mắt, tôi thấy mình đang ở trong phòng phẫu thuật, có những bác sĩ và y tá mặc đồng phục. Người phụ nữ nhận thận của tôi đã ở đó với gia đình. Chúng tôi không trao đổi bất cứ điều gì”, chàng trai kể lại. “Tôi đã sợ hãi nhưng sau đó, bác sĩ đưa tôi vào giấc ngủ bằng một liều thuốc gây mê. Khi tỉnh lại, một quả thận của tôi đã biến mất. Người mua muốn có cuộc sống còn tôi thì cần tiền”, người thanh niên nói tiếp.
Chính phủ Trung Quốc cho biết, hơn 12.000 ca cấy ghép tạng sẽ được thực hiện trong năm nay. Tuy nhiên, con số này còn quá nhỏ so với khoảng 300.000 người đang có nhu cầu ghép tạng. Nhu cầu khổng lồ đã tạo “tiền đề” cho thị trường chợ đen buôn bán nội tạng phát triển mạnh. Tiến sĩ Huang, một chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng, để ngăn chặn những vụ buôn bán nội tạng trên thị trường chợ đen, Trung Quốc cần có giải pháp rõ ràng và tầm nhìn chiến lược trong vấn đề này. Cần khuyến khích người dân tự nguyện hiến tạng và muốn làm được điều này, cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức.
Theo_An ninh thủ đô
Ô nhiễm không khí "lấy mạng" 4.000 người TQ mỗi ngày?
Một nghiên cứu mới của Mỹ chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí đang "giết chết" khoảng 4.000 người Trung Quốc một ngày.
Theo nghiên cứu của các nhà vật lý tại Đại học California, Berkeley (Mỹ), cứ một trong 6 người Trung Quốc yểu mệnh, chết trẻ là do ô nhiễm không khí.
Họ ước tính khoảng 1,6 triệu người ở Trung Quốc tử vong mỗi năm vì các bệnh tim, phổi và đột quỵ do tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là các phân tử bụi.
Ô nhiễm không khí khiến nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc, bao gồm thủ đô Bắc Kinh luôn chìm trong màn sương mù, khói bụi.
Một số nghiên cứu trước đó cho thấy, số người chết vì ô nhiễm không khí ở Trung Quốc là từ một đến hai triệu người mỗi năm.
Nghiên cứu được công bố vào ngày 13.8 trên tạp chí PLOS One cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm này là do khí thải từ quá trình đốt than để sản xuất điện và sưởi ấm.
Trưởng nhóm nghiên cứu Robert Rohde cho biết, 38% người dân Trung Quốc đang phải sống trong những khu vực mà chất lượng không khí theo đánh giá của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ là độc hại. Riêng tại thủ đô Bắc Kinh, nồng độ hạt bụi phân tử nhỏ trong không khí cao hơn 40 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
"Đây thực sự là con số rất lớn. Một số khu vực có chất lượng không khí kém nhất là ở phía tây nam Bắc Kinh. Hầu như toàn bộ người dân Trung Quốc đều phải sống trong bầu không khí ô nhiễm hơn so với Mỹ", ông Rohde nhấn mạnh.
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) gần đây ước tính, mỗi năm khoảng 63.000 tới 88.000 người ở Mỹ tử vong vì ô nhiễm không khí. Một số ước tính từ các tổ chức khác dao động từ 35.000 đến 200.000 người.
Ông Allen Robinson thuộc trường Đại học Carnegie Mellon cho biết, bầu không khí ở những khu vực từng bị ô nhiễm ở Mỹ đã trở nên trong lành sau khi chính quyền đưa ra những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.
Không giống như Mỹ, tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc nghiêm trọng nhất là vào mùa đông, bởi người dân thường đốt than để sưởi ấm và điều kiện thời tiết khiến không khí bẩn tập trung gần mặt đất.
Bộ Bảo vệ môi trường (MEP) Trung Quốc năm ngoái đã phải thừa nhận về sự tồn tại của các "làng ung thư" do ô nhiễm không khí ở nước này. Một số chuyên gia xã hội dân sự ước tính có 450 làng ung thư ở Trung Quốc và tin rằng hiện tượng này đang lan rộng.
Trung Quốc đang bắt đầu thực hiện các biện pháp làm sạch bầu không khí bằng cách hạn chế sử dụng than đá để làm giảm sự phát thải CO2 - một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, trong nỗ lực giảm mức độ ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã mạnh tay loại bỏ tất cả các loại phương tiện đời cũ có lượng khí thải cao.
Theo NTD
Cận cảnh 'tảng thịt lợn' hơn 100 triệu năm tuổi mới phát hiện ở TQ Những thợ khai khoáng quặng sắt ở Trung Quốc đã sửng sốt khi đào lên những khối đá giống như thịt lợn. Tin tức từ tờ Daily Mail cho hay, theo tờ Nhân Dân nhật báo, những công nhân làm việc tại mỏ Zhongwei Beishan ở Trung Quốc đã khai quật được loại đá giống hệt như miếng thịt lợn này. Với những...