Chợ nổi Cái Răng – Điểm du lịch độc đáo miền Tây Nam Bộ
Nét văn hoá độc đáo của miền Tây sông nước nay đã trở thành điểm thu hút khách du lịch bậc nhất tại Cần Thơ.
Ai ghé ngang Cần Thơ mà chẳng đòi đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng, nhưng dù trải qua bao nhộn nhịp, chợ nổi Cái Răng vẫn giữ nguyên phần nào những phong tình thú vị của miền Tây sông nước.
Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Đặc điểm của Chợ Nổi Cái Răng:
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ có lịch sử khoảng 100 năm được hình thành từ thế kỉ XX, với hệ thống kênh ngòi chằn chịt, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường thủy, lúc bấy giờ đường bộ chưa phát triển. Nên khi có nhu cầu buôn bán, trao đổi, người ta liền tụ tập mua bán trên sông, bằng các phương tiện như xuồng, ghe, thuyền.
Chợ Nổi Cái Răng họp trên một nhánh của sông Hậu chảy qua địa danh Cái Răng thuộc Cần Thơ, chợ nổi nằm gần cầu Cái Răng. Chợ thường họp vào buổi sáng. Nhiều ghe thuyền, tàu bè khác nhau tụ tập lại để buôn bán, trao đổi hàng hoá, có khi đông đúc đến phủ kín quá nửa mặt sông. Những tiếng rao hàng hoá ngọt lịm của người miền Tây với tiếng xuồng ghe, tiếng gọi nhau í ới tạo nên không khí buôn bán vô cùng sầm uất, nhộn nhịp thu hút nhiều người đến du lịch Chợ Nổi Cái Răng.
Đi tàu tham quan chợ nổi
Du lịch chợ nổi Cái Răng để cảm nhận không khí sầm uất
Hàng hoá đa dạng và cách rao hàng bằng ‘cây bẹo’ độc đáo
“Cây bẹo” – Một nét đặc trưng chỉ bắt gặp được ở chợ nổi, là một cách chào hàng quảng cáo hiệu quả nhất ở đây. cây bẹo thực chất là một cây sào dài, được các chủ ghe cắm trước mũi ghe mình rồi treo những nông sản đặc trưng mà mình mua bán. Chẳng hạn như bán cam thì người ta treo vài quả cam, bán khóm thì treo quả khóm. Với bẹo thì chỉ cần khách hàng đi từ xa sẽ thấy ngay và biết được trên ghe có những mặt hàng nào.
Video đang HOT
Ở chợ nổi, trên nguyên tắc là “treo gì bán nấy” nhưng có 3 trường hợp ngoại lệ, khi bạn đến với chợ nổi sẽ bắt găp:
Treo mà không bán – chính là những bộ quần áo treo trên các ghe xuồng. Hình ảnh này hết sức gần gũi với các cư dân chợ nổi, vì tàu ghe chính là căn hộ nhỏ để họ sinh hoạt trên đó, không gian chật hẹp nên họ tận dụng hết cho mọi hoạt động của mình được thuận tiện.
Không treo mà bán – Đó chính là các ghe xuồng bán thức ăn, nước uống cho những người đi chợ. Chợ họp khá sớm vào khoảng 4h sáng và lênh đênh trên sông nước thế nên có những ghe xuồng bán thức ăn sáng phục vụ cho cư dân trên chợ.
Treo cái này bán cái khác là trường hợp dùng để miêu tả cho việc “bẹo lá bán ghe”. Nếu nhìn thấy trên cây bẹo không treo nông sản, trái cây mà treo một tấm lá lợp nhà hoặc một tàu lá dừa thì người ta sẽ hiểu ngay rằng chính chiếc ghe, chiếc xuồng có cắm cây bẹo là thứ mà chủ nhân của nó muốn bán.
Cây bẹo là nét văn hoá độc đáo khi du lịch Chợ Nổi Cái Răng
Văn hoá buôn bán của người miền Tây
Ngoài việc ngắm thuyền ghe qua lại sầm uất và tiếng rao hàng nhộn nhịp của chợ nổi, du khách đến du lịch Chợ Nổi Cái Răng đôi lúc phải ngạc nhiên và thích thú trước những nét sinh hoạt độc đáo nơi đây như khi những ghe hàng giao nhận trái cây, một người đứng trên ở ghe này một người đứng ở ghe nọ, cứ cầm từng cặp trái cây ném sang, bên kia cứ nhẹ nhàng chụp lấy, phối hợp nhịp nhàng.
Nên làm gì khi đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng
Nổi tiếng với các mặt hàng nông sản miền Tây, đặc biệt là các loại trái cây của đồng bằng sông Cửu Long nên du lịch Chợ Nổi Cái Răng nhất định không thể bỏ qua việc mua trái cây. Nhất là các loại trái cây nổi tiếng gần xa như bưởi Năm Roi, xoài cát Hoà Lộc, dâu da Hạ Châu, vú sữa Phong Điền, măng cụt Cái Mơn, cam sành miền tây,…
Du lịch Chợ Nổi Cái Răng đừng quên mua trái cây
Ngoài trái cây ra bạn cũng có thể mua thêm nhiều món hàng đặc sản của nơi đây như các loại khô cá đồng hay các món đồ lưu niệm từ lá dừa.
Nếu những ai đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng, muốn mua trái cây tại đây thì có thể bước sang hẳn ghe hàng để chọn lựa, khi mua rồi lại muốn nếm ngay những vị trái cây tươi ngọt tại chỗ thì cứ mạnh dạn nói với người bạn, họ sẽ vui lòng gọt và tách sẵn giúp bạn. Người miền Tây đối với khách mua hàng vẫn luôn thân thiện, cởi mở như chính lời rao ngọt ngào của họ.
Ngoài ra ẩm thực của chợ nổi cũng rất đáng để thử qua khi du lịch Chợ Nổi Cái Răng. Chợ nổi thường phục vụ các món ăn sáng dân dã với giá vô cùng bình dân nhưng không kém phần ngon miệng. Cảm giác khi ăn trên con thuyền nhỏ dập dìu sóng vỗ sẽ rất khác lạ so với dùng bữa trên mặt đất. Ăn xong khi khát đừng quên thưởng thức vài đặc sản đồ uống miền Tây như trà ‘lai’ (trà có pha ít cà phê) hay nước dừa Bến Tre nhé.
Thưởng thức bữa sáng khi du lịch Chợ Nổi Cái Răng
Lưu ý khi đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng họp từ rất sớm, khoảng từ 4 đến 5 giờ sáng đến khoảng 9 giờ thì tan, nên muốn du lịch Chợ Nổi Cái Răng bạn phải thức dậy khá sớm. Tốt nhất khi du lịch Chợ Nổi Cái Răng là nên có mặt ở Chợ Nổi vào khoảng tầm 7 giờ sáng vì đó là lúc chợ nổi hoạt động nhộn nhịp nhất.
Nếu muốn du lịch Chợ Nổi Cái Răng thì phải đi thuyền. Hãy ra bến Ninh Kiều của Cần Thơ để thuê thuyền. Bạn có thể đi chung với các du khách khác hay thuê hẳn thuyền riêng nếu đi đông người. Thời gian từ bến ra đến Chợ Nổi là khoảng 30 phút, thế nên hãy tính toán thời gian để có mặt trên chợ nổi vào lúc nhộn nhịp nhất.
Chợ nổi không hoạt động hay hoạt động rất ít vào dịp tết âm lịch, tết đoan ngọ nên hãy tránh khoảng thời gian này ra nếu bạn muốn du lịch Chợ Nổi Cái Răng.
Chợ nổi Cái Răng - Điểm du lịch nổi tiếng nhất Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng là "đặc sản" vô giá của người dân Cần Thơ nói riêng và người miền Tây nói chung.
Tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền cùng tiếng cười nói của người mua kẻ bán đã tạo nên cảnh sầm uất của chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. Từ bến Ninh Kiều đến chợ nổi Cái Răng khoảng 4 km, nếu đi đường thủy mất khoảng 30 phút. Chợ Cái Răng họp khá sớm, từ mờ sáng và đến khoảng 8, 9h thì vãn. Khoảng 6h, hàng trăm ghe thuyền lớn bé đã đậu san sát nhau để mua bán.
Khác với chợ ở Cần Thơ trên đất liền, chợ nổi Cái Răng ở miền Tây thường họp từ rất sớm. Ngày xưa, chợ họp buôn bán từ giữa đêm về sáng. Tuy nhiên, ngày nay chợ họp trễ hơn rất nhiều. Khoảng thời gian họp chợ bắt đầu từ khoảng 5h sáng cho đến hết ngày.
Khung giờ nhộn nhịp nhất ở chợ nổi Cần Thơ là từ 5:30 đến 8:00 sáng. Thời gian lý tưởng để xuất phát đi chợ nổi Cái Răng là khoảng 5h30 sáng từ bến Ninh Kiều. Thời tiết lúc đó không quá nóng. Bạn có thể ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp vào sáng sớm. Bạn có thể thỏa sức chụp hình check-in sống ảo tại chợ nổi Cái Răng lúc đông đúc nhất.
Điểm độc đáo của chợ nổi miền Tây này là treo bẹo. Thông thường, ghe thuyền bán cái gì thì treo cái đó. Họ thường sử dụng cây sào dài (tre hoặc sắt) dựng trước ghe để chào hàng gọi là "treo bẹo". Từ "bẹo" là phương ngữ Nam bộ, xuất phát từ câu nói "bẹo hình bẹo dạng" nhằm có ý gọi mời, phô diễn hình dạng. Do không gian chợ nổi Cần Thơ rộng, kèm theo đó là tiếng sóng vỗ, tiếng máy nổ lớn nên không thể dùng tiếng rao như trên đất liền. Khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm họ mua thì vô cùng dễ dàng.
"Treo gì bán nấy". Thương hồ muốn bán cái gì thì treo cái đó lên cây bẹo. Ví dụ, họ muốn bán dưa hấu thì họ sẽ treo trái dưa hấu lên.
"Treo mà không bán". Đó chính là quần áo của nhiều hộ gia đình sống trên ghe. Họ sinh hoạt hàng ngày ở đây. Chiếc ghe như là ngôi nhà thứ 2 của họ.
"Không treo mà bán". Những chiếc ghe nhỏ len lỏi phục vụ các mặt hàng cho khách đi chợ như: cà phê, bún, hủ tiếu, bún riêu, bánh mì thịt...
"Treo cái này nhưng bán cái khác". Khi bạn thấy họ treo một tấm lá lợp nhà thì có thể hiểu ngầm là họ bán chiếc ghe của họ. Ngụ ý chiếc ghe như căn nhà của họ.
Nông sản miền Tây Nam Bộ Giờ này cũng là lúc chợ nổi sôi động nhất, cả khu chợ như phình to ra, lấn gần hết cả lòng sông. Mọi thứ âm thanh bắt đầu rối loạn với tiếng máy nổ, tiếng chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền cùng tiếng cười nói của người mua kẻ bán. Tất cả tạo nên một sự xô bồ và sầm uất không kém gì những khu chợ trên cạn.
Nhịp sống năng động ở chợ trên sông thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn sáng, cà phê thậm chí cả đồ nhậu len lỏi trong chợ, phục vụ nhu cầu của tất cả mọi người. Ở chợ nổi còn có đầy đủ các loại dịch vụ từ rau củ qủa, thịt, cá đến những cửa hàng bách hoá như mỹ phẩm, mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo hay sửa máy, sửa cân, ghe bán xăng dầu...Các xuồng dịch vụ nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, nhưng tất cả đều rất nhường nhịn nhau.
Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này.
Nhưng trong cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer "karan" nghĩa là "cà ràng" (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) chuyên làm nồi đất và "karan" chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ chợ Cái Răng ngày nay để bán, năm này qua năm nọ. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành "Cái Răng", rồi trở nên địa danh thiệt thọ của chỗ này luôn.
Đến chợ nổi Cái Bè 'càn quét' tất tần tật sản vật miền Tây Chợ nôi Cái Bè là môt trong ba chợ đâu môi lớn nhât của miên Tây Nam Bô. Đên với nơi này, bạn sẽ được khám phá nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, cũng như được hòa nhịp vào môt phân cuôc sông của người dân nơi này. 1. Định vị tọa đô của chợ nôi Cái Bè...