Chợ nổi bốn miền ở Pattaya
Chợ nổi Bốn miền (Four Regions Floating Market) hay còn gọi chợ nổi Pattaya, vì chợ nằm ở một con sông, địa chỉ 451/304 Moo 12, đường Sukhumvit Pattaya.
Gọi là chợ nổi, có nghĩa là chợ xây dựng trên sông, chứ không phải như các chợ nổi ở Việt Nam là người buôn bán trên thuyền. Nhưng ở chợ vẫn có những con thuyền bán hàng, nép vào các con đường đi, hàng bán bày trên mặt thuyền cho khách dễ dàng nhìn thấy. Thắc mắc tại sao gọi là: bốn miền thì được giải thích vì trong diện tích rộng đến 100.000m2, chợ chia làm bốn khu vực Bắc, Trung, Nam và vùng Đông Bắc của Thái Lan, mỗi khu vực bán hàng khu vực đó.
Nếu các chợ có nhiều lối ra vào, thì chợ này chỉ có một lối vào duy nhất, bởi đa phần người tìm đến là khách du lịch, nên phải mua vé vào cửa với giá 70 baht (tương đương 50 ngàn VND). Mua vé xong đi vào cửa chính, sẽ bắt gặp nơi này trưng bày một chiếc xe ngựa. Đây là chiếc xe ngựa do Vua Raman 9 dùng để đi thăm người dân, vì những ngày cuối đời, ông không thể đi lại. Cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej (Rama IX, 1927-2016) là một trong những vị vua được người dân Thái Lan rất yêu quý. Trong 70 năm cầm quyền, sức ảnh hưởng của ông đã góp phần định hình nên đất nước Thái Lan ngày nay. Ông hay đi về vùng quê để trò chuyện với nông dân, trong một chuyến đi đến các tỉnh đông bắc Thái năm 1955, ông quan sát bầu trời thấy mây rất nhiều, nhưng mưa không có giọt nào. Từ lúc đó, Vua Bhumibol nảy ra ý tưởng làm mưa nhân tạo. Ngay tại lối vào, có những cô gái chuyển giới xinh đẹp biểu diễn những điệu múa tạo cho không khí ở khu chợ thêm sôi động.
Chợ rất rộng lớn, lối đi là những tấm ván lót, chia ra nhiều nhánh khác nhau về tám hướng, điểm xuyết là những khoảng trống của sông nước. Bạn là người lần đầu tiên đến nơi này, được dặn dò là bên dưới sàn gỗ có vạch các mũi tên. Mũi tên đỏ chỉ lối vào chợ, và khi bạn đã thỏa lòng nhìn ngắm hoặc mua sắm, cú theo hướng mũi tên xanh là sẽ ra cổng chợ. Hiện chợ có gần 120 gian hàng bày bán mọi thứ, trong đó quần áo và thức ăn là nhiều nhất. Và chắc chắn là sự quyến rũ thực sự của hàng hóa khiến bạn cứ đi sâu vào chợ, và khi quay về chỉ cần đi theo mũi tên màu xanh.
Một khu buôn bán ở chợ nổi Bốn miền.
Dọc theo chợ có những gian hàng bán đồ ăn Thái, một số chiếc thuyền cũng bày bán như bánh dừa, xôi xoài, chè Thái, bún thịt heo và cả những món ăn lạ như bánh bạch tuộc, cuốn gỏi, gỏi đu đủ, kem và các loại hạt… giá trung bình của mỗi món là 50 baht. Những người bán hàng quần áo, đồ gỗ, đồ gia dụng, đồ kỷ niệm cũng có rất nhiều, thường thì có giá cố định, gần như không cần phải trả giá. Con đường vào chợ cứ uốn lượn, bởi chợ được bố trí theo hình bát quái, thỉnh thoảng có một chiếc cầu, chủ yếu để bạn lên đó chụp ảnh check in và ngắm cảnh chợ. Những chiếc thuyền bán hàng neo đậu bán cả tôm hùm, khoai tây chiên, dừa trái… có người nói cả được tiếng Việt. Nhiều du khách cùng leo lên những chiếc thuyền nhỏ, mỗi người cũng chỉ 50 baht cho cuộc dạo chơi ở khu chợ, với thời gian 20 phút (vì đa phần du khách không có nhiều thời gian để đi lâu hơn).
Rời khỏi Chợ nổi Bốn miền, rất ít người ra về tay không. Ai cũng mua một món gì đó gọi là chút lưu giữ trong một lần ghé chợ.
Video đang HOT
5 chợ nổi ở Thái Lan khiến du khách 'quên lối về'
Du lịch xứ sở Chùa Vàng, nếu bạn đã chán với việc mua sắm tại các trung tâm thương mại thì những khu chợ nổi ở Thái Lan dưới đây chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị.
1. Chợ nổi Damnoen Saduak, Bangkok
Bên cạnh các trung tâm thương mại sầm uất, những khu chợ đêm với đầy đủ mặt hàng, nhu yếu phẩm, "thiên đường mua sắm" Bangkok còn nổi tiếng với những khu chợ nổi, mà trong đó ấn tượng nhất phải nhắc đến chợ Damnoen Saduak.
Damnoen Saduak là chợ nổi không họp trên sông mà họp trên các kênh rạch chằng chịt thuộc huyện cùng tên, tỉnh Ratchaburi cách Bangkok 105 km về phía Tây Nam. Đây được xem là ngôi chợ khá sầm uất và đa dạng hàng hóa. Chợ là địa điểm thu hút khách du lịch và là nơi du khách có thể mua hàng lưu niệm cũng như khám phá nét văn hóa đặc biệt của cuộc sống người dân Thái trên kênh rạch rõ nét nhất.
Chợ nổi Damnoen Saduak nằm men theo những con kênh đào rộng chừng 10m, đổ ra sông cái. Người mua, kẻ bán đều di chuyển bằng ghe chèo tay chậm rãi, trên ghe đầy ắp những gia vị, trái cây, rau quả, thịt cá...
2. Chợ nổi Bốn Miền, Pattaya
Được đưa vào hoạt động năm 2008, khu chợ này có diện tích lên đến 100.000 mét vuông, và có tên gọi đầy đủ là chợ nổi Bốn Miền (Four Regions Floating Market). Nơi đây được quy hoạch và chia thành 4 khu vực riêng biệt, tượng trưng cho bốn miền của Thái Lan bao gồm Bắc, Trung, Nam và vùng Đông Bắc. Mỗi khu vực lại bán những vật dụng, hàng hóa, sản vật đặc trưng của từng vùng miền.
Không chỉ khác biệt bởi các mặt hàng được bày bán, lối kiến trúc trong các khu ở chợ nổi ở Pattaya Thái Lan này cũng mang những nét riêng, rất đặc trưng. Như ở khu miền Bắc bạn sẽ thấy những ngôi nhà có mái nhọn, có phần đơn giản, nhưng tới khu miền Nam các ngôi nhà ở đây được trang trí bằng những họa tiết chạm khắc rất tinh xảo. Lang thang trong khu chợ này, bạn cũng sẽ bắt gặp rất nhiều hàng quán bán trái cây, đồ lưu niệm, đồ ăn vặt và một vài địa điểm được dành để làm khu triển lãm nghệ thuật.
3. Chợ nổi Amphawa, Bangkok
Khu chợ nổi ở Thái Lan này có những ngôi nhà bằng gỗ dọc theo dòng kênh. Nơi đây chủ yếu bán quà lưu niệm, đồ ăn nhẹ nên bạn có thể tới đây vào bất cứ thời gian nào. Tuy nhiên, đây là địa điểm du lịch được yêu thích nên rất đông đúc. .
Điểm thu hút nhất mà ai từng ghé đến đây đều nhớ đó là những quầy hải sản với vô vàn những món hải sản nướng ngay trên thuyền gỗ. Có khi chính bạn không muốn ăn nhưng chỉ ngửi cái mùi thơm bay khắp mọi nơi của những con tôm, mực, cua, sò, ốc... thôi cũng khiến ruột gan bạn cồn cào và muốn thưởng thức ngay.
4. Chợ nổi Bang Nam Pheung, Bangkok
Chỉ cách phía đông Bangkok vài cây số, Bang Nam Pheung được xem là chợ nổi nhỏ nhất trong số những chợ nổi ở Bangkok Thái Lan nhưng lại khá tấp nập vì ngay gần trung tâm. Những món ăn ở đây đều rất ngon từ hải sản cho đến mì, bún... Chợ có nhiều người Thái hơn là khách du lịch vì nó cũng thuộc khu chợ địa phương, tấp nập nhưng lại mang một không khí yên tĩnh hơn so với nhiều khu chợ khác.
5. Chợ nổi Taling Chan, Bangkok
Chợ nổi Taling Chan chỉ cách trung tâm Bangkok khoảng 12 km, không lớn lắm nhưng có đủ đặc trưng của một khu chợ nổi: từ những chiếc thuyền đầy hàng hóa, hàng thủ công độc đáo, đến những bữa ăn "chất lượng" mà giá chỉ khoảng hơn 100 baht bên những con kênh đào. Ở đây không quá đông đúc như ở chợ nổi Damoen Saduak hoặc chợ nổi Amphawa, nhưng vẫn giữ được nhiều nét địa phương.
Ở Taling Chan, du khách có thể thưởng thức bữa trưa hải sản tuyệt ngon bằng cách ngồi trên sàn nhà cùng với người bản địa, lái thuyền đuôi dài dạo quanh các con kênh lân cận chỉ với 100 baht, mua sắm điên cuồng hay nếm thử nhiều món ăn. Bạn thậm chí có thể mát xa chân bên dưới những tán cây với giá chỉ 200 baht.
Đến Pattaya tận hưởng màn đêm ở "Thiên đường sung sướng" Khách du lịch Pattaya, Thái Lan chẳng còn lạ lẫm gì những câu slogan: "Good guy goes to heaven, bad guy goes to Pattaya", tạm dịch là Chàng trai tốt lên thiên đường, trai hư sẽ đến Pattaya... Phố đi bộ nổi tiếng khi du lịch Pattaya nằm ở đâu? Con phố đi bộ nóng bỏng này xuất phát từ phía Nam đường...