Cho những người phụ nữ không có 8/3
Với họ, 8-3 không có ý nghĩa gì cả, thậm chí đó lại là một ngày vất vả hơn so với ngày thường. Ngày 8/3 được mặc định là ngày giành cho nữ giới. Ngày ấy, phái đẹp được tặng hoa tặng quà và những lời có cánh. Nhưng đâu đây trong đời sống này vẫn có những người phụ nữ khi được hỏi tới chỉ biết lặng lẽ lắc đầu.
Với họ, 8/3 không có ý nghĩa gì cả, thậm chí có người, đó lại là một ngày vất vả hơn so với ngày thường. Phải chăng, họ – những người phụ nữ ấy, không biết ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ trên toàn thế giới hay chỉ vì những bon chen mưu sinh tất bật giữa cái nghèo, khốn khó khiến 8/3 đối với họ trở thành một khái niệm xa xỉ?
Mùng 8/3 là gì hở chị?
Đó là những người phụ nữ ở khắp các miền quê dạt về Hà Nội kiếm sống. Trong đó, có rất nhiều người trở thành trụ cột kinh tế của cả gia đình từ đôi quang gánh, chiếc xe đạp thồ… Họ đành lòng gửi lại quê nhà những đứa con nhỏ cho ông bà, hay tự thân bọn nhỏ nuôi nhau… để bươn trải, kiếm sống nơi Hà thành phồn hoa đô hội nhưng cũng nhiều hiểm nguy.
Có mặt tại chợ đầu mối Long Biên, tiếp xúc với nhiều phụ nữ ở tỉnh lẻ về đây kiếm miếng cơm manh áo, khi hỏi ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 các chị mong ước điều gì, nhiều chị còn không nhớ đó là ngày của giới mình. Vắt vẻo đôi quang gánh trên lưng, chị Nguyễn Thị Tần (Hưng Yên) cho biết, từ sáng sớm, chị đã kịp gánh 10 chuyến hàng hoa quả từ xe tải đến các sạp hàng. Ngày nào cũng vậy, các chị phải dậy từ 3 giờ sáng để đón hàng từ miền Nam ra. Giá của mỗi gánh hàng tuỳ thuộc vào độ dài của quãng đường, người khỏe thì kiếm nhiều, người yếu thì kiếm được ít. Người khỏe thì một ngày cũng kiếm được vài chục nghìn, người yếu không nhanh nhẹn thì chỉ kiếm được mười mấy nghìn. Chị thật thà “Tôi biết ngày 8-3, nhưng ngày đó với tôi thì cũng như ngày thường thôi”. Chị Mùa (Thanh Hóa) cũng không ngoại lệ. Khi chúng tôi hỏi về ngày 8/3 , “đã bao giờ chị nhận được quà chưa?”. “Chưa bao giờ! Ngày ấy là của các chị làm cán bộ chứ, chúng tôi làm gì có ngày nào”, chị Mùa cho biết. Chị Mùa còn tiếc rẻ nói: “ Một bông hoa hồng đẹp tới 4 đến 5 nghìn đồng mua làm gì! Bằng nửa ngày lao động của chúng tôi đấy. Họ cứ mua tặng nhau cả bó, để vài hôm là héo, phí cả tiền”.
Với những người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, niềm vui lớn nhất trong ngày 8/3 là kiếm được mấy chục nghìn gửi về phụ giúp chồng hoặc mẹ để chăm lo cho con. Khi người người, nhà nhà tặng nhau, chúc tụng nhau những hoa những quà thì còn có những con người đi nhặt nhạnh từng mảnh giấy bóng gói hoa đã nhàu nát, từng mảnh giấy bọc quà để đem về bán đồng nát.
Kết thúc một ngày lao động mệt nhọc bên xe rác, chị Hoa (Hà Đông) thở dài trong não nề, nếu có ngày 8/3 cho tôi thật thì tôi chỉ mong cho ngày nào cũng có việc mà làm. Ngày 8/3, ngày của phụ nữ, nhưng vẫn còn đó những người phụ nữ nhưng không hề biết rằng đó là ngày của mình và mình có quyền được sống cho mình bởi sinh ra ắt là thân phận đàn bà họ đã phải sống cho chồng con. Và vốn quen với ruộng đồng ở miền quê xa xôi về đây mưu sinh, nên với họ “chưa biết 8/3 là gì?”.
Video đang HOT
Ở miền quê xa xôi về đây mưu sinh, nên với họ “chưa biết 8/3 là gì?” (Ảnh minh họa)
Và những bất hạnh vẫn nhiều lắm
Viết về những người phụ nữ không có 8/3 trong ngày này, tôi chợt nhớ đến câu chuyện của một người bạn hàng chài. Sinh ra trên vùng sông nước, lớn lên cùng sông nước. Đến khi lấy chồng, lập một gia đình nho nhỏ cũng lênh đênh trên sông trên biển ngày này qua tháng khác. Từ khi gia cảnh khó khăn, con cái nheo nhóc, ngày nào anh chồng cũng đánh chị, cứ 2 ngày lại một trận. Đánh đến thâm tím mặt mày, lằn roi quanh người. Thế nhưng chị nhất quyết không bỏ anh. Có người phát hiện được người chồng bạo hành khuyên chị nên kiện anh ra tòa. Nhưng khi ra đến tòa, chị nhất quyết xin tha thứ cho người chồng vì đâu có ai hiểu rằng sống trên sông nước cần phải có một người đàn ông. Dù đó là người đàn ông vũ phu.
8/3 năm trước, năm nay, hay sang năm vẫn còn đó những hình ảnh trái ngược nhau. Có những phụ nữ được cơ quan tổ chức tiệc tùng, ban phát quà, hoa… tại các nhà hàng khách sạn, thì đâu đó còn kia những cảnh đời chui rúc trong những ngôi nhà chật rách nát trên thửa đất hẹp dưới chân tường họ ở đây đều kiếm sống bằng nghề xích lô, xe thồ, bốc vác, nhặt rác, ăn xin và buôn bán nhỏ nên cơm áo ghì sát đất. Và tối về họ còn phải chịu những trận đòn vũ phu từ người chồng.
Cái khó bó cái khôn. Sự đói rách đẩy nhiều gia đình tới chỗ mâu thuẫn và người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi. Những người phụ nữ khổ cực, họ sống cho chồng con và không có khái niệm sống cho mình, kể cả trong ngày 8/3, ngày của chính họ. Tôi tin chắc họ cũng không biết được hay ý thức được rằng cả thế giới có một cái ngày gọi là ngày quốc tế phụ nữ để tôn vinh họ.
Viết cho những người phụ nữ bất hạnh đã không có 8/3 vào những ngày này mà biết đâu ngày này đâu đó họ còn là nạn nhân của những trận đòn từ những người chồng thô bạo và họ lại là nạn nhân của bạo lực gia đình. Khi được hỏi có mong ước gì trong ngày 8/3, có chị, có mẹ đã không hy vọng sẽ được tặng một bó hoa, hay được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa, mà chỉ có một điều giản dị đến cứa lòng: Mong chồng đánh nhẹ thôi…! hay không bị “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.
Chị Hương Lan (Gia Lâm, Hà Nội) lấy chồng 15 năm, đã hai lần phải tìm đến với nhà tạm lánh vì bị chồng hành hạ. Chị Lan kể, chồng chị là người rất gia trưởng, chồng nói, vợ không được cãi. Chị có nói lại anh thì anh “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Nhiều lần chị bị chồng đánh gây thương tích, phải nhập viện, anh cấm chị không được lấy giấy chứng thương. Không chỉ thế, cả gia đình chồng đều vào hùa với chồng và cho rằng, chị cần phải được “dạy dỗ”. “Ngày nào ngồi vào mâm cơm, mẹ chồng chị cũng nói xa nói gần nàng dâu lười biếng, không biết chăm sóc con. Vốn tính nóng nảy, mỗi khi nghe mẹ phàn nàn là chồng lôi vợ vào buồng đánh. Một câu nói không vừa ý, tâm trạng không vui, món ăn không hợp khẩu vị cũng có thể khiến anh cáu gắt và đánh” – chị Lan nghẹn ngào nói.
Nhắc đến ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, chị Lan ngân ngấn nước mắt. Gạt những giọt nước mắt trên khuôn mặt hốc hác, mắt thâm quầng, chị Lan mong ước: “Tôi chỉ mong một điều chồng tôi đừng đánh tôi vào ngày 8/3. Nói thật, vào đây tôi mới biết thế nào là ngày 8/3.”
Cũng hai lần ở nhà tạm lánh để “né” chồng, chị Hoàng Thị Na (Phú Xuyên, Hà Nội) xót xa nói: “ Trong khi những người phụ nữ khác được chồng trân trọng, yêu thương thì tôi lại phải vào đây để tránh đòn“. Theo chị Na, trước đó chị thường bị chồng đánh, mẹ chồng chửi. Có lần người chồng vũ phu rút thắt lưng đánh túi bụi khiến chị phải nhập viện. “ Bị chồng hành hạ, nhiều lúc em định đập đầu vào tường mong chết đi. Nhưng nghĩ đến 2 đứa nhỏ, em lại cắn răng sống tiếp”- chị Na kể. Từ đó, chị Na rơi vào trạng thái trầm cảm, không muốn tiếp xúc với mọi người. Mong ước hoa, quà trong ngày 8/3 năm nay với chị Na là quá xa xỉ.
Mong ước…
8/3 viết về những người không 8/3 để thấy rằng nguyên nhân gây ra nỗi đau và nỗi bất hạnh cho người phụ nữ là ai? Là những người đàn ông vũ phu hay chính là những lễ nghi, lễ giáo và những định kiến mà họ đã và đang hay sẽ chà đạp lên quyền sống và quyền làm người của người phụ nữ. 8/3 chúc cho những người phụ nữ không có 8/3 hãy sống thật bình yên giữa dòng đời đầy xô bồ tấp nập đầy lo toan này, chúc cho những người tôi đã từng biết, đã quen, đã nghe và thậm chí là chưa từng được biết đến trong cuộc sống này những gì tốt đẹp nhất.
Theo 24h
Chồng bảo không chấp nhận đàn ông đánh vợ
Anh đi làm về, quăng cặp lên chiếc ghế sofa, giọng bực bội: "Không chấp nhận được người đàn ông đánh vợ! Hỏng".
Chị đang nấu ăn trong bếp, nghe thấy chỉ ậm ừ. Bảy năm vợ chồng, chị đã quá quen với những câu nói đầy phán xét ấy của anh.
Anh hành nghề luật, thường "cãi" trong nhiều vụ ly hôn mà thân chủ là những phụ nữ đáng thương, bị chồng đánh đập, nhẹ thì tím mặt sưng mắt, nặng phải nhập viện. Anh khoe với chị, các vụ như vậy thường anh "cãi" thắng. Tòa phải chấp thuận yêu cầu xin ly hôn của vợ chứ sống sao được với người chồng thích giở thói vũ phu, nhất là thói tật ấy còn ảnh hưởng đến tâm lý, sự phát triển của con cái trong nhà. Hôm nay cũng vậy, anh kể một phụ nữ đã tìm đến văn phòng anh với cánh tay bó bột, nhờ lấy lại công bằng, hỏi thủ tục ly hôn để giải thoát khỏi người chồng quen nói chuyện bằng nắm đấm.
Có lần trong bữa cơm, anh quy kết phận đàn bà, trăm ngàn sướng khổ, tự hào hay tủi hổ gì cũng đều do người chồng mà ra. Anh đơn cử, một quý bà thành đạt, đẹp đến đâu mà vớ phải ông chồng hứng lên là đánh đập thì tươi tắn mấy cũng phải héo tàn. Chị nghe mà mắt cứ xa xăm buồn. Trong giọng nói của anh, chị nhận ra niềm tự hào của người đàn ông hết mực yêu chiều vợ.
Không riêng anh, bản thân chị cũng thương lắm phận đàn bà bị chồng đánh đập. Nhất là sau lần chị đến một nhà tạm lánh dành cho các nạn nhân bị bạo hành. Ở đó, chị đứt ruột nghe chuyện của các chị, các mẹ chung phận chồng vũ phu, đến đây chảy nước mắt nắm tay nhau vỗ về. Mà có xa xôi gì, sếp nữ của chị bao phen đi làm với cánh tay bầm tím, đôi mắt sưng húp giấu sau cặp kính râm. Cô bạn của chị, mỗi lần say là chồng kiếm cớ bắt quỳ gối hàng giờ... Bởi ám ảnh điều đó mà chị chọn anh, người đàn ông học thức, nhẹ nhàng trong cư xử. Anh chẳng phụ lòng chị. Từ ngày nên duyên chồng vợ, chưa một lần anh ném cái ly hay cuốn tập trước mặt vợ, nói gì đến vung nắm đấm.
Không riêng anh, bản thân chị cũng thương lắm phận đàn bà bị chồng đánh đập. (ảnh minh họa)
Vậy mà, ngày tháng nối tiếp đi qua, sao lòng chị cứ khắc khoải một nỗi buồn, khó có thể sẻ chia. Nhiều khi chị nghĩ quẫn, so sánh thà vợ chồng cứ gây nhau cho đã, rồi anh... tát vợ một cái không biết có nhẹ lòng hơn chăng. Chỉ mới hôm qua, vợ chồng chị quyết định thay mới cái bàn học cho con. Đến cửa hàng nội thất, anh nói chọn cái bàn cao một chút để "trừ hao" thêm cho con vài năm tuổi. Chị không chịu, nói bàn học phải vừa tầm, để con ngồi không bị mỏi. Chị kêu người ta tính tiền cái bàn theo ý mình thích. Giữa đám đông nhiều khách ra vô, gương mặt anh bỗng dưng đăm lại, câu nói ở đâu chực sẵn trên môi, nhảy bổ: "Cô ăn bao nhiêu dành nuôi cái ngu hết!". Chị sững người, thấy cổ họng đắng nghét, phải quay đi.
Cách đây mấy tháng, nhân dịp sếp lên chức mở tiệc ăn mừng, tửu lượng kém, chị say ngất sau một ly nhấp môi vui vẻ với mọi người. Tối đó về muộn, lại chẳng may vướng cơn mưa nên chị đổ bệnh mấy ngày sau đó. Anh chăm sóc nhưng nặng lời chì chiết: "Thứ đàn bà ăn nhậu, đổ bệnh về báo chồng báo con", "Vài ngày nữa không khỏe thì đi khám, xem thử bệnh do "lây" từ ai hay tự phát sinh". Đợi anh đi, chị úp mặt vào gối tức tưởi khóc. Mà đâu đã yên thân, hễ có dịp chị nói sẽ tham dự tiệc tùng, thể nào anh cũng lôi chuyện cũ ra, cao giọng nhắc nhở: "Ăn nhậu ở đâu, có bệnh thì đổ ở đó khi nào hết hãy về"...
Cũng không dưng, chị nhắc lại cái cảm giác đau lòng, nghẹt thở vì thương tổn của ngày hôm qua mà bao năm chị chịu đựng. (ảnh minh họa)
Chị thường chọn cách im lặng, cam chịu vì cái tính không quen bộc lộ cảm nghĩ lẫn cảm xúc của mình. Chị tự nhủ, thôi thì cố đi nhẹ nói khẽ, chiều lòng chồng để gìn giữ hòa bình, tránh xung đột. Cứ thế, những câu nói vô tình đầy mỉa mai, lên án, phán xét đã thành thói quen của anh như chiếc dao cắm sẵn trong lòng chị, ngọ nguậy khiến tim nhói buốt, tổn thương.
Sau bữa cơm, con trai ngồi vào bàn học. Còn lại hai vợ chồng, chị mang câu chuyện của anh về người phụ nữ tay bó bột ra bàn, rồi ý tứ hỏi, hồi nào giờ tòa có xử ly hôn những vụ mà người vợ không đau đớn thể xác nhưng lại rất khổ tâm? Chị cho biết xem trên các diễn đàn, thấy nhiều bà vợ bị chồng xúc phạm, hay chì chiết, đay nghiến mà không màng đến cảm nhận người nghe... dẫn đến tình vợ chồng hư hao, không muốn sống chung nữa. Anh à lên một tiếng, bảo cái đó gọi là bạo hành tinh thần. Các phiên xử kiểu này rất hiếm bởi "chuyện nhỏ vậy đâu ai ly hôn". Không dưng chị chảy nước mắt, nói: "Thật ra, điều quan trọng là sự tôn trọng, cố gắng đừng xúc phạm, đừng làm tổn thương để chung sống hạnh phúc chứ bỏ nhau có khó khăn gì đâu anh".
Cũng không dưng, chị nhắc lại cái cảm giác đau lòng, nghẹt thở vì thương tổn của ngày hôm qua mà bao năm chị chịu đựng. Với chị, mỗi lần trải qua cảm giác ấy, thấy như "chết trong lòng một ít" - cái "chết" giống vòng quay chiếc bánh xe đang từng ngày từng khắc lăn đến bờ vực thẳm. Chị dịu dàng thổ lộ, chồng đừng vắt kiệt tình yêu, sự kính trọng bấy lâu dành cho anh bằng lời nói xát muối, bởi sức công phá của nó, có khi còn nặng nề, bức bối gấp trăm ngàn lần thói vũ phu.
Theo Eva
Vợ mất trinh, chồng cay cú đi cặp bồ Chồng chửi bới, đánh đập, cặp bồ vì trước khi cưới tôi không còn trinh trắng. Kính gửi chị Hạnh Dung! Tôi lấy chồng bốn năm, đã có hai con nhỏ. Khi lấy anh, tôi đã một lần lỡ dại, mất đời con gái. Anh biết chuyện nhưng vẫn chấp nhận cưới tôi. Khoảng thời gian hơn một năm trở lại đây, anh...