“Chợ nhân đạo” – phiên chợ ấm áp tình người
Mô hình “ Chợ nhân đạo” được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm 2020 đến nay đã mang đến cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhiều sự chia sẻ đầy ấm áp, ý nghĩa.
Đây là một trong những hoạt động nổi bật nhất mà Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện, với những kết quả rất đáng mừng.
Phiên “Chợ nhân đạo” tổ chức tại xã Tượng Sơn ( Nông Cống) ngày 30-10 vừa qua.
Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, chúng tôi có mặt tại phiên “Chợ nhân đạo” được tổ chức tại xã Tượng Sơn (huyện Nông Cống). Đây thực sự là phiên chợ đặc biệt đối với 200 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có người khuyết tật, người già neo đơn, đau ốm, đối tượng lao động tự do bị mất thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trên địa bàn các xã Tượng Sơn, Tượng Lĩnh, Công Liêm, Công Chính và Yên Mỹ. Bởi khi đến chợ, họ không phải đem theo tiền để mua hàng, thay vào đó là những tờ phiếu mua hàng với giá 0 đồng. Phiên chợ với những gian hàng “0 đồng” do các câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện, Hội Chữ thập đỏ và Huyện đoàn Nông Cống bố trí với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, quần áo, đồ dùng gia đình… Tất cả đều được các đơn vị, tổ chức, CLB thiện nguyện vận động, quyên góp để đem tới “Chợ nhân đạo” tặng miễn phí cho bà con. Cho dù mỗi phiếu mua hàng chỉ có giá trị 300.000 đồng, nhưng bà con ai nấy đều vui mừng phấn khởi và đã chọn được những mặt hàng thiết yếu nhất cho gia đình. Đây thực sự là hoạt động rất ý nghĩa đối với hộ nghèo, đối tượng khó khăn đúng như chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, “Dù bạn là ai, khi bạn cần – chúng tôi có mặt”.
Anh Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Nông Cống cho biết: Để nhân rộng mô hình “Chợ nhân đạo” tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, hiện nay, Hội Chữ thập đỏ huyện đang tích cực phối hợp với hội chữ thập đỏ các xã, thị trấn, kêu gọi, vận động các tổ chức, nhà tài trợ cùng đồng hành. Càng vận động được nhiều tổ chức, nhà hảo tâm tham gia thì phiên chợ sẽ càng đa dạng, phong phú các mặt hàng lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân được lựa chọn. Sau thành công của phiên “Chợ nhân đạo” tại xã Tượng Sơn, huyện sẽ tiếp tục triển khai thêm các phiên chợ tại các địa bàn khác.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức được 8 phiên “Chợ nhân đạo” (hay còn gọi là phiên chợ 0 đồng), với gần 2.600 suất quà (tương đương với gần 2.600 phiếu mua hàng 0 đồng) có tổng giá trị gần 520 triệu đồng. Bên cạnh việc bố trí các gian hàng 0 đồng, mua bằng phiếu, nhiều địa phương, các tổ chức thiện nguyện đã vận động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức các gian hàng 0 đồng, người dân không cần phiếu cũng được mua hàng. Ngoài ra, các CLB thiện nguyện chữ thập đỏ cũng sáng tạo, tổ chức phiên “Chợ nhân đạo” tại các bệnh viện. Điển hình là phiên chợ được tổ chức tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa với 550 suất quà; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với 600 suất quà nhằm chia sẻ khó khăn với các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại đây. Hội chữ thập đỏ các huyện Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Cẩm Thủy, Thường Xuân cũng đã tổ chức thành công phiên “Chợ nhân đạo” tại địa phương mình trong năm 2020, tạo ra sự lan tỏa tích cực.
Bà Trịnh Thị Tiếp, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thông qua mô hình “Chợ nhân đạo”, nhiều tổ chức, nhà hảo tâm đã sẻ chia bằng hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu. Với ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của mô hình, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự đồng hành của các đơn vị, nhà tài trợ để mở các phiên chợ nhân đạo sâu rộng trên toàn tỉnh. Qua đó, người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ những phiên chợ ấm áp tình người này.
'Đừng mang danh từ thiện để đánh bóng tên tuổi, phô trương đạo đức'
Nhấn mạnh "làm từ thiện phải có văn hóa", Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho rằng không nên mang danh từ thiện để đánh bóng tên tuổi, phô trương đạo đức.
Video đang HOT
Sau những "biến cố" không mong muốn xảy ra trong năm 2020 là đại dịch Covid-19 và thiên tai ở miền Trung, hoạt động từ thiện trở thành "phong trào" được nhiều người dân hưởng ứng, song cũng có không ít ý kiến trái chiều.
Vấn đề này cũng được đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) đưa vào nghị trường qua bài phát biểu dài 7 phút về vấn đề văn hóa từ thiện, trong phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 5/11.
Cho đồ ăn hết hạn làm tổn thương người nghèo
Theo bà Thu, bản thân hoạt động từ thiện đã là văn hóa và thước đó văn minh của cá nhân, tổ chức và đất nước.
"Đại dịch Covid-19 và thảm họa thiên tai ở miền Trung đã khơi dậy trong cộng đồng tình dân tộc, nghĩa đồng bào với nhiều hành động đáng quý, đáng trân trọng", nữ đại biểu nhận định.
Trong đại dịch Covid-19, bà Thu cho biết phong trào người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện được dấy lên nhằm hỗ trợ các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, hỗ trợ người dân phải cách ly hay người bị mất việc làm, để họ không bị đói ăn đứt bữa.
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) nhấn mạnh "làm từ thiện cũng phải có văn hóa". Ảnh: Quốc hội.
Trong thảm họa thiên tai ở miền Trung với thiệt hại nặng nề về người và của, một lần nữa, nhân dân cả nước lại chung tay giúp ngời dân miền Trung vượt qua. Nhiều cơ quan tổ chức đến với vùng thiên tai chung tay góp sức sẻ chia khó khăn, đã để lại hình ảnh đẹp về tinh thần "tương thân tương ái" của người Việt Nam.
"Nhưng làm từ thiện cũng cần phải có văn hóa, đó chính là văn hóa từ thiện. Đừng mang danh từ thiện để đánh bóng tên tuổi, phô trương đạo đức", Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ lưu ý.
Bà nêu thực tế có người mang quần áo không còn dùng được hoặc đã lỗi thời, sách giáo khoa hay đồ dùng đã cũ, đồ ăn hết hạn sử dụng cho người nghèo, làm họ bị tổn thương.
Nhấn mạnh "của cho không bằng cách cho", bà Thu cho rằng văn hóa từ thiện cũng cần phải học, để làm sao khi cho, người nhận không có cảm giác được ban ơn, bố thí. Và khi nhận sẽ khiến người cho cảm thấy vui và hạnh phúc.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cũng đề cập đến hệ thống số hóa giúp kết nối các địa chỉ cần cứu trợ nhân đạo. Qua hệ thống này, người cho sẽ biết người nhận cần những gì. Việc này giúp công tác thiện nguyện ngày càng thiết thực, hiệu quả, chuyên nghiệp, nhân văn hơn.
Phản ứng kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng
Cũng liên quan tới vấn đề từ thiện, nữ đại biểu tỉnh Khánh Hòa đề nghị sớm sửa đổi Nghị định 64 của Chính phủ về tiếp nhận, sử dụng phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để phù hợp với tình hình mới, đảm bảo thuận tiện cho cá nhân tổ chức tham gia. Đặc biệt, ngăn chặn lợi dụng cứu trợ để trục lợi.
Hoạt động cứu trợ ở miền Trung trong đợt thiên tai vừa xảy ra đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bà Thu góp ý cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình cứu trợ cho từng nhóm tham gia cứu trợ, tránh cứu trợ tự phát như thời gian vừa qua vừa nguy hiểm lại không hiệu quả, lãng phí công sức, không công bằng, minh bạch.
Đồng tình, đại biểu Trần Công Thuật (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình), cho rằng cần có một cuộc tổng kết, rút kinh nghiệm về các đợt thiên tai, lũ lụt năm nay một cách toàn diện. Ông kiến nghị thay thế Nghị định 64 về việc vận động, phân phối, tiếp nhận các nguồn đóng góp sao cho phù hợp với thực tiễn.
Nhắc lại tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân, tinh thần dân tộc hết sức quý giá trong bối cảnh thiên tai, lũ lụt vừa qua, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đánh giá cao phản ứng nhanh, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng. Đặc biệt khi Thủ tướng yêu cầu sửa ngay Nghị định 64 về ủng hộ, từ thiện trong thiên tai, bão lũ.
Để ứng phó thảm họa thiên tai nhanh và hiệu quả, đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu góp ý Chính phủ nên có chiến lược dài hạn mang tầm quốc gia.
"Đại dịch Covid-19 và đợt thiên tai vừa qua là những cảnh báo nguy hiểm, cần sớm xây dựng các kịch bản để có kế hoạch ứng phó dài hạn, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác ứng phó với thiên tai", nữ đại biểu tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh.
Mặt khác, bà đề nghị Chính phủ rà soát quy hoạch thủy điện, khôi phục lại rừng tự nhiên, không cho phép xây dựng trong khu vực rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn...
Cùng với đó, chúng ta cần trang bị đẩy đủ vật tư, thiết bị cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn tại chỗ, xây dựng nhà tránh trú bão, lũ cho người dân, tổ chức tái định cư cho dân ở những vùng dễ sạt lở, lũ ống, lũ quét...
Đại biểu Quốc hội: "Nếu phải bổ sung ngân sách cho vùng lũ, chúng tôi ủng hộ" Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ trong việc giúp người dân khắc phục khó khăn trong mùa lũ. Ngay sau buổi làm việc sáng 24/10 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo 5 tỉnh miền Trung để khắc phục hậu quả lũ lụt, khôi phục sản xuất, bên lề phiên...