Cho người khó khăn vì dịch vay lấy lãi… 400% mỗi năm
Lợi dụng người dân, các hộ kinh doanh gặp khó khăn trong thời dịch bệnh Covid-19, có nhu cầu vay “ nóng”, nhóm đối tượng đã cho vay nặng lãi từ 121% – 400%/năm.
Ngày 13/12, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đơn vị vừa phối hợp cùng Công an huyện MĐrắk điều tra, xử lý một nhóm đối tượng từ Hải Phòng vào Đắk Lắk để hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi.
Nhóm đối tượng cho vay nặng lãi tại cơ quan công an (Ảnh: Võ Minh).
Video đang HOT
Theo điều tra ban đầu, từ tháng 3 – tháng 11/2021, nhóm các đối tượng gồm Đỗ Văn Hợp (SN 1990), Phạm Hồng Thái (SN 1991) và Bùi Văn Thiện (SN 1999) từ Hải Phòng vào huyện MĐrắk tạm trú rồi hoạt động tín dụng đen.
Nhóm này đã cho những người có thu nhập thấp, các hộ kinh doanh nhỏ khó khăn trong mùa dịch vay không có tài sản thế chấp với mức lãi từ 121,7%/năm đến 405,5%/năm.
Với thủ đoạn này, các đối tượng đã cho khoảng 150 người vay tiền với tổng số tiền giao dịch là hơn 4 tỷ đồng.
Quá trình khám xét địa điểm của nhóm này, cơ quan công an đã thu giữ nhiều giấy tờ, sổ sách, tang vật liên quan việc cho vay nặng lãi.
Hiện vụ việc đang được mở rộng, làm rõ.
Bến Tre công bố kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số 1.000 doanh nghiệp
Đối tượng chính của chương trình hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) có nhu cầu chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười phát biểu tại hội nghị.
Ngày 11/11, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị công bố kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số 1.000 doanh nghiệp và lễ ký kết bản ghi nhớ với các công ty công nghệ. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Lê Văn Khê, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười đến dự.
Chương trình hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2021 - 2022 do Sở Công Thương thực hiện với chủ đề "Chuyển đổi số - Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn". Chương trình kỳ vọng thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về sự cần thiết, tính cấp bách phải chuyển đổi số, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích to lớn hơn nữa; thấy được việc tham gia vào tiến trình chuyển đổi số là một sự thay đổi cần thiết để thành công; nâng cao hiệu quả quản trị và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối tượng chính của chương trình hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) có nhu cầu chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, tùy vào tình hình thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp mà mỗi đơn vị có thể được xem xét hỗ trợ. Chương trình hỗ trợ miễn phí cho 1.000 doanh nghiệp chuyển đổi số 6 gói giải pháp công nghệ phù hợp với tình hình thực tiễn. quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, gồm: hỗ trợ hóa đơn điện tử, website cho doanh nghiệp, tổng đài bán hàng và chính sách khách hàng CloudFone, phần mềm họp trực tuyến Microsoft Teams, giải pháp tăng nhận diện thương hiệu, chữ ký số doanh nghiệp.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười lưu ý: Sau ký kết, các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để tạo lan tỏa và vận động các doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp cần chủ động, tăng cường tìm hiểu thông tin về chuyển đổi số, có kế hoạch triển khai cụ thể theo từng giai đoạn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.
Tăng cường kiểm tra quét mã QR tại cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hà Nội Hà Nội là một trong những địa phương áp dụng mạnh việc quét mã QR ghi nhận người vào, ra ở các địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra các cửa hàng kinh doanh, quán ăn, quán cà phê trên địa bàn về thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19. Thực hiện...