Chó nghiệp vụ mở ra cơ hội sàng lọc nhanh nguồn lây virus corona
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu thể hiện triển vọng cho mô hình dùng chó nghiệp vụ để sàng lọc người nghi nhiễm virus corona hoặc hàng hóa có nguy cơ là nguồn bệnh.
Cảnh sát Chile và chuyên viên huấn luyện 2 chó nghiệp vụ, Kelly và Clifford, tại Trường huấn luyện chó Carabineros de Chile, tại thành phố Parque, thuộc bang Santiago, vào ngày 17/7/2020. Kết quả một số thí nghiệm thời gian qua cho thấy chó đánh hơi có khả năng phát hiện người nhiễm virus corona với độ chính xác khá cao. Ảnh: Getty.
Đây là thí nghiệm về khả năng hỗ trợ ngăn chặn lây lan Covid-19 tại Milton Keynes, Anh, diễn ra vào ngày 31/3/2020. Rob Harris, huấn luyện viên tại trung tâm Chó Phát hiện Y tế, đang trốn sau tấm cửa màu trắng. Anh đang cho Florin, chó nghiệp vụ của trung tâm, thực hiện bài tập phát hiện vật mang mẫu bệnh phẩm có virus corona. Ảnh: Reuters.
Chuyên viên huấn luyện chó nghiệp vụ của hãng hàng không Aerroflot, Nga, đang thử nghiệm cho chó đánh hơi tìm người nhiễm và đồ vật có dấu vết virus corona. Đợt huấn luyện diễn ra tại Sân bay Quốc tế Sherremetyevo, thủ đô Moscow, Nga, vào ngày 9/10/2020. Ảnh: AFP.
Cảnh khuyển cũng được thử nghiệm cho nhiệm vụ sàng lọc nguồn lây nhiễm virus corona. Trong ảnh, chuyên viên của sở cảnh sát Santiago, Chile, cùng “đồng nghiệp” được cử đến Sân bay Quốc tế Arturo Merino Benitez vào ngày 21/12/2020. Bộ Nội vụ Chile cùng ngày thông báo bắt đầu áp dụng chó đánh hơi hỗ trợ sàng lọc nguồn bệnh Covid-19 tại sân bay vào ngày 22/12/2020. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Floki, chó đánh hơi thuộc giống Springer Spaniel Anh, là một trong 2 con chó được đưa đến Đại học Adelaide, Australia, cho chương trình huấn luyện phát hiện virus corona. Hình ảnh được ghi lại trong buổi huấn luyện ngày 18/9/2020. Các nhà khoa học tại Trường Khoa học Động vật và Thú y Australia đang chịu trách nhiệm cho chương trình này. Họ đặt mục tiêu làm rõ khả năng chó đánh hơi phát hiện người mắc Covid-19. Ảnh: Getty.
Một buổi luyện tập của chuyên viên với chó nghiệp vụ ở Trung tâm Huấn luyện Chó SK-9, ngoại ô thủ đô Tehran, Iran, vào ngày 29/5/2020. Chương trình huấn luyện kéo dài 23 ngày, bao gồm 6 huấn luyện viên và gần 20 nhân sự hỗ trợ. Trường phối hợp thực hiện thí nghiệm với Bộ Y tế Iran và quân đội. Ảnh: Getty.
Robert Zacharz và Giulia Gausemann, cùng 2 con chó nghiệp vụ Erec Junior (3 tuổi) và Vine (5 tuổi) tại cơ sở huấn luyện của bộ binh Đức ở vùng Daun. Buổi huấn luyện được tổ chức vào ngày 24/7/2020. Quân đội Đức còn cho trang bị kính bảo hộ cho chó nghiệp vụ để tránh tác động của nắng và bụi cho quá trình huấn luyện sàng lọc nguồn lây nhiễm virus corona. Ảnh: Reuters.
Pháp cũng thử nghiệm phương pháp dùng chó đánh hơi tìm nguồn lây nhiễm virus corona. Trong ảnh là một buổi tập của Đơn vị Chó chuyên dụng, thuộc lực lượng cứu hỏa Paris. Buổi diễn tập được tổ chức tại Trường Thú y Quốc gia vào ngày 15/10/2020. Chó nghiệp vụ được thử nghiệm tìm mẫu bệnh phẩm Covid-19 ở 3 hộp kim loại. Ảnh: Getty.
Hai con chó nghiệp vụ Valo và E.T tại sân bay Helsinki, Vantaa, Phần Lan. Chúng được huấn luyện phát hiện dấu hiệu của virus corona trong mẫu bệnh phẩm thu thập từ hành khách chiều đến. Ảnh: Reuters.
Chương trình thử nghiệm chó nghiệp vụ ở Milton Keynes, Anh, còn đạt được thành công bước đầu khi mở rộng mô hình cho một số loại bệnh truyền nhiễm khác. Trong ảnh, chó nghiệp vụ Freya phát hiện chính xác mẫu bệnh phẩm chứa virus gây bệnh sốt rét, trong buổi luyện tập ngày 27/3/2020. Tổ chức Chó Phát hiện Y tế (MDD) đang hợp tác với Trừng Vệ sinh và Y Nhiệt đối London để huấn luyện chó y tế sàng lọc nhanh ca bệnh Covid-19. Ảnh: Getty.
Chuyên gia của Đơn vị Chó chuyên dụng (Cynotechnical) thuộc lực lượng cứu hỏa Paris, Pháp, cùng “cộng sự” của mình tham gia chương trình huấn luyện ở Alfort vào ngày 15/10/2020. Ảnh: Getty.
Đưa chó xuống xua đuổi voọc: Thu âm tiếng chó sủa
Trước khi triển khai phương án đưa chó nghiệp vụ xuống xua đuổi đàn voọc, lực lượng chức năng từng thu âm tiếng chó sủa để dọa.
Sáng 23/9, tại Đồn biên phòng Hướng Lập (huyện Hướng Hóa), các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị họp bàn giải pháp xua đuổi đàn voọc ba con, gồm hai đực một cái, trở lại rừng.
Theo đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đề nghị Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ hai chó nghiệp vụ với mục đích chỉ sử dụng tiếng chó để xua đuổi, không để xảy ra xung đột giữa chó và voọc.
Được biết đàn voọc đã tấn công 9 người dân, trong đó có một phụ nữ mang thai tám tháng, ba người phải khâu bốn mũi ở chân.
Sáng 24/9, trao đổi với PV, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho biết: "Đề xuất đưa chó vào xua đuổi voọc đã xuất hiện từ lâu, sau cuộc họp vào ngày hôm qua (23/9) đề xuất này đã được Biên phòng Quảng Trị đồng ý. Dự kiến việc đưa chó vào xua đuổi voọc sẽ diễn ra trong 5 năm ngày, bắt đầu từ ngày 26/9".
Theo bà Phương nhận định, việc đưa chó nghiệp vụ vào xua đuổi voọc cần phải lường trước những tình huống như việc voọc tấn công chó nghiệp vụ và con người. Vì thế phải quản lý để không xảy ra tình trạng hai con vật này tấn công lẫn nhau.
Theo đó lực lượng tham gia sẽ gồm có lực lượng biên phòng, kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, phòng trường hợp nếu xảy ra tình huống xấu họ sẽ có công cụ hỗ trợ, hơn nữa những lực lượng này đều am hiểu tập tính của voọc nên sẽ dễ dàng đối phó, xử lý với những tình huống phát sinh.
"Voọc không phải loài thú mà thuộc loài linh trưởng, chúng không có tập tính tấn công người. Ví dụ thấy người đi qua chúng thường nhảy xuống kéo áo rồi lại trèo lên cây. Nếu mình tự vệ xua đuổi thì loài vật này sẽ không dám làm gì. Có những kiểm lâm khi đi xe máy canh gác khu vực đó còn bị chúng làm đổ xe sau đó lại nhảy lên cây.
Vậy nên khi tiến hành xua đuổi voọc cần phải đặt an toàn lên hàng đầu. Phải luôn đảm bảo an toàn cho người, chó và cả voọc, tránh trường hợp xua đuổi mạnh khiến voọc sợ mà ảnh hưởng để cuộc sống của nó. Nếu trong trường hợp dùng chó không xua đuổi được voọc sang nơi ở khác thì sẽ tính phương án khác" -bà Phương nói.
Một con voọc lao ra tấn công hai người dân đi đường, trong khi kiểm lâm túc trực dùng gậy xua đuổi
Nói thêm về việc dùng chó nghiệp vụ xua đuổi đàn voọc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị chia sẻ: "Chó được đưa xuống xua đuổi voọc đều là chó nghiệp vụ được cấp hàm sĩ quan. Những chú chó này đều được huấn luyện và khi được đem đi xua đuổi voọc sẽ có một huấn luyện viên đi cùng. Những người này đều có nhiệm vụ giữ chặt dây cương, tránh trường hợp bị tuột dây đuổi voọc làm voọc sợ.
Trước đó chúng tôi từng thu âm tiếng chó sủa rồi dùng loa phát tiếng đó để xua đuổi voọc. Tuy nhiên được ba ngày đầu voọc có vẻ sợ, đến ngày thứ 4 đàn voọc không sợ hãi nữa, thậm chí xuống nghịch với loa, thiết bị phát ra tiếng chó sủa. Chính vì vậy nên chúng tôi mới đề xuất đưa chó thật xuống để xua đuổi đàn voọc".
Được biết nhà chức trách địa phương tiếp tục vận động người dân không làm hại voọc, xua đuổi quyết liệt hơn để voọc vào rừng sâu. Về lâu dài, kiểm lâm Quảng Trị liên hệ với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) để hỗ trợ, bảo tồn tại chỗ ba con voọc này.
Cuộc họp cũng đề xuất các phương án gây mê, đặt bẫy lồng, đặt bả có chất gây mê... Nếu các phương án bảo tồn không hiệu quả, trong khi đàn voọc tiếp tục tấn công người thì nhà chức trách có quyền tiêu diệt theo quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Quốc Cảm, Trạm trưởng kiểm lâm Hướng Lập, cho hay voọc thường nấp trong bụi cây, chờ người dân đi đến rồi bất ngờ nhảy ra khiến họ bị ngã xe, sau đó chạy lại gần cắn. Có con liều lĩnh hơn, ngồi trên cây cao khoảng bốn mét ở sát lề đường, chờ người dân đi xe máy ngang qua thì nhảy xuống tấn công.
Quảng Trị: Dùng chó nghiệp vụ xua đuổi đàn voọc dữ tợn trở lại rừng Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, UBND huyện Hướng Hóa đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ, dùng chó becgie nghiệp vụ để xua đuổi đàn voọc gáy trắng dữ tợn quay trở lại rừng. Cá thể Voọc gáy trắng xuất hiện tại huyện Hướng Hóa. (Nguồn: baotainguyenmoitruong) Chiều 27/8, Ủy ban Nhân dân...