Chợ miền Trung: Chưa bảo đảm an toàn
Hầu hết các chợ đều lâm vào tình trạng xuống cấp, bị lấn chiếm lối đi, lối thoát nạn, phương tiện PCCC chưa đáp ứng yêu cầu
Hàng chất kín và bày bán tràn lan, lối đi ở chợ Cồn (Đà Nẵng) còn rất hẹp. Ảnh: Hoàng Dũng
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, các chợ lớn ở miền Trung đều chưa bảo đảm an toàn về phòng chống cháy, nổ.
Đà Nẵng: Lo 4 chợ lớn nhất
Theo nhận định của Sở Cảnh sát PCCC TP Đà Nẵng, hầu hết các chợ trên địa bàn TP đều không bảo đảm các yêu cầu, quy định về an toàn PCCC. Trong số 85 chợ trên địa bàn TP, có 4 chợ quy mô lớn cần đặc biệt quan tâm là chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa và chợ Đầu Mối, do Công ty Quản lý hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng quản lý.
Chợ Cồn, được xây dựng từ năm 1985, nay xuống cấp trầm trọng, hệ thống cống thoát nước, hệ thống chữa cháy, thoát nạn và các phương tiện chữa cháy thiếu đồng bộ. Lối đi trong chợ chật hẹp, nhiều quạt điện, dây điện được các tiểu thương nối lung tung. Chợ có trục đường giao thông nội bộ rộng 6 m, dài hơn 200 m, nối từ cổng vào chợ phía đường Hùng Vương. Con đường này xuyên qua chợ ra cổng phía đường Ông Ích Khiêm là con đường thoát hiểm khi có sự cố, cũng là khoảng cách ngăn cháy giữa các khu vực chợ và là con đường dành cho xe chữa cháy. Nhưng hiện nay con đường này đã trở thành nơi mua bán của hơn 200 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, mua bán áo quần, trái cây, hàng rong.
Ông Lê Ngọc Thạnh, Giám đốc Công ty Quản lý hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng, cho biết để hạn chế nguy cơ cháy, tất cả hệ thống điện trong chợ và hệ thống điện chiếu sáng tại các chợ trên địa bàn TP đều được thiết kế độc lập. Sau khi kết thúc hoạt động trong chợ, bảo vệ tại các chợ sẽ cắt điện hoàn toàn bên trong chợ.
Chợ Đông Ba – Huế: Đề xuất lắp hệ thống báo cháy tự động
Còn tại chợ Đông Ba, TP Huế, cũng tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn bởi hệ thống dây điện quá cũ nát, nhiều tiểu thương còn tự ý đốt nhang, xông trầm ngay trong chợ. Lối đi trong chợ chật hẹp, khu vực cầu thang, nơi thoát hiểm cũng bị nhiều người lấn chiếm làm chỗ bán hàng.
Sau khi xảy ra vụ cháy tại chợ Quảng Ngãi, Ban Quản lý chợ Đông Ba yêu cầu các tiểu thương không được chất hàng hóa quá cao cạnh hệ thống điện, hạn chế thắp nhang, xông trầm. Hiện chợ Đông Ba đã trang bị 250 bình cứu hỏa dạng bột được đặt đều trong 6 khu vực và hệ thống 8 trụ nước nối liên thông với hệ thống cấp nước TP Huế, 28 vòi nước chữa cháy áp tường, 4 bể nước dự phòng đặt ngầm dưới đất, 4 máy bơm chữa cháy trong tình trạng hoạt động tốt. Theo ông Nguyễn Văn Cầm, Phó trưởng Ban Quản lý chợ Đông Ba: “Chúng tôi sẽ đề xuất UBND TP Huế lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, camera quan sát, bình chữa cháy, khảo sát lại hệ thống điện nhằm phục vụ công tác PCCC tốt hơn trong thời gian tới”.
Chợ Tam Kỳ: Khắc phục lại sợ tốn tiền
Bà Nguyễn Thị Xuân, Trưởng Ban Quản lý chợ Tam Kỳ, Quảng Nam, cho biết chợ được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1993 đã xuống cấp trầm trọng và quá tải. Ban Quản lý đã trang bị cho chợ 16 bình chữa cháy, 8 vòi nước, 1 máy bơm và gần 60 đèn báo cháy, song hầu hết đèn báo cháy của chợ đã hư hỏng. Theo bà Xuân: “Nếu sửa lại toàn bộ đèn báo cháy thì tốn hàng trăm triệu đồng là quá lãng phí, do chợ mới cũng sắp xây nên chúng tôi không bỏ tiền ra sửa chữa hệ thống báo cháy (?). Còn hệ thống điện lòng thòng như mạng nhện là do thiết kế ban đầu nên khó sửa chữa và thay đổi được”.
Bà Xuân cũng nói các tiểu thương buôn bán thường xuyên đốt nhang, giấy vàng mã và chiếm dụng khu vực buôn bán, lấn ra ngoài khu vực đường đi, nếu xảy ra cháy thì lực lượng chức năng rất khó tiếp cận hiện trường.
Chợ Quy Nhơn, chợ Tuy Hòa: Lo bị lấn chiếm
Video đang HOT
Chơ lơn mơi Quy Nhơn đươc UBND tinh Binh Đinh giao cho Công ty Cô phân Phat triên đâu tư xây dưng va du lich An Phu Thinh lam chu đâu tư, đang trong giai đoan hoan thiên. Ông Lê Văn Trung, giam đôc công ty, cho biết riêng thiêt bi PCCC đa đươc đâu tư hơn 1 tỉ đông. “Chung tôi bao đảm thiết bị đung tiêu chuân PCCC, co đương cưu hoa trong chơ, lôi thoat hiêm. Nhưng lo nhât la tiêu thương lân chiêm cac con đương nay đê buôn ban”- ông Trung noi.
Chơ mơi Tuy Hoa (Phu Yên) đươc xây dưng trơ lai vao năm 1995 rông đên 3.000 m2. Tuy nhiên, chợ chi co môt đương cưu hoa đươc thiêt kê rông 8 m và bị lấn chiếm, chi con đu môt xe ba gac chay qua. Theo ông Nguyên Chi Xanh, Trương Ban Quan ly chơ TP Tuy Hoa, khu chơ lâu đa lắp đặt hê thông bao chay va chưa chay tư đông. Trong va ngoai khuôn viên chơ có 32 hong nươc đê ưng cưu kip thơi khi xay ra chay chơ. Ông Xanh cung cho biết 210 binh chữa chay câm tay đươc phân bô đêu khăp trong chơ. Tuy nhiên, theo ghi nhân thưc tê cua phóng viên Báo Ngươi Lao Đông, sô binh chưa chay câm tay chi có ơ day chơ lâu, con cac day chơ lêu thi văng bong. Trong vu chay ơ quây ban than tô ong chơ Tuy Hoa vao tôi 17-7-2011, ngươi dân phat hiên, tri hô va mang tưng xô nươc đê dâp lưa, trong khi tim mai vân không thây binh chưa chay ơ đâu.
ĐBSCL: Nhiều chợ lơ là phòng cháy
Tại đồng bằng sông Cửu Long, công tác PCCC tại nhiều chợ còn lỏng lẻo. Ngày 20-10-2011, một vụ cháy thiêu rụi 53 quầy, sạp ở chợ Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Chợ Định An là chợ tự phát lâu năm, các sạp bán hàng được xây cất tạm bợ nên chỉ cần một ngọn lửa nhỏ từ một hàng quán bán hủ tiếu đã lan nhanh sang các sạp khác.
Vụ cháy chợ An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cách đây vài năm đã làm tiểu thương trắng tay, có người lâm cảnh nợ nần. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, đến nay, chợ An Nghiệp có 316 hộ vừa là nơi ở và kinh doanh mua bán, các hộ này nằm liền kề nhau nên nếu có đám cháy xảy ra, rất dễ lan sang những hộ khác. Trong khi đó, tại tỉnh An Giang, chợ Châu Đốc và chợ Tịnh Biên, hàng hóa bày bán gần như kín cả các lối ra vào chợ, khi có hỏa hoạn sẽ rất khó cứu chữa hiệu quả.
Theo NLD
Giật mình trước cảnh chợ... đợi cháy
Mọi ngóc ngách trong chợ đều được bịt kín, che chắn sao cho nắng khó xiên qua, gió không thổi lọt. Mỗi gian hàng vỏn vẹn vài mét vuông nhưng có đến hàng trăm cái san sát nhau, chỉ chờ một mồi lửa... Hiểm họa từ vụ cháy chợ Quảng Ngãi khiến nhiều khu chợ ở Hà Nội phải giật mình.
Dây điện chằng chịt, hạ tầng cũ kỹ rất dễ là nguyên nhân gây ra cháy nổ
"Điếc không sợ súng"
Chợ Ngã Tư Sở - Hà Nội, chiều thứ hai vắng khách, chị Hoa - chủ tiệm quần áo tranh thủ lướt web, miệng lầm bầm theo loạt tít báo mạng: "Ngân hàng "bó tay" với nửa tỷ đồng cháy xém trong vụ cháy chợ Quảng Ngãi. Thiệt hại từ cháy chợ Quảng Ngãi là 200 tỷ đồng. Cháy chợ Quảng Ngãi đã được cảnh báo. Lúng túng trong việc chữa cháy chợ Quảng Ngãi..."
Quanh chị Hoa có đến 5 - 6 người cả già lẫn trẻ dỏng tai lắng nghe. Gian hàng của chị Hoa là nơi các tiểu thương thường tụ tập khi vắng chợ để cùng nhau bàn luận về những tin tức sốt dẻo. Mấy ngày nay, hội này chú mục vào tin cháy chợ ở Quảng Ngãi. "Cùng cảnh dân buôn với nhau, mình cũng thấy xót của cho người ta" - Bà Báu, tiểu thương đã buôn bán ở chợ hơn 20 năm bình luận. Tiếp theo bà Báu, mọi người thi nhau góp ý kiến, ai ai cũng tỏ vẻ quan tâm.
Trong cuộc đàm luận, người ta kể ra có đến mấy vụ chợ cháy lớn chỉ ở địa bàn Hà Nội. Kể cả chợ Ngã Tư Sở cũng đã từng cháy ngay ở đầu cổng chợ khoảng chục năm trước. "Từ bấy đến nay, chợ này người ta cũng không thấy vụ cháy nào thêm." - bà Báu cho biết.
Nhân chuyện cháy chợ Quảng Ngãi, phóng viên dò hỏi các tiểu thương chợ Ngã Tư Sở có sợ chợ cháy không? Đa phần trả lời có. Mất của ai chả sợ.
Nhưng ngoài nỗi sợ mơ hồ với ông thần lửa, không mấy ai nghĩ vận đen ấy sẽ bất chợt lâm vào mình. Bà Báu bảo: "Sống chết có số cả".
Lơ mơ với thần lửa
Ổ điện tự chế đặt ngay cạnh gian hàng quần áo
"Cách chưa đến 20 mét lại có hai bình cứu hoả. Chúng tôi lại nghiêm chỉnh ngắt cầu dao điện mỗi khi ra về. Thử hỏi, làm sao cháy được?" - anh Bình, chủ cửa tiệm bán giày quả quyết.
Cứ theo lời các tiểu thương thì chợ này khó cháy. Nhưng nếu lơ là cảnh giác, một khi đã xảy ra cháy, chợ Ngã Tư Sở cũng khó cứu.
Trong số những tiểu thương bán vải lụa (hầu hết là phụ nữ) không một ai biết sử dụng bình chữa cháy. Họ cho biết chưa từng được tập huấn cháy nổ, chỉ biết có hai bình cứu hoả treo trên tường mà họ nghĩ rằng "cứu được cả năm toà nhà". Người dân vẫn yên tâm buôn bán.
Khu A của chợ, trước khi phóng viên bước vào bà con còn dặn "cẩn thận kẻo lạc". Khu này bán hàng quần áo là chủ yếu. Các sạp hàng tương đối giống nhau và đường đi lối lại chằng chịt. Thậm chí người ta còn khẳng định "Lần đầu đi chợ Ngã Tư Sở ai cũng bị lạc".
Nơi xa nhất trong chợ tính ra chỉ vài trăm mét nhưng con đường dẫn tới vài trăm mét đó quả gian nan. Hơn nữa, lối đi trong chợ trung bình chỉ khoảng nửa mét, hai người tránh nhau còn khó. Giả sử đám cháy xuất phát từ một cửa hàng nào đó trong chợ, việc lực lượng cứu hoả lọt vào bên trong và cứu cháy sẽ gặp rất nhiều trở ngại từ khâu tìm kiếm nguồn phát hoả cho tới việc cứu người, cứu của.
Mặt khác, chợ Ngã Tư Sở xây từ cách đây mấy mươi năm, cơ sở vật chất xuống cấp khoan bàn đến mà việc người dân phải cơi nới, vá víu chằng chịt để làm ăn buôn bán cũng góp phần không nhỏ vào nguy cơ cháy. Nguy hiểm hơn, khi cháy nổ rất dễ sập đổ.
Thay vì để lại những khe hở khoảng 1 mét giữa các khu nhà mái bằng như thiết kế ban đầu, các tiểu thương lợp kín mọi khe hở bằng tấm tôn có giằng kéo chắc chắn. Việc làm này vô hình chung đã khiến cho toàn bộ khu chợ bị cô lập, trở thành không gian kín khó kiểm soát cháy nổ.
Một số hình ảnh cho thấy nguy cơ cháy nổ tại chợ Ngã Tư Sở:
Bình cứu hoả đặt nơi góc khuất, "không chỉ không biết" và nhiều chướng ngại vật
Cơ sở hạ tầng xập xệ, cơi nới nhiều tấm lót gỗ dễ bắt cháy
Phải nhờ người dân "vạch đường chỉ lối" mới nhìn thấy bình cứu hoả
Hầu hết là những mặt hàng dễ cháy như quần áo, giày dép, vải vóc
Đường đi lối lại nhỏ hẹp, chằng chịt
Nhiều đoạn cơi nới bằng tấm tôn bịt kín lối thoát khí
Tiêu lệnh chữa cháy không nằm trong tầm mắt
Một gian hàng bỏ không nhưng chứa nhiều vạt liệu bắt cháy, đường dây điện vẫn chưa được ngắt
Dụng cụ báo cháy thô sơ làm bằng một bộ vành lốp ô tô cũ
Xập xệ
Mai Châm
Theo Infonet.vn
Cháy chợ Quảng Ngãi: Có hay không sự chậm trễ chữa cháy ban đầu? Vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại chợ Quảng Ngãi đã thiêu rụi 150 tỷ đồng, biến bao nhiêu mồ hôi, nưc mắt, cuộc sống của hàng trăm tiểu thương thành tro bụi. Khi những giọt nưc mắt vẫn chưa ngừng rơi, các tiểu thương muốn đi tìm sự thật về nguyên nhân cháy chợ. Trò chuyện vi chúng tôi, ông Mai Văn Su...