Cho mẹ đẻ 20 triệu chữa bệnh nhưng bị chồng đánh, vợ tức mình đáp: “Tôi nhịn anh đủ lắm rồi nhé”
Khốn nạn, cô dám mang hẳn 20 triệu cho mẹ cô à? Ai cho cô lấy tiền nhà chồng về nhà mẹ đẻ, cô đã ăn trộm bao nhiêu lần rồi.
Loan và Hùng kết hôn đã được 3 năm, nói về cuộc hôn nhân của Loan thì ai nhìn vào cũng nói cô sung sướng khi cưới được chồng giàu lại tử tế, không gái gú cờ bạc. Vậy nhưng ai ở trong cuộc thì mới biết, cuộc hôn nhân của Loan thực sự không hoàn hảo như người ngoài vẫn thấy.
Đúng là Hùng không gái gú, cờ bạc, nhưng cái điều khiến cho Loan thấy mệt mỏi, khó chịu đó là chồng mình quá keo kiệt, lúc nào tính toán chi ly. Lần nào Loan đi chợ về Hùng cũng tính xem vợ mua hết bao nhiêu còn thừa bao nhiêu. Nhìn cảnh chồng cứ sợ mình có quỹ đen mà Loan chán ngán lắm. Thà rằng vợ chồng kinh tế khó khăn thì làm như vậy còn được, đằng này lương Hùng 15 triệu tháng, Loan thì 8 triệu/tháng.
Nhiều lúc Loan nghĩ lại hồi sinh con nếu cô nghe chồng ở nhà nội trợ chồng nuôi thì giờ có lẽ cuộc đời Loan còn khốn nạn hơn nhiều. Đây là cô còn kiếm ra tiền mà vẫn bị chồng hành họe như này, nếu cô ở nhà nữa thì không biết như nào.
(Ảnh minh họa)
Bản thân Loan kiếm ra tiền, nhiều lúc cô muốn gửi biếu cho bố mẹ ít nhưng nói gửi cho nhà nội thì không sao. Vừa bảo gửi về cho mẹ đẻ thì Hùng đã lườm nguýt.
- Em lấy chồng rồi mà cứ suốt ngày nghĩ cách mang tiền của về nhà ngoại là sao? Bố mẹ em còn có anh trai em cơ mà, em nhìn đi, em gái anh lấy chồng nó có bao giờ lấy tiền nhà chồng mang về cho bố mẹ đâu. Em nhìn em gái anh mà học hỏi.
- Anh nói gì mà nghe chối tai vậy, rõ ràng tiền em kiếm ra. Em đâu có ngửa tay xin tiền anh cho mẹ em.
- Thôi đi, kết hôn rồi mà còn tiền anh tiền em à? Nói tóm lại đã lấy chồng thì phải lo chu toàn cho nhà chồng.
Video đang HOT
Tính chồng Loan lúc nào cũng keo kiệt nên cô cũng chẳng buồn cãi tay đôi với chồng nữa. Loan cứ im lặng mà cho chẳng thèm báo cáo nữa, cô nghĩ tiền báo hiếu cha mẹ thì tuyệt đối không đượ c tiết kiệm. Chồng muốn nói gì thì mặc chồng.
Thế rồi cho đến một ngày mẹ Loan ốm nặng phải nhập viện, bác sỹ nói mẹ cô phải mổ gấp và cần số tiền lớn. Mọi người trong gia đình gom góp lại lo cho mẹ, bản thân Loan cũng mang số tiền tiết kiệm 20 triệu ra cho mẹ. Nào ngờ lúc cô nói với chồng thì Hùng lại lao vào đánh cô:
(Ảnh minh họa)
- Khốn nạn, cô dám mang hẳn 20 triệu cho mẹ cô à? Ai cho cô lấy tiền nhà chồng về nhà mẹ đẻ, cô đã ăn trộm bao nhiêu lần rồi.
Lúc này Loan không kiềm chế nổi nữa, cô đẩy chồng ra hét:
- Anh có thôi đi không? Tôi nhịn anh đủ lắm rồi nhé. Mẹ tôi ốm nặng nằm viện anh không thèm vào thăm mà còn ở đây trách móc à? 20 triệu này là tiền tôi chứ không phải tiền anh? Anh bắt tôi coi bố mẹ anh như bố mẹ đẻ, vậy anh đã đối xử với bố mẹ tôi như nào? Chồng là tấm gương phản chiếu của vợ, anh khốn nạn, bất hiếu với bố mẹ vợ thì đừng mong vợ sống tốt với bố mẹ anh. Nếu anh thích tính toán thì ly hôn đi, tôi không bao giờ muốn chung sống với gã đàn ông khốn nạn như anh nữa.
Nói rồi Loan bước đi mặc kệ cho Hùng đứng như sét đánh. 2 hôm liền mẹ con Loan ở trong viện chăm mẹ không thèm ngó ngàng đến chồng. Lần này Loan tự nhủ nếu anh ta không vào viện thăm mẹ vợ và xin lỗi mình thì Loan kiên quyết ly hôn.
Truy Nguyệt
Theo Khỏe & Đẹp
'Cha ở ác với mẹ, em không cần cha nữa'
Dì tôi là giáo viên tiểu học. Chồng dì kinh doanh nhà hàng tiệc cưới. Ông cặp bồ với nhân viên, dì phát hiện. Sự việc không thể chấm dứt nên họ ly hôn, lúc đứa con trai lên bảy tuổi.
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu sau đó không lâu em tôi phát bệnh tim, cần một số tiền lớn để phẫu thuật. Dì đã đem tất cả tài sản sau ly hôn đổi một căn nhà nhỏ cho hai mẹ con nương náu.
Lương giáo viên chỉ đủ sống qua ngày. Ông bà ngoại tôi làm ruộng, cũng chẳng dư dả gì. Không nhờ được ai, cuối cùng dì đành gõ cửa nhà chồng cũ. Ai cũng nói như thế rất hợp lý, vì cha lo cho con trong lúc hiểm nghèo là lẽ đương nhiên.
Em tôi phát bệnh tim, nhưng cha nó đã quay mặt. Hình minh họa
"Cô đã giành nuôi nó thì bây giờ đó là trách nhiệm của cô, kiếm tôi làm chi? Hằng tháng, tôi cấp dưỡng đầy đủ, phần còn lại tự cô phải tính". Ông dượng lạnh lùng quát.
Dì xuống nước: "Nhưng số tiền lớn quá, tức thời em lo không kịp. Có bao nhiêu em đổ vô cái nhà hết rồi. Hay là anh cho mượn đỡ, rồi trừ dần vào tiền hằng tháng...".
Điện thoại dượng reo. Ông nghe máy xong quay sang thông báo tỉnh bơ: "Vợ tôi gọi. Cô có giỏi thì qua mượn cô ấy. Đây là cái giá mà cô phải trả khi kiên quyết ly hôn. Trời phạt cô đó".
Dì tôi gục mặt xuống bàn, òa khóc khi dáng người đàn ông từng gọi là chồng chưa kịp khuất. Cái kiểu nói đó, giống như bao nhiêu lỗi lầm cho sự tan vỡ đều bắt nguồn từ dì. Tôi chở dì về, an ủi, bàn tính chuyện bán nhà.
Sau một tuần, ông dượng đến thương lượng, vẫn kiểu đổ lỗi cho dì như trước. Ông ta ra điều kiện, nếu muốn ông lo tiền trị bệnh cho con thì dì phải làm giấy cam kết sau khi thằng bé khỏe mạnh, nó sẽ về sống chung với ba. Ông không giao dì tiền trợ cấp nuôi con nữa và dì cũng không được thăm nuôi gặp gỡ gì hết. "Đoạn tuyệt". Ông dùng chính xác hai từ đó.
Ông ngoại tôi tức điên, bảo người cha tính toán và máu lạnh như thế cháu ông không cần nữa. Ông khuyên dì tôi dọn về ở cùng rồi bán nhà gấp.
Sóng gió rồi cũng qua. Con trai dì bây giờ đã học lớp Chín. Cũng cần nói thêm, sau lần bị ngoại tôi tống cổ khỏi nhà, ông dượng lặn mất tăm, không thăm con, tiền cấp dưỡng cũng không thấy.
Tôi nhiều lần khuyên dì phải đòi, vì đó là quyền lợi của em tôi và trách nhiệm của ông ấy. Nhưng dì nói, để lấy số tiền đó mà phải gặp gương mặt đáng ghét, dì thà không có còn hơn.
Tôi biết, sự khinh khi nhục mạ của người đàn ông xấu xa đó đã hằn sâu vào lòng dì. Từ một người chỉ biết dạy trẻ, dì tôi mày mò học buôn bán gạo. Khi tiệm gạo trở thành đại lý lớn, dì lại bắt tay học rang xay, pha chế cà phê theo công thức riêng.
Tôi hỏi em muốn gặp ba một lần không, thằng em nói ngay: "Ổng ở ác với mẹ, em không cần". Dì tôi nghe được, chỉnh ngay: "Ba con không được tốt với mẹ, nhưng đó là người sinh ra con, con phải hiếu thảo".
Một ngày, khi em đi học về, ba nó xuất hiện. Ông ngồi nói chuyện với dì rất lâu. Cuộc hôn nhân sau của ông không hạnh phúc nên đã chia tay. Bây giờ, ông muốn chuộc lỗi, bù đắp cho con.
Dì tôi là người dễ cảm thông, sụt sùi nước mắt. Dì đồng ý cho chồng cũ tái thực hiện nghĩa vụ với con. Tưởng đâu mọi việc êm xuôi, nào ngờ đứa con kiên quyết khước từ: "Ngày xưa, ba thà để con chết chứ không lo. Bây giờ, con và mẹ không cần ba nữa".
Việt Quỳnh
Theo Báo Phụ nữ
Những điều phụ nữ cần nhớ kỹ để luôn hạnh phúc Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý muốn, để luôn hạnh phúc, phụ nữ cần nhớ kỹ những điều này. Luôn là phiên bản đẹp nhất của chính mình Đã là phụ nữ thì phải đẹp, đó là vũ khí giúp bạn luôn tự tin và tỏa sáng, phải yêu thương bản thân để ý thức làm mình xinh đẹp và...