Cho máy xúc làm đêm để phi tang vụ rò rỉ xăng dầu?
Theo phản ánh của người dân, vào khoảng 19h30 ngày 25/4, nhân lúc vắng vẻ, doanh nghiệp xăng dầu Hà Quy (thôn Hưng Thịnh, xã Đức Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang), đã cho máy xúc đến đào các téc xăng nhằm xóa bỏ hiện trường vụ rò rỉ xăng dầu.
Đang chuẩn bị ăn cơm tối chị Nguyễn Kim Tuyến, nhà gần kho xăng dầu bị rò rỉ nghe thấy tiếng động lạ, chạy ra thấy các máy xúc đang đào các téc xăng, chị liền hô hào mọi người đến ngăn cản.
Nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng sau vụ rò rỉ xăng tại đây
Tham gia vào việc đào các téc xăng, ngoài người lái máy xúc còn có ông Bàn (chủ đất cho thuê – đồng thời cũng là anh của Giám đốc doanh nghiệp Hà Quy, theo một số người dân nơi đây), anh Nguyễn Văn Nghị – PGĐ doanh nghiệp Hà Quy. Người dân nơi đây cho hay: “Anh Nghị thực chất chỉ là người làm thuê. Mấy ngày nay khi xảy ra sự việc đã được ông Quy đưa lên làm Phó giám đốc công ty để làm việc với bà con”.
Tuy vào thời gian vắng vẻ nhưng một số người dân đã phát hiện nhanh chóng hành động từ phía doanh nghiệp và hô hào bà con nhân dân đến ngăn chặn sự việc trên. Anh Phượng, chồng chị Tuyết bức xúc: “Để nguyên vị, bao giờ cơ quan chức năng bồi thường, hoàn thành mọi thủ tục, muốn múc thì múc. Những cái téc gây tội lỗi này là bằng chứng không thể phi tang được”.
Chị Tuyết cũng gay gắt nói: “Doanh nghiệp Hà Quy coi thường chính quyền và người dân chúng tôi đến nỗi tranh thủ làm đêm”.
Trước những bức xúc, phẫn nộ của người dân, ông Bàn và anh Nghị trình bày rằng: Máy múc hỏng, tối mới về được, bên môi trường, huyện, xã giục liên tục nên phải múc tối. Không phải múc các bồn xăng mà chỉ đào cái hố sâu xuống, xem còn xăng không, để cơ quan chức năng xử lý tiếp. Đào để cho xăng đọng lại, đỡ bị độc tới người dân, tránh sự lan tỏa, nay mai gây ảnh hưởng nhiều.
Video đang HOT
Đất ở vườn tược, đồng ruộng đều bị nhiễm xăng và ô nhiễm nặng
Kho xăng của doanh nghiệp Hà Quy gồm 6 téc, mỗi téc chứa 24.000 lít. Trên mỗi téc được lấp một lớp đất mỏng (nổi trên mặt ruộng cũ), người dân nơi khác đến không thể biết được đó là một kho xăng. Đến chiều ngày 24/4, thấy mức độ nguy hiểm của kho xăng, người trông nom kho xăng mới ghi chữ cấm lửa lên tường.
Theo ông Nguyễn Văn Lực, một người dân nơi đây, chiều ngày 24/4, có anh bộ đội và công an đến hiện trường làm công tác tẩy rửa môi trường cho hay: “Kho xăng không đạt tiêu chuẩn đảm bảo theo luật môi trường, cũng như không có các thiết bị đo đếm”.
Sau khi vụ việc rò rỉ của doanh nghiệp Hà Quy bị phanh phui, đặc biệt là ngày 24/4, ngay sau khi báo chí đăng tin về vụ việc, ông Lực cho biết đã bị số điện thoại lạ gọi đến de dọa và cảnh cáo.
Khoản 2, Điều 37 (Luật Bảo vệ môi trường): Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư: a. Có chất dễ cháy, dễ gây nổ b. Có chất phóng xạ, hoặc bức xạ mạnh c. Có chất độc hại đối với sức khỏe người và gia súc, gia cầm d. Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người e. Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước f. Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.
Theo VTC
Xưởng chế biến mỡ "trộn" ruồi nhặng
Những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa
Nguồn nước ô nhiễm ở Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) là nước để rửa mỡ trước khi mỡ được đưa lên chảo. Những phi mỡ hoen gỉ, ruồi muỗi bâu đen sì trong thùng mỡ, các loại dụng cụ vứt bừa bãi trên một khoảng đất trống... là những gì chúng tôi ghi nhận được trong xưởng chế biến hàng nghìn lít mỡ mỗi ngày.
Mỡ "tắm" nước ô nhiễm
Mỡ được mang về cơ sở chế biến từ đầu giờ sáng, do đội vận chuyển đảm nhận. Sau khi được chở về đây mỡ được đem "rửa" bằng nước Đầm Hồng đen ngòm, hôi thối. Đầm Hồng được nhiều người biết đến là khu ô nhiễm nguồn nước nặng khi mà các loại rác rưởi được tập kết rồi thải ra lòng hồ. Nhưng ít ai ngờ rằng, chính nguồn nước đó được cơ sở sản xuất mỡ này tận dụng làm nước rửa mỡ trước và sau khi chế biến mỡ. Sau khi tráng qua nước Đầm Hồng mỡ được đưa lên một chiếc bàn gỗ đã mục nát để "chế biến" và được băm thành từng miếng to.
Theo quan sát của chúng tôi, lượng mỡ dùng rán vẫn còn dính nhiều đất cát, bụi bặm... Loại mỡ này chỉ có thể tạo được hứng thú với lũ ruồi nhặng... sau khi thái xong, mỡ được đổ vào 2 chiếc chảo to, mỗi chiếc có thể rán được cả tạ mỡ/lần. Mỡ rán xong lại đổ vào các thùng phi cỡ lớn có dung tích khoảng 1.000 lít. Có lẽ những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa nên cái nào cũng đóng cặn đen sì trên miệng, các thùng chứa mỡ cũng không thấy có nắp đậy, nên nó kiêm luôn nhiệm vụ bắt ruồi nhặng, hễ con nào rơi xuống là không thể lên được.
Khi khách đến mua hàng, chủ nhà đưa luôn cả chiếc xô bẩn vào thùng phi rồi múc tất cả những gì có trong đó chia ra từng can nhỏ từ 15 - 50 lít. Ở phía dưới đất hai chiếc máy xay mỡ nằm lổng chổng bên góc tường, các dây mỡ vẫn còn đóng vón trên thân máy, các chú ruồi trâu bâu quanh máy xay mỡ đen sì.
Hàng trăm kg/ngày
Trong vai một khách hàng mua mỡ, ngày 18/11 phóng viên có mặt tại Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội). Bà chủ cơ sở Sáng "mỡ" cho biết: Các chú tìm đến đây là đúng địa chỉ rồi đấy, nhà tôi làm ở đây 10 năm rồi, cung cấp mỡ cho vài chục nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ ở Hà Nội này. Nói rồi bà chỉ cho chúng tôi xem những khối mỡ đã được đóng trong thùng phi nằm lăn lóc bên xó nhà.
Hàng ngày cơ sở cho ra lò hàng tạ mỡ
Bà Sáng "mỡ" khẳng định: Ở Hà Nội chả có cơ sở sản xuất mỡ nào có số lượng mỡ lớn và cung ứng cho nhiều nhà hàng như chỗ bà cả. Cơ sở sản xuất của gia đình bao tất cả 7 lò mổ lớn nhỏ ở Hà Nội, với khối lượng thịt mỡ và các phụ phẩm chế biến hằng ngày từ 500 - 700kg, thậm chí vào dịp Tết gia đình bà còn phải mua thêm thịt phụ phẩm ở các hàng thịt quanh các chợ ở khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai... để rán.
Năm nay, số lượng "đơn hàng" của các nhà hàng quanh Hà Nội tăng lên đáng kể, chính vì thế cơ sở của bà cũng phải đẩy mạnh sản xuất, có hôm phải rán cả 1.000kg mỡ để kịp cho khách hàng. Đối với khách hàng quen, chỉ cần gọi điện thoại, cơ sở sản xuất của bà sẽ "điều" người vận chuyển đến tận nơi miễn phí. Theo bà Sáng, đội "thồ mỡ" chủ yếu là những người con trai trong gia đình, họ dùng xe máy để vận chuyển cho tiện, nếu vận chuyển thùng phi có ô tô chuyên dụng. Trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Sáng vận chuyển khoảng 3 - 4 chuyến, mỗi chuyến từ vài chục kg cho đến hàng tạ mỡ.
Với quy mô như vậy, trong vòng 10 năm qua, cơ sở làm mỡ của bà Sáng đã cung cấp mỡ cho gần 100 nhà hàng lớn nhỏ tại Hà Nội. Thi thoảng còn xuất đi cả Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... Tuy nhiên, chỉ cần đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ ở Hà Nội là cả vấn đề lớn đòi hỏi quy mô sản xuất cũng phải mở rộng, nên bà Sáng "mỡ" cũng phải cố gắng sản xuất đều đặn để giữ khách.
Giá đắt... khách vẫn sướng
Bà Sáng bảo: Các chú cứ xem hàng đi, không ngon không lấy tiền. Giá cả của loại mặt hàng này phụ thuộc vào giá thịt lợn trên thị trường, vì thế có sự biến động thất thường. Ngày trước chưa lên giá, mỡ thời điểm thấp nhất chỉ có 14.000đ/kg, giờ đã lên đến 27.000đ/kg. Theo bà Sáng, giá mỡ như vậy là hơi cao nhưng các cửa hàng ăn vẫn tranh nhau mua mỡ vì rán mỡ tiết kiệm hơn rán dầu ăn rất nhiều.
Bà Sáng than vãn: Đợt này giá cả lên cao quá nên làm ăn khó khăn hơn. Trước đây nhà tôi bao toàn bộ các lò giết mổ khu vực này, mỗi ngày lấy khoảng 5 - 7 tạ mỡ lợn ở các lò này là bình thường. Đầu sáng phải đi gom hàng về, chế biến dần trong ngày.
Vừa nói, bà Sáng vừa thái những miếng mỡ bèo nhèo vừa được rửa qua nước ao. Các loại tóp mỡ được bày ra quanh nền đất khiến chúng tôi cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy.
Theo Bee