Cho làm lại, tôi sẽ không lấy chồng
Tôi chưa bao giờ nghĩ, mình lại lấy phải một người chồng vũ phu như người đàn ông đang sống cùng tôi lúc này.
Cuộc sống từ ngày có chồng giống như trong địa ngục. Được làm người phụ nữ tự do, tôi phóng khoáng, vui vẻ, hạnh phúc. Nào ngờ, từ khi có gia đình, tôi mới thấm cái khổ đau của đời người con gái.
Ngày anh tán tỉnh tôi, tôi chết mê chết mệt vì lời đường mật của anh. Điều này tôi không sai, bởi anh chính là người đàn ông tốt tính mà rất nhiều người khen ngợi. Phải nói là anh đóng kịch tốt, giả tạo tốt, và cũng lấy lòng người khác rất tốt. Con gái khi yêu thường như vậy, chẳng nghĩ được nhiều, chỉ biết yêu thôi.
Rồi chúng tôi kết hôn. Anh gia đình nghèo khó, không có gì. Nhưng tôi không cho đó là nỗi buồn, lại hi vọng anh sẽ vì điều đó mà cố gắng phấn đấu, yêu thương tôi. Mới ngày về, tôi đã dự tính đi trăng mật, nhưng anh nói không đi vì muốn tiết kiệm tiền để sau này còn làm ăn. Tôi buồn lắm nhưng vì nghĩ cho anh, lại nghe anh nói thế nên cũng thôi.
Mẹ anh thì không vấn đề gì, vì xuất thân trong hoàn cảnh khó khăn nên bà không kiêu căng hay khó chịu với con dâu, coi tôi như con cái trong nhà. Tôi cũng lấy đó làm mừng. Chỉ là, từ khi anh và tôi là vợ chồng, mọi thứ thay đổi chóng mặt, nhất là anh. Anh không còn như trước, anh đã trở thành người đàn ông vũ phu, khó tính và cau có, cờ bạc rượu chè.
Video đang HOT
Mẹ anh thì không vấn đề gì, vì xuất thân trong hoàn cảnh khó khăn nên bà không kiêu căng hay khó chịu với con dâu, coi tôi như con cái trong nhà. (ảnh minh họa)
Số tiền cưới của chúng tôi, anh bảo để hùn vốn làm ăn nhưng anh cầm hết. Anh mang đi tiêu xài thả ga với bạn bè, làm trò giàu có sang trọng, tiếp đãi bạn bè rồi bài bạc thông đêm suốt sáng. Cứ một tuần triền miên như thế, tôi nói mãi không được, cuối cùng anh về nhà với hai bàn tay trắng. Tôi có nói gì anh cũng không bảo sao, người như một khúc gỗ. Biết tính chồng như vậy, tôi nín nhịn.
Suốt thời gian lấy nhau, anh chưa từng đưa tôi đi đâu chơi, anh cũng chẳng phải người tu chí làm ăn gì. Chỉ tính chuyện lợi lộc nhờ cờ bạc. May mà tôi có công việc, nên cũng có khoản thu nhập hàng tháng. Rồi tôi cứ thế sống và nuôi mẹ chồng. Thời gian trôi qua, tôi có bầu và sinh con. Khi đứa còn trong bụng mẹ, cha của nó không được một lời hỏi han, vỗ về. Cũng không một lần đưa tôi đi khám thai, đi dạo, đi chơi thăm thú chỗ này chỗ nọ. Anh chưa từng nói với tôi tình cảm của mình dành cho mẹ con tôi, có khi anh còn đánh đập, tát tôi khi tôi nhiều lời với anh về chuyện tiền nong. Tôi sống trong nhà này mà cứ như là sống trong địa ngục, giống như kẻ đi làm osin và đẻ thuê.
Của hồi môn của tôi để dành phòng khi sinh con, anh biết chỗ cất và cũng lấy đi đánh bạc hết. Tôi thật không ngờ người chồng mà tôi yêu lại như vậy. Tôi chán nản vô cùng, tôi mệt mỏi quá, tiền bạc không có, tôi phải chạy vạy, vay mượn lo cho con. Có một đứa con mà nuôi cũng không xong, cha của nó thì chỉ biết cờ bạc, rượu chè, hành hạ mẹ con nó. Thật chán nản cho cảnh chồng như thế này! Nhìn con mà tôi xót xa vô cùng, tại sao con lại khổ vậy, lại sinh ra vào cái nhà thế này và có người cha vô tâm như thế.
Hóa ra, tình yêu không có sức mạnh giống như người ta vẫn ca ngợi. Tình yêu chỉ là thứ viển vông ngoài kia mà thôi. Tôi không tin vào tình yêu nữa hoặc là tôi đã gặp phải gã dối trá, biến tôi thành ra nông nỗi này.
Tôi hận anh, hận bản thân mình. Nếu cho tôi làm lại, tôi thà là không bao giờ lấy chồng, thà là nuôi con một mình, thà là ở vậy nuôi thân, còn hơn là phải gánh nghiệp chướng này.
Theo VNE
Bị đánh vì quên bật nước tắm cho chồng
Lúc mới cưới, chưa biết bản chất của chồng nên chị còn mở lời nhờ chồng việc nọ việc kia.
"Đi làm về là tất bật cơm nước, dọn dẹp, trông con, cày như một con trâu. Còn chồng thì mỗi việc ôm máy tính rồi ăn cơm. Thế mà chỉ quên bật nước tắm cho chồng là ăn ngay cái tát", chị Loan ấm ức kể.
Chồng nói là cấm cãi!
Sĩ diện, lười biếng, cộc cằn, thô bạo với vợ con là những gì chị N. Loan (Tây Hồ, HN) nhìn ra ở chồng sau hai năm chung sống. Chị bảo, chồng chị luôn thường trực tư tưởng "đàn bà đái không qua ngọn cỏ" nên là vợ thì nhất nhất phải phục tùng, chồng nói là cấm cãi, lắng nghe và làm theo không thì...ăn tát.
Chị kể: "'Lão' chồng tôi chỉ hơn tôi 5 tuổi thôi mà gia trưởng và độc đoán kinh khủng. Luôn mồm bảo vợ làm việc xã hội ít thôi, chỉ cần cơm ngon canh ngọt, nhà cửa gọn gàng và con cho tốt. Đi làm về 'lão' chỉ việc ngồi máy tính và đợi ăn cơm, chưa bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Vợ nấu nướng xong mời xuống ăn, nếu 'lão' đang xem dở cái gì đó thì cằn nhằn, bảo đợi xem nốt đã. Ngồi cạnh nồi cơm vẫn chìa bát sang bên kia bảo vợ xới, ăn xong bảo vợ lấy tăm dù lọ tăm chỉ cách một cánh tay".
Lúc mới cưới, chưa biết bản chất của chồng nên chị còn mở lời nhờ chồng việc nọ việc kia. Nhưng lần nào chị nhờ, chồng cũng chỉ ném lại một câu: "Việc của đàn bà, không lèo nhèo". Cảnh báo là chồng "làm" thật, chỉ cần chị "lèo nhèo" lắm lời là chồng cho ngay cái bạt tai.
"Ngoài những việc nấu nướng, chăm con, giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Sáng sáng tôi phải là quần áo, sắp sẵn để lão mặc đi làm. Buổi chiều về thì phải bật nước, chuẩn bị sẵn quần áo, khăn lau cho 'lão' tắm. Có lần mải nấu cơm, tôi quên không bật nước tắm cho 'lão', thế là 'lão' mặt hằm hằm chạy vào bếp như muốn ăn tươi nuốt sống quát tôi. Điên tiết tôi cũng quát lại, thế là 'lão' lao tới cho tôi cái bạt tai và rít lên: "Dám hỗn à?", chị Loan ấm ức kể lại.
Cảnh báo là chồng "làm" thật, chỉ cần chị "lèo nhèo" lắm lời là chồng cho ngay cái bạt tai.(ảnh minh họa)
Những người biết chuyện đều hỏi chị Loan: "Tại sao lại cam chịu như vậy, ly dị quách cho xong". Chị Loan cũng nhiều lẫn nghĩ đến chuyện ly hôn, nhưng thương con mới hơn một tuổi. Với lại chị cũng nhận ra "lão chồng" vẫn còn một số điểm tốt như biết kiếm tiền, chu đáo với gia đình hai bên, không rượu chè, cờ bạc...
Cũng phải sống chung với ông chồng gia trưởng, chị P. Dung (Phú Mỹ, Mỹ Đình) rất khổ tâm. Chị bảo, ngay từ ngày mới cưới, chồng đã bắt chị phải học thuộc nguyên tắc: điều một chồng luôn đúng. Điều hai, nếu chồng sai, quay lại điều một. Thế nên chồng nói chỉ có đúng, không được cãi, dù chồng có sai, chị cũng phải nhận lỗi.
Chị kể: "Chồng là con trưởng trong gia đình nên gia trưởng khủng khiếp. Về nhà là phải cơm bưng nước rót. Nhà chồng có ai qua thăm là bắt mình nghỉ làm ở nhà cơm nước. Các mối quan hệ của chồng mình không được phép can thiệp, chồng đi đâu mình không được phép hỏi, chồng kiếm được bao nhiêu tiền mình cũng không biết.
Không cho mình mặc váy ngắn quá đầu gối, không mặc áo hai dây. Tan giờ là phải về nhà, không tập thể dục, không gặp gỡ bạn bè. Chỉ cần hôm nào cơ quan có việc về muộn một chút thôi là điện thoại réo inh ỏi, lớn tiếng quát mắng. Muốn mua bộ váy, đôi dép cũng phải hỏi chồng".
Xã hội đang ngầm cho phép thói gia trưởng?
Bà Hoàng Thị Kim Thanh, Giảng viên Khoa Văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết, phần lớn đàn ông Việt đang tận hưởng sự sung sướng đó là "đi làm về chỉ việc vắt chân đọc báo, xem tivi, đợi vợ dọn cơm dâng tận miệng". Dù Việt Nam đã có luật bình đẳng giới và cũng đã thực hiện nhiều chương trình hành động để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ nhưng sự thống trị mang tính hệ thống của nam giới đối với phụ nữ còn khá phổ biến trong xã hội Việt Nam.
Bà Thanh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cái nhìn của xã hội đang ngầm cho phép đàn ông có đặc quyền trong gia đình.
"Nếu vào một gia đình thấy chồng ngồi xem tivi, đọc báo vợ nấu cơm thì mọi người thấy là chuyện bình thường, chuyện đương nhiên. Nhưng nhìn thấy cảnh ngược lại, một số người thán phục, khen ngợi người đàn ông "Biết thương vợ, biết chia sẻ". Sự thán phục đó cũng ngầm chứa trong đó cách nhìn nhận mang tính chuẩn mực kép, cùng một việc làm nhưng phụ nữ làm thì coi là đương nhiên, còn đàn ông làm thì nhận được lời khen của xã hội.
Và không ít người khi nhìn thấy cảnh tượng đó sẽ đưa ra nhận xét thiếu thiện chí "Làm trai rửa bát quét nhà..." mà thông điệp ngầm của nó như đang mỉa mai vị thế và phần nam tính của người đàn ông. Với cách nhìn đó, xã hội đang ngầm cho phép và hợp lý hóa sự bất bình đẳng giới trong gia đình ", bà Thanh phân tích.
Dù đã ở thế kỷ 21, nhưng nhiều đàn ông Việt, bao gồm cả trí thức, vẫn có tư tưởng: lấy vợ về là để vợ phục vụ, người vợ phải có trách nhiệm chăm lo việc gia đình còn đàn ông thì làm "việc lớn" nên họ không chia sẻ việc nhà với vợ. Suy nghĩ này xuất phát từ thói gia trưởng.
Tuy nhiên, ngay cả những người lấy vợ vì tình yêu, vì cần có vợ, thì khi về sống chung với nhau, vai trò giới mà xã hội quy định cũng tự nhiên đẩy người vợ về phía nội trợ, chăm lo công việc gia đình và người chồng làm việc lớn.
"Pierre Bourdieu, nhà xã hội học người Pháp đã nói rằng "Sự thống trị của nam giới neo chắc vào vô thức của chúng ta đến mức không nhận thấy nó nữa và nó phù hợp với mong đợi của chúng ta đến mức mà ta khó xét lại nó" vì vậy, quan niệm "đàn ông việc nhà đàn bà việc cửa" đã "neo chắc" vào mỗi con người và biến thái dưới nhiều dạng thức khác nhau tạo nên sự bất bình đẳng trong gia đình mà nhiều khi chúng ta không ý thức được", bà Thanh nói.
Theo Eva
Cho vợ làm gái tuần 1 lần để kiếm tiền Tôi tự biến mình thành người đàn bà chỉ chuyên đi moi tiền của người khác, giống như gái làng chơi. Câu chuyện tôi kể ra đây hoàn toàn có thật vì đó là cuộc đời cay đắng của tôi. Phận làm vợ nhưng không được một ngày hạnh phúc, suốt ngày phải phục vụ người chồng cờ bạc, rượu chè, cung phụng...