Chợ Lái Thiêu, Bình Dương: Trộm cắp lộng hành, tiểu thương kêu cứu
Để đối phó với trộm cắp, một số tiểu thương đã nhờ đối tượng hình sự “bảo vệ” quầy sạp.
Ngày 26-4, từ phản ánh của các tiểu thương về tình trạng trộm cắp tại chợ Lái Thiêu (thị xã Thuận An, Bình Dương), PV Pháp Luật TP.HCM đã đến tận nơi tìm hiểu. Theo ông Hồ Quốc Tiến (Trưởng ban Quản lý chợ), chưa đầy một tháng có khoảng 20 tiểu thương bị mất trộm hàng, có đêm chúng cắt khóa đột nhập gần 10 quầy để khua khoắng.
Thức trắng đêm vì trộm
Lúc 2 giờ ngày 20-4, tại ki- ốt số 0102 bán quần áo ngay mặt tiền chợ bị trộm cắt khóa mở tủ lấy tài sản và tiền mặt trị giá 100 triệu đồng. Quầy số 74-88 kinh doanh vàng bạc của anh Phạm Văn Bé Một cũng bị trộm dùng kềm cộng lực cắt khóa nhưng bất thành. “Gần đây tiểu thương bị mất trộm nhiều quá, tôi phải thay các ổ khóa lớn và nhiều lần trong đêm phải thức dậy ra chợ kiểm tra mới an tâm” – anh Một nói.
Trong đêm 20-4, quầy kinh doanh vàng bạc của chị Nguyễn Thị Tuyết Nga ở gần đó cũng bị trộm phá khóa nhưng chưa kịp vào bên trong quầy.
Theo ban quản lý chợ, trong đêm xảy ra cơn bão số 1 (ngày 31-3), nhiều quầy trong chợ bị trộm tài sản như quầy số 68 mất hàng chục đôi giày, chị Nguyễn Thị Kiều Phương số 19, quầy 33-77 của chị Huỳnh Ngọc Hoa… đều có trộm viếng.
Đôi khi trộm đột nhập vào chợ chỉ chọn lấy tiền lẻ trong quầy, trộm vài đôi giày hoặc chả nem, mắm muối. Dù trong quầy còn nhiều tài sản có giá trị hơn. Trước sự lộng hành của trộm, ban quản lý thay cửa sắt, khóa lớn chắc chắn tại cổng chợ, đồng thời lắp camera quan sát, trang bị đèn chiếu sáng để phòng ngừa.
Video đang HOT
Chủ quầy 0102 để vàng, tiền trong tủ bị trộm cạy bung lấy đi. Ảnh: VB
Khánh, Tuấn bị bắt giữ khi trộm tài sản tại chợ. Ảnh: VB
Trộm cắp có “bảo kê”
Để đối phó với bọn trộm cắp, một số tiểu thương, chủ tiệm vàng tại chợ Lái Thiêu đã dùng chiêu “lấy độc trị độc” bằng cách mướn “bảo kê”. Mai Viết Khánh, một đối tượng hình sự vừa đi tù về, được nhờ “bảo vệ” quầy sạp chợ về đêm. Hằng tháng mỗi tiểu thương phải trích ra một khoản tiền cho Khánh để được “bảo kê”. Bất ngờ, rạng sáng 21-4, Khánh phá khóa cửa shop quần áo Hoàng Nhạn trong chợ lấy trộm 34 triệu đồng, một lắc đeo tay bằng vàng, một bông tai bằng vàng, hai nhẫn bằng vàng. Qua truy xét, Công an thị xã Thuận An đã bắt giữ Khánh.
Tương tự, Cu Em, một nhân vật không thua kém gì Khánh cũng được nhiều tiểu thương trả tiền tháng. Tuy nhiên, Cu Em vừa “bảo kê” vừa bắt tay với băng trộm đêm. Cụ thể, người con của Cu Em là Nguyễn Anh Tuấn (17 tuổi) vừa bị công an bắt giữ, điều tra về hành vi trộm cắp tài sản tại chợ.
Anh NVQ (chủ quầy tạp hóa) xác nhận anh từng bắt quả tang hai người con của Cu Em đột nhập vào quầy hàng nhà anh lúc nửa đêm. Đêm đó, anh Q. cùng người nhà khống chế được cả hai và gọi báo bảo vệ khu phố cùng cảnh sát khu vực nhưng không thấy ai tới xử lý.
Từ đây, cha con nhà Cu Em càng lộng hành, chúng ngang nhiên trộm cắp trước mặt tiểu thương nhưng không ai dám hó hé. Có vài trường hợp phản ứng lại đã bị cha con Cu Em dùng dao chặt phá hư hỏng hàng hóa,trét keo bịt lỗ ổ khóa, ném phân vào quầy sạp.
Sau khi Công an thị xã Thuận An bắt giữ Khánh và Tuấn, tình hình trộm cắp trong chợ tạm thời lắng xuống. Nhưng bà con tiểu thương tỏ ra ái ngại khi vẫn còn nhiều gương mặt cộm cán khác lảng vảng trong khu vực chợ.
Trung tá Trương Chí Hùng, Trưởng Công an phường Lái Thiêu, cho biết: “Công an phường hiện phối hợp với bảo vệ khu phố, các “hiệp sĩ” tăng cường tuần tra khu vực chợ Lái Thiêu. Việc Khánh, cha con Cu Em thu tiền hằng tháng là có nhưng chỉ “hợp đồng” miệng với vài tiểu thương thôi. Chúng tôi đang thu thập, củng cố lập hồ sơ về Cu Em”.
Hiện cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án trộm cắp tài sản do Khánh và Tuấn thực hiện, đồng thời truy xét các đối tượng liên quan.
Theo PLTP
Cướp giật lộng hành, đội trưởng đặc nhiệm nói gì?
"Bọn cướp không còn đi theo băng nhóm mà sẽ xé lẻ, chỉ từ 1 - 2 đối tượng, thấy nạn nhân sơ hở là lập tức ra tay cướp ngay..." - Đội trưởng CSHS đặc nhiệm nói.
Trung tá Nguyễn Lê Hùng - Đội trưởng Đội CSHS Đặc nhiệm, Phòng PC 45 TP.HCM (ảnh: N.D)
Trung tá Nguyễn Lê Hùng - Đội trưởng CSHS Đặc nhiệm, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC 45), Công an TPHCM trả lời phỏng vấn PV VTC News vào sáng 3/4 xung quanh đại nạn cướp giật trên đường phố TP.HCM. Buổi trả lời phỏng vấn này được sự ủy quyền của Đại tá Mai Văn Tấn - Trưởng phòng PC 45.
Trung tá Hùng cho biết: 3 tháng đầu năm 2012, trên toàn địa bàn TP.HCM đã xảy ra 263 vụ cướp, trong đó công phá được 227 vụ, bắt 324 đối tượng, đạt tỷ lệ thành công trên 86%.
Số vụ cướp giật tài sản đối với các du khách nước ngoài được khám phá cũng đạt tỷ lệ trên 67%. Các quận hay xảy ra cướp tài sản ở TP.HCM là quận 1, 6, Bình Tân, Bình Thạnh.
So với 3 tháng cùng kỳ của năm 2011, số vụ cướp giật tài sản trên đường phố giảm 25 vụ , nhưng số vụ cướp tài sản đối với người nước ngoài lại tăng cao.Hầu hết các vụ cướp giật tài sản trên đường phố chúng tôi đều xử lý nghiêm minh, truy tố trước pháp luật sau đó.
Giữa tháng 6/2011, Phòng PC 45 TP.HCM, mà lực lượng chủ chốt là Đội CSHS Đặc nhiệm phối hợp cùng với các Đội có liên quan của PC 45 lên kế hoạch, phương án phòng chống cướp giật tài sản của người nước ngoài trên địa bàn TP.HCM, nhất là khu vực trung tâm TP.HCM và chủ yếu vẫn là ở quận 1, 3, 5, 10, Bình Thạnh, những nơi thường hay có người nước ngoài lui tới.
Từ cuối năm 2011, nhận thấy tình hình chưa chuyển biến nhiều, BGĐ Công an TP.HCM đã chỉ đạo các Phòng, ban chuyên môn tập trung mạnh hơn nữa đối với loại tội phạm cướp giật tài sản.
Sau khi có chỉ đạo này, PC 45 TP.HCM phối hợp cùng với Công an các quận huyện trọng điểm quyết tâm truy quét loại tội phạm cướp giật. Kết quả là số vụ cướp giật tài sản đối với du khách đã giảm khá nhiều, theo ông Hùng.
- Ông có nhận xét gì về tình trạng cướp giật hiện nay tại TP.HCM?
- Sau quá trình dài tuần tra, kiểm soát gắt gao, chúng tôi nhận thấy hiện nay, bọn cướp rất là tinh vi. Chúng không còn đi theo hình thức băng nhóm nữa, mà sẽ xé lẻ, chỉ từ 1 - 2 đối tượng, cao nhất là 3 người đi trên 1, 2 xe gắn máy đã được "độ" lên.
Bọn chúng đi "rảo" trên đường, thấy nạn nhân sơ hở là lập tức ra tay cướp tài sản để tạo sự bất ngờ.
Thông thường, cái mà bọn chúng thường hay cướp nhất là điện thoại di động, nhất là các loại điện thoại đắt tiền. Sau đó là giỏ xách cùng với những vật dụng, tư trang cá nhân có giá trị khác.
- Ông có cảnh báo gì đối với người để tránh bị cướp tài sản?
- Các Công ty du lịch, những nơi tổ chức tour cho người nước ngoài vào Việt Nam, nên khuyến cáo du khách thật thận trọng trong việc giữ gìn tài sản cá nhân khi ra ngoài đường, nhất là khi đi vào đêm tối, hạn chế mang túi xách cá nhân nhất.
Đối với quần chúng nhân dân, tốt nhất nên bỏ các loại tài sản có giá trị vào cốp xe, nhất là ở các loại xe tay ga.
Nếu đang đi trên đường, cần thiết phải nghe hoặc gọi điện thoại nên tấp xe lên lề đường, "nhìn trước ngó sau" thật kĩ để xem có ai đi theo hay không. Các loại tài sản có giá trị lớn không nên mang ra ngoài đường vào ban đêm để tránh bị cướp bất ngờ.
Một pha rượt bắt cướp tài sản của Hiệp sĩ đường phố (ảnh: internet)
- Nếu chẳng may bị cướp, người bị hại cần làm gì, thưa ông?
- Nếu chẳng may bị cướp tài sản, người dân cần phải báo cho Công an tại trụ sở gần nhất.
Tốt hơn nữa, người dân nên để ý đến biển số xe, đặc điểm nhận dạng của kẻ cướp, thời gian và địa điểm bị cướp, trình bày lại với cơ quan Công an. Đối với những chi tiết này, chúng tôi sẽ có thể xử lý thông tin dễ dàng hơn.
PC 45 TP.HCM khẳng định việc trình báo này sẽ mang lại rất nhiều tác dụng cho người dân khi tìm lại tài sản.
Có thể trước mắt, chúng tôi chưa tìm thấy tài sản của người bị hại ngay, nhưng nhờ những chi tiết hồ sơ mà người dân khai báo, có những vụ cướp giật tài sản có tổ chức mà chúng tôi khám phá sau đó đã tìm ra hàng chục tài sản của các nạn nhân.
Đồng thời, nếu đi trên đường, người dân phát hiện thấy những đối tượng nào khả nghi, đang đeo bám nên báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất, hoặc lực lượng phản ứng nhanh 113.
- Hầu hết nạn nhân bị cướp khi được hỏi đều phàn nàn họ không hề thấy bóng dáng công an mà trong nhiều trường hợp chỉ thấy các hiệp sỹ đường phố. Xin hỏi ông, công an ở đâu trong khi dân gặp nạn?
- Không nên có sự so sánh giữa Hiệp sĩ đường phố và Công an. Nhiệm vụ của chúng tôi là bắt cướp và truy bắt tội phạm, còn Hiệp sĩ đường phố là người dân đi bắt cướp.
Báo chí đưa tin Hiệp sĩ bắt cướp là để nhằm cổ vũ cho phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc mà ngành Công an đang phát động.
Còn đối với chúng tôi, 1 ngày có khi bắt hàng chục vụ cướp trên địa bàn. Có những vụ chúng tôi không được phép công bố, có những vụ quá nhỏ nên nhiều khi chúng tôi không thể cung cấp cho báo chí được.
- Xin cám ơn ông!
Theo VTC
Đồng Nai: Bọn bảo kê lộng hành Nhận thông tin qua đường dây nóng Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, 20 giờ 50 ngày 3-3-2012 chúng tôi đến quán karaoke Lan Anh Phát số 194A đường ngã ba Thái Lan, ấp Long Đức, xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa. Tài sản bị đập phá tan nát; bảng hiệu, cửa kính cùng nhiều vật dụng trong nhà nằm...