Chờ kết luận thanh tra để tái cơ cấu VNPT
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2013 năm tổ chức sáng 24.12 ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết, sau khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam ( VNPT), Bộ TT-TT sẽ có ý kiến chính thức về phương án tái cơ cấu tập đoàn này. Kết quả thanh tra là một cơ sở quan trọng cho việc xác định phương án tái cơ cấu VNPT chính xác và phù hợp hơn.
Tại hội nghị, ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT cho biết, lợi nhuận của VNPT trong năm 2012 chỉ đạt 8.500 tỉ đồng (bằng 1/3 mức lợi nhuận 27.000 tỉ đồng của Viettel). Ông Phạm Long Trận cũng thừa nhận VNPT là doanh nghiệp nhà nước nên cấu trúc bộ máy, phương pháp, thái độ phục vụ còn có sự chậm chạp trong đổi mới, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và lợi nhuận.
Ảnh: Thanh Hải
Trước đó vào tháng 3.2012, TTCP đã công bố quyết định thanh tra VNPT, thời hạn kéo dài khoảng 3 tháng. Các nội dung thanh tra được tập trung vào việc chấp hành chính sách, pháp luật của VNPT, trong đó có vấn đề chấp hành quy định của pháp luật về quản lý vốn nhà nước, những sai phạm nếu có và các kiến nghị chấn chỉnh, xử lý. TTCP cũng thanh tra việc thực hiện các dự án đầu tư mua sắm tài sản, trang thiết bị việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước…
Tại tọa đàm về thị trường viễn thông VN tổ chức hồi tháng 9.2012, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) cho biết VNPT đã có đề xuất lên Bộ TT-TT về các phương án tái cơ cấu để báo cáo các bộ, ngành liên quan. Trong đó có phương án sáp nhập hai mạng di động Vinaphone và MobiFone. “Quan điểm của Bộ TT-TT là phải duy trì ít nhất 3 doanh nghiệp tương đương nhau trên thị trường để bảo đảm cạnh tranh”, ông Hải cho biết.
Theo TNO
"Ông lớn" ngành lương thực phải thoái hết vốn khỏi nhà băng
Tại đề án tái cơ cấu tổng công ty này, Thủ tướng yêu cầu Vinafood 2 phải rút chân hoàn toàn khỏi 2 ngân hàng thương mại. 2 tổng công ty và 14 công ty khác trước khi hết năm 2015.
Vinafood 2 sẽ chỉ tập trung vào ngành nghề chính liên quan đến lương thực, nông sản.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) giai đoạn 2012 - 2015.
Theo nội dung tái cơ cấu, ngành nghề kinh doanh chính của Vinafood 2 bao gồm việc thu mua, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, dự trữ, lưu thông lương thực, thực phẩm chế biến, nông sản và xuất nhập khẩu lương thực, nông sản.
Bên cạnh đó, Vinafood 2 được kinh doanh các ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp cho ngành, nghề chính như chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Ngoài ra, còn có sản xuất kinh doanh bao bì, nguyên liệu sản xuất bao bì; sản xuất và kinh doanh bánh tráng; quản lý khai thác cảng biển, bến thủy nội bộ, giao nhận hàng hóa, đại lý vận tải hàng hóa đường biển; bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, cửa hàng tiện ích.
Vốn điều lệ của Vinafood 2 sẽ theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Bộ Tài chính thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đề án tái này, riêng cơ cấu Công ty mẹ có cơ quan Văn phòng Tổng công ty và 13 doanh nghiệp gồm 9 công ty lương thực, 2 công ty nông sản thực phẩm. Ngoài ra, Tổng công ty được phép nắm giữ 3 doanh nghiệp với 100% vốn điều lệ là công ty TNHH môt thành viên Lương thực TPHCM, công ty TNHH môt thành viên xuất nhập khẩu Kiên Giang và công ty Saigon Food tại Singapore.
Trong đó, công ty TNHH môt thành viên Bình Tây đã được sáp nhập vào công ty TNHH môt thành viên Lương thực TPHCM.
Bên cạnh đó, Vinafood 2 được nắm giữ từ 51% - 66,27% cổ phần chi phối của 10 doanh nghiệp; nắm giữ cổ phần không chi phối đối với 9 doanh nghiệp.
Đên hêt năm 2015, Thủ tướng yêu cầu Vinafood 2 phải thoái toàn bộ vốn của công ty mẹ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Đại Tín (TrustBank).
Đồng thời, rút chân hoàn toàn khỏi các TCT cổ phần Bảo Minh, TCT cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco; công ty TNHH Du lịch Hàm Luông và 13 công ty cổ phần khác.
Theo Dantri
Tập trung kiểm toán nhiều ngân hàng, tập đoàn Hôm qua (21-12), Kiểm toán Nhà nước đã công bố kế hoạch kiểm toán năm 2013 với 119 đơn vị đầu mối nằm trong diện được kiểm toán, giảm 42 đơn vị so với năm nay. Tuy số lượng giảm, nhưng quy mô vốn của các đơn vị trong diện kiểm toán lại lớn hơn. Các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp...