Chờ hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học

Theo dõi VGT trên

Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học (ĐH) sửa đổi (Luật số 34) đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu bổ sung và điều chỉnh trước khi trình Thủ tướng.

Đây là vấn đề được các trường rất chờ đợi vì Luật số 34 đã có hiệu lực từ ngày 1-7, nhưng tất cả hoạt động vẫn phải chờ nghị định hướng dẫn thi hành luật.

Chờ hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) thực hành tại phòng thí nghiệm

Nhiều nội dung mới

Bản Dự thảo nghị định hiện có 20 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các khoản 3, 4, 10, 12, 13, 15, 17, 23, 24, 28, 34, Điều 1 của Luật số 34. Điểm nổi bật của dự thảo chính là hướng dẫn cụ thể nhiều vấn đề mà luật quy định, đặc biệt là nội dung tự chủ đại học.

Về vấn đề đang thu hút sự quan tâm vừa qua là đặt tên, đổi tên trường… được quy định rõ theo quy định của Việt Nam và kèm theo tên quốc tế. Điều 4, chuyển trường ĐH thành ĐH và thành lập trường thuộc trường ĐH quy định điều kiện như sau: trường ĐH đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; có ít nhất 3 trường thuộc trường ĐH được thành lập; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người; có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường ĐH công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường ĐH tư thục, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Thành lập trường là đơn vị đào tạo thuộc trường ĐH theo khoản 2 Điều 1 của Luật số 34 được quy định như sau: điều kiện thành lập phải có ít nhất 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ ĐH trở lên (trong đó có ít nhất 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, ít nhất 1 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ); trường hợp thành lập trường trong trường ĐH đã xác định sứ mạng là trường ĐH ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường thuộc trường ĐH; có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên, trường hợp thành lập trường đào tạo các ngành đặc thù, có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT căn cứ vào điều kiện thực tế. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của trường sử dụng thuật ngữ “School” cùng với tên lĩnh vực đào tạo hoặc tên riêng khác, bảo đảm không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục ĐH đã thành lập hoặc đăng ký.

Để phát huy tốt tính tự chủ, ban soạn thảo dành từ Điều 7 đến Điều 9 để quy định quy trình, thủ tục, điều kiện… của hội đồng trường, hội đồng ĐH. Trong đó, chủ tịch hội đồng trường được hưởng phụ cấp chức vụ cao nhất trong danh mục phụ cấp chức vụ của trường ĐH.

Về quy định công nhận trường ĐH định hướng nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chí như có tỷ lệ ngành đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt từ 50% trở lên so với tổng số ngành đang đào tạo cấp bằng; trong 3 năm gần nhất, tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 15% tổng thu của cơ sở giáo dục ĐH. Trong 3 năm gần nhất, trường ĐH công bố trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình mỗi năm từ 0,3 bài trở lên đối với mỗi giảng viên cơ hữu…

Cần ban hành sớm

Video đang HOT

Hiện nay, các cơ sở giáo dục ĐH đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì luật cũ đã hết hiệu lực thi hành, còn luật mới có hiệu lực nhưng không thể thực thi vì phải chờ nghị định hướng dẫn thi hành.

GS-TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Cần Thơ, nói: “Luật số 34 đã có hiệu lực nhưng hiện các trường băn khoăn vì không biết thực hiện như thế nào. Ví dụ Luật số 34 cho phép các trường đầu tư, khai thác…, nhưng hiện nay làm có được không vì vướng Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công…”.

Hiệu trưởng một trường ĐH bày tỏ: “Chúng tôi trông chờ nghị định hướng dẫn thi hành Luật số 34 như “nắng hạn chờ mưa”. Và điều chúng tôi mong muốn nghị định ban hành thật sự là cơ sở pháp lý tốt để các trường phát huy tính tự chủ, bứt phá mạnh hơn”.

Tại cuộc họp ngày 15-10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ban soạn thảo Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật số 34 tiếp thu và chỉnh lý nhiều nội dung rất quan trọng như: Về các vấn đề quy định liên quan đến đào tạo y tế, yêu cầu ban soạn thảo thống nhất với Bộ Y tế để quy định; tiếp thu và chỉnh lý những điểm sau: tên tiếng Anh của các trường quy định theo hướng đảm bảo thông lệ quốc tế; vấn đề chuyển trường ĐH thành ĐH cần rà soát, chỉnh lý lại các quy định về thành lập trường, trong trường theo hướng cân nhắc không quy định các trường này phải đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu tiếp thu việc bỏ quy định về xin ý kiến cơ quan chủ quản đối với việc thành lập trường thuộc trường, chỉnh lý quy định về phụ cấp trách nhiệm của hội đồng trường… Về vấn đề tự chủ, Bộ GD-ĐT phải rà soát lại, quy định về tự chủ chuyên môn, không siết các quy định tự chủ về chuyên môn, học thuật; chỉnh lý quy định về tự chủ tài chính (nguồn thu và chi); trong đó thay đổi cách cấp ngân sách, đảm bảo không mâu thuẫn với Nghị định số 16 sửa đổi; chỉnh lý dự thảo theo hướng cho phép các trường ĐH được tự chủ bộ máy, nhân sự với điều kiện không làm tăng quỹ lương từ nguồn ngân sách. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT xây dựng quy trình hướng dẫn bổ nhiệm hiệu trưởng của các trường thuộc bộ để làm mẫu cho các bộ ngành khác thực hiện.

THANH HÙNG

Theo SGGP

Hơn 50% số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định chất lượng

Đó là con số được Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tính đến tháng 9/2019.

Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng là những hoạt động quan trọng và bắt buộc, thể hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục là yếu tố nền tảng giúp duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng các lĩnh vực hoạt động, đồng thời là cơ sở để thực hiện quyền tự chủ tại các trường.


Công tác này đã được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Chính vì vậy, hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định cần được thực hiện hiệu quả và nghiêm túc.

Mặc dù, trong những năm gần đây, giáo dục đại học Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành quả đáng ghi nhận, song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục.

Hơn 50% số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định chất lượng - Hình 1


Tính đến tháng 9/2019 mới chỉ có chưa tới 50% số cơ sở giáo dục được kiểm định (Ảnh minh họa trên Giáo dục thời đại)

Trước thực tế đó, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra thực trạng công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam từ đó đề xuất một số nội dung nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác này.


Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chỉ rõ một số bất cập, hạn chế trong công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng tại Việt Nam hiện nay.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đang tập trung chủ yếu cho công tác đánh giá, kiểm định, trong khi chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong vì mục tiêu nâng cao chất lượng.


Hệ thống văn bản phục vụ công tác bảo đảm chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu khi mới tập trung hướng dẫn triển khai bảo đảm chất lượng bên ngoài (để phục vụ công tác kiểm định chất lượng), thiếu các văn bản hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.


Mặc dù công tác đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng được triển khai mạnh mẽ nhưng đa số các cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng, tại nhiều đơn vị, công tác bảo đảm chất lượng được xác định đơn giản là thực hiện tự đánh giá và tham gia đánh giá ngoài theo quy định.


Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ triển khai công tác bảo đảm chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng. Công tác tập huấn cho nhân sự làm bảo đảm chất lượng bên trong chưa được quan tâm đúng mực.


Đồng thời, việc kiểm soát chất lượng bên trong tại nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa được thực hiện do chưa định kỳ thực hiện các hoạt động đánh giá nội bộ để cải tiến chất lượng trước khi đăng ký đánh giá ngoài chính thức.


Ngoài ra, Trung tâm này cũng chỉ ra là, kế hoạch số 118/BGDĐT ngày 23/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực sự phù hợp với bối cảnh thực tế khi yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục phải được kiểm định vào năm 2020, trong khi thiếu hướng dẫn và xác định lộ trình cho các đơn vị xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.


Hệ quả là tính đến tháng 9/2019 mới chỉ có chưa tới 50% số cơ sở giáo dục được kiểm định. Trong thời gian còn lại khó có thể đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra. Công tác kiểm định cũng chưa tạo được sự yên tâm, tín nhiệm từ các cơ sở giáo dục và từ xã hội.


Hơn nữa, Bộ tiêu chuẩn kiểm định được xây dựng trên cơ sở bộ tiêu chuẩn đánh giá của AUN-QA, thiên về đánh giá theo nguyên lý (Principles Based), do đó có ưu điểm là hướng dẫn tốt giúp các cơ sở giáo dục xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.


Tuy nhiên lại khó áp dụng cho công tác kiểm định trong bối cảnh hệ thống bảo đảm chất lượng tại đa số các cơ sở giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn mới hình thành, năng lực của các kiểm định viên còn nhiều hạn chế.


Đặc biệt, một số Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập và hoạt động, tuy nhiên lại có phương thức tổ chức khác nhau (thuộc hiệp hội, trường đại học, đại học vùng, đại học quốc gia), hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính hoàn toàn, hoặc được hỗ trợ một phần về tài chính và cơ sở vật chất. Kinh phí hoạt động của các Trung tâm chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động kiểm định, vì vậy có nguy cơ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh.


Từ bối cảnh công tác bảo đảm chất lượng trong cả nước, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn phát triển bảo đảm chất lượng tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo đưa ra một số kiến nghị, đề xuất.

Thứ nhất, về phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, cơ quan quản lý cần sớm xem xét ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học, trước mắt có thể căn cứ Khung bảo đảm chất lượng ASEAN để xây dựng quy chế về bảo đảm chất lượng và để áp dụng thống nhất trong cả nước, cụ thể hóa các nội dung về bảo đảm chất lượng đã được quy định trong luật giáo dục đại học.


Thứ hai, tăng cường các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo đảm chất lượng. Xem xét xây dựng chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ bảo đảm chất lượng bên trong; quy định đội ngũcán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng tại các cơ sở giáo dục phải tham gia đào tạo và đạt chứng chỉ này (thay cho yêu cầu về chứng chỉ kiểm định viên).


Thứ ba, có lộ trình đánh giá, kiểm định phù hợp giúp các cơ sở giáo dục từng bước xây dựng và kiện toàn hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong vững chắc, sau đó mới tiến hành kiểm định.

Thứ tư, xem xét xây dựng quy chế về tự kiểm định (self accreditation) cấp chương trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục có hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong mạnh, đủ kinh nghiệm và năng lực triển khai như các đơn vị thành viên AUN của Việt Nam.


Với các cơ sở giáo dục đã hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, có thể thực hiện kiểm định ngay.


Với các cơ sở giáo dục đang trong quá trình hình thành và xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng cần thực hiện công tác đánh giá nhằm xác định thực trạng và hướng dẫn phát triển (chưa kèm theo biện pháp chế tài) trong giai đoạn 3-5 năm đầu, sau đó mới thực hiện kiểm định với những chế tài cụ thể.

Nhà nước có thể quản lý chất lượng của các cơ sở giáo dục này thông qua các hoạt động giám sát như định kỳ hàng năm cơ sở giáo dục gửi báo cáo về công tác đánh giá, công nhận chất lượng, kiểm tra công tác đánh giá của cơ sở giáo dục,...

Thùy Linh

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông
09:15:02 05/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom
06:07:27 05/11/2024
Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn
07:04:42 04/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà
11:27:29 04/11/2024
Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy
11:51:48 04/11/2024

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân

14:20:20 04/11/2024
Xe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ

20:49:06 03/11/2024
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 2 học sinh lớp 3 (ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) bị đuối nước.

Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu

12:27:24 03/11/2024
Tổ Cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ tiếp cận các vị trí có người mắc kẹt, sử dụng các thiết bị hiện đại như máy hút khói, dò tìm nạn nhân. Chỉ sau thời gian ngắn, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu và hướng dẫn thoát khỏi sự cố an...

Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn

12:21:05 03/11/2024
Ngày 3/11, Trạm CSGT Tây Bắc (Phòng CSGT, Công an TPHCM) vẫn đang phối hợp với Công an huyện Củ Chi điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn trên quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội làm 2 người bị thương nặng.

Quảng Bình: Bé trai 2 tuổi đuối nước, tử vong dưới đồng ruộng

06:43:49 03/11/2024
Đang đi chơi, bé trai 2 tuổi tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không may bị ngã xuống đồng ruộng ngập nước, bị đuối nước, tử vong.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

4 người thoát nạn khi ô tô bất ngờ bốc cháy trên cầu Rạch Miễu

20:33:01 02/11/2024
Vừa đi hết cầu Rạch Miễu, hướng xuống cù lao Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ô tô 7 chỗ bất ngờ phát hỏa rồi bùng cháy dữ dội, may mắn nữ tài xế và 3 người khác đã kịp thời thoát khỏi xe.

50 ngày dùng phác đồ "chưa có tiền lệ" hồi sinh em bé Làng Nủ

18:57:17 02/11/2024
Ngày đầu nhập viện, phổi của bé như một khoang chứa đầy cát và sỏi. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chưa từng có ca nào tổn thương nặng nề như vậy.

Loại ma túy nguy hiểm nhất, thường ẩn mình trong thuốc lá điện tử

18:15:21 02/11/2024
Thống kê của Bộ Công an, hiện nay, cả nước có gần 240.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó phần lớn là thanh niên, chiếm khoảng 60% người nghiện lần đầu từ 15 đến 25 tuổi.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái qua đời vì "quái xế" vừa bàn chuyện cưới, nhói lòng tâm thư của người mẹ

21:40:12 05/11/2024
Sau khi tổ chức tang lễ cho con xong xuôi, mẹ của cô gái gặp nạn tại ngã tư Bà Triệu - Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đã có những dòng tâm sự trên mạng xã hội khiến nhiều người xó.t x.a.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

NS Cải lương Lê Phương vừa mất: Gia cảnh khó khăn, hát đám ma rồi ra đi mãi mãi

Sao việt

21:37:18 05/11/2024
Trước khi qua đời vì tai nạn giao thông (trong thời điểm đi hát đám tang), nghệ sĩ Lê Phương vẫn thường xuyên chia sẻ các hoạt động nghệ thuật, cuộc sống cá nhân của mình đến với công chúng.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Khung cảnh 4h sáng ở một gia đình nọ, dân mạng bất lực thay "Cảnh này thật quen thuộc"

Netizen

19:33:21 05/11/2024
Gia đình nào nuôi con nhỏ hẳn quá quen với cảnh thức đêm. 1h, 3h, thậm chí là 4, 5h sáng lọ mọ là chuyện bình thường. Ai cũng thắc mắc sao ban ngày các con ngủ ngoan thế, lay cũng không thèm dậy,

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

Phim 'Độc đạo' tập 29: Dũng 'kính' trả giá, Hồng thế chỗ?

Phim việt

18:51:46 05/11/2024
Phim Độc đạo tập 29: Hồng muốn lấy một ngón tay của Dũng kính ; Diễm lo lắng cho sự an toàn của Hồng; Tuyết sốc khi biết người yêu của Dũng là nam giới.