Chợ hoa, cây cảnh ‘lác đác’ người mua
Chỉ còn một tuần nữa là đến tết nguyên đán nhưng trên mọi tuyến đường của TP. Đồng Hới, các “chợ” cây cảnh đã mọc lên từ rất sớm.
Thanh long được tạo dáng thành cây cảnh
Sáng ngày 1/2/2013 Thành phố đã trở nên nhộn nhịp và sầm uất hơn, trên các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… dọc theo hai bên vỉa hè các vựa cây kiểng đã dọn hàng bày bán. Năm nay, các chủ quầy bán hoa cho biết do thời tiết nắng ấm hơn nên mai và đào nở sớm vì thế năm nay hoa ít và xấu hơn mọi năm. “ Các chủ cửa hàng phải lựa chọn thật kĩ để có thể tuyển chọn những chậu cảnh đẹp đưa về bán” – Anh Phan Văn Tâm chủ vựa mai tâm sự.
Mặc dù Đồng Hới ở cách xa Hà Nội nhưng đào Nhật Tân cũng đã được các chủ vựa cây cảnh đưa về đây để bày bán, giá 1 cành đào trung bình dao động từ 500 – 700 ngàn đồng, cây to hơn có giá khoảng hơn 1 triệu. Nhiều khách hàng hỏi mua nhưng đa số vẫn lưỡng lự vì giá cao.
Năm nay nhiều cây ăn quả cũng được các nhà vườn tạo dáng để làm cảnh, kiểu dáng lạ và đẹp nên được người dùng ưa chuộng như: Cây thanh long dao động từ khoảng 2 – 6 triệu, cam và bưởi cũng được tạo dáng để cùng khoe sắc.
Quất là cây cảnh phổ biến trong dịp Tết nên được bày bán nhiều
Video đang HOT
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy loài cây cảnh được bày bán nhiều và thông dụng nhất vẫn là quất được các nhà vườn vận chuyển từ Quảng Nam về với giá từ 500 – 2 triệu đồng tùy theo chất lượng của cây.
Cũng trong dịp tết này tại Thành Phố Đồng Hới đã diễn ra triển lãm Bonsai cây cảnh nghệ thuật lần thứ 3 của hội sinh vật cảnh tỉnh Quảng Bình tổ chức mừng Đảng mừng Xuân năm 2013. Có thể nói lượng khách xem và mua rất đông vì giá thành hợp lí và kiểu dáng đẹp. Chủ tịch hội sinh vật cảnh Nguyễn Tiến Ngữ cho biết: “ Năm nay bước đầu đưa vào triễn lãm 125 cây Bonsai với giá từ 4 – 150 triệu đồng tùy theo kiểu dáng của cây cảnh”. Đây là lần thứ 3 hội tổ chức triển lãm nhưng vẫn có những hạn chế đó là do thiếu sân chơi nên những cây cảnh to và đẹp giá trị cao hàng tỉ đồng không được đưa tới, có cây trị giá 5 tỉ đồng. Anh Nguyễn Đình Huy một khách hàng cho biết: “Tết năm nay anh cũng muốn mua 1 chậu Bonsai về nhà để chưng tết bởi vì kiểu dáng năm nay đẹp và hợp với túi tiền người tiêu dùng”.
Cây bưởi được tạo dáng làm cây cảnh
Bên cạnh những cây cảnh to, giá khủng là những loài hoa như cúc, đỗ quyên, ly… . giá thành cũng dao động từ 30 – 200 ngàn đồng.
Mặc dù người mua vẫn còn lác đác, xong các chủ vựa, chủ cửa hàng vẫn hy vọng trong vài ngày tới khách hàng sẽ mua nhiều hơn, không còn hàng tồn đọng như mọi năm nữa.
Theo xahoi
Những người đón Tết "lệch chuẩn"
Khi mọi người đang hối hả hoàn thành công việc của mình để chuẩn bị Tết sum họp gia đình thì vẫn có những con người đang cảm nhận không khí Tết điềm đạm hơn. Họ có lý do riêng để chọn cho mình một cách đón Tết "lệch chuẩn", khác mọi người.
Nghề không đợi Tết
Tết đối với nhiều ngành nghề chưa khi nào là "cái cớ" để họ lơ là hay rời bỏ nhiệm vụ của mình.
Cả năm đeo bám những con đường nhưng những ngày Tết lại khiến những chuyến taxi dồn dập hơn. Anh Tiến Đức (Taxi Hà Nội) cho biết: "Nhiều gia đình ở Hà Nội có thói quen đón giao thừa ở đây rồi sáng sớm mùng 1 về thăm gia đình, bạn bè ở quê nên chúng tôi hay có những chuyến đi sớm. Hiện tôi đã được đặt lịch cho một gia đình khách quen cho năm mới rồi."
"Không dồn dập như những chuyến xe ăn Tết, chúng tôi luôn ở vị thế sẵn sàng "đánh lái" mỗi khi có yêu cầu" - Anh Thanh Sơn (Lái xe BV Phụ sản HN) hồ hởi chia sẻ về công việc của mình.
Trải nghiệm đón không khí Tết ở một đất nước khác tự bao giờ đã trở nên hấp dẫn với nhiều nhóm gia đình. Kéo theo đó là sự vắng mặt của những người hướng dẫn viên du lịch tại gia đình của họ. Anh Trịnh Đức (Đống Đa, Hà Nội): "Năm nay mình sẽ đón giao thừa ở Singapore. Vài năm trở lại đây, mình thường xuyên có những chuyến đi vào những ngày gần Tết hay trong Tết. Đi vào dịp này thường là một nhóm các gia đình đi với nhau."
Không chạnh lòng như những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, các bạn tour-guide trẻ cũng có những lời đề nghị thú vị từ những người bạn nước ngoài của mình. Các du khách du lịch tỏ ra khá phấn khích khi lựa chọn thời điểm Tết cho chuyến đi của mình. "Chương trình tình nguyện làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài của nhóm mình đã được sắp xếp ngừng nhận lịch cho Tết Quý Tị, nhưng mình cũng như nhiều bạn khác trong nhóm có nhận được nhiều lời ngỏ riêng cho dịp Tết này." Kiều Thủy (SV ĐH Mở) cho biết.
Tiếp viên hàng không, phi công - một trong những nghề không nghỉ Tết (Ảnh minh họa)
Tết dịch chuyển kéo theo những chuyến đi đều đặn, nhiều tiếp viên hàng không đã coi đó như một phần Tết của mình, một trải nghiệm của tuổi trẻ cho nghề của họ.
Tết ở nghề
Không chọn mốc thời gian "bị động", những người "đi vắng trong Tết" thường lựa chọn những bữa cơm sum họp gia đình sớm hơn. Tết của họ bắt đầu từ những ngày 27, 28 Tết cho gia đình, bạn bè.
Với Kiều Thủy và các bạn của mình, họ quyết định duy trì công việc tour guide của mình, nhưng thay vì điểm mặt gọi tên nhiều địa danh của Thành phố, "chúng mình sẽ đưa họ về gia đình để họ có thể cảm thấy được đúng không khí Tết cổ truyền của Việt Nam." - các bạn chia sẻ. Đón một Tết gia đình với nhiều người bạn mới là một trải nghiệm thú vị mà nhóm bạn đang chuẩn bị.
Không đón tết sớm nhưng những người công nhân vệ sinh môi trường của Thành phố là những người vội vã dời khỏi nhà nhất sau khi giao thừa. Chị Mai kể lại nhịp Tết hàng năm của mình: "Những ngày Tết, mọi người trong Tổ thay phiên nhau, giúp đỡ nhau để cùng có Tết, người làm đêm giao thừa, người sáng sớm mùng 1 đã có mặt để nối nhịp công việc."
Đối với Trọng Minh, những ngày Tết ngắn là khoảng thời gian Minh và đồng nghiệp có nhiều mong đợi dù không được rời công việc. Anh cho rằng, vào thời điểm này, nhiều bệnh nhân và gia đình không được về nhà nhưng họ bình tâm hơn để cảm nhận một năm mới, cầu chúc an lành. "Chúng tôi cũng cảm thấy bớt căng thẳng hơn với công việc của mình. Đón Tết ở nơi làm việc là đón tết với một gia đình lớn hơn. Chúng tôi có sự chuẩn bị và đón Tết riêng với mọi người ở đây."
Khi nhịp sống có nhiều thay đổi trong không gian ngày Tết, nhưng tại nhiều vị trí khác của đất nước, của nhiều ngành nghề khác, họ vẫn đang duy trì nhịp công việc của mình. Có nơi thầm lặng như những chiến sĩ biên phòng, công an, bác sĩ... có nơi vội vã, ồn ào như những người nghệ sĩ, phóng viên... nhưng họ có một điểm chung, họ là những người đón tết trong nghề.
Theo 24h
Xương rồng "độc" đón xuân giữa Sài thành Trưa 4/2 (tức 24 tháng Chạp), "vua" xương rồng Phạm Phúc Giác đã có mặt tại khu trưng bày xương rồng (Hội Hoa xuân TP.HCM) cùng với 60 tác phẩm ưng ý nhất của mình. Nổi danh khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bây giờ là cả nước, ông Phạm Phúc Giác (thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An...