Chờ hiệu ứng lan tỏa của ‘Lửa Thiện Nhân’
Đạo diễn Đặng Hồng Giang chia sẻ về hậu trường ba năm làm phim tài liệu hiện thực về cậu bé Thiện Nhân và sự mong mỏi của anh về hiệu ứng xã hội sau khi phim công chiếu.
- Anh thấy thế nào khi thời gian qua, nhiều khán giả phải chờ đợi để mua được vé “Lửa Thiện Nhân”?
- Sự đón nhận của khán giả có thể xem là sự thành công nhất định đối với tôi rồi. Tuy nhiên, tôi chờ đợi hiệu ứng với xã hội với thông điệp: Cùng xem để cùng vui sống, nhân ái và thương yêu. Xem phim xong, chúng ta chưa giúp được gì cụ thể cho nhau, nhưng ít nhất trong cư xử hằng ngày sẽ nhẹ nhàng, nhân ái hơn. Nhiều thầy cô xem phim xong gọi cho tôi, mong muốn phim đến được với nhiều em học sinh hơn. Có cô nói xem phim này có thể bằng hàng trăm tiết giáo dục công dân. Cô ấy có thể nói hơi quá, nhưng tôi nghĩ nó cũng có tác động nào đó đến với các cháu, đặc biệt nhờ sự kiên cường của bé Thiện Nhân.
Đạo diễn Đặng Hồng Giang nói rằng, anh cố tử tế hơn khi theo đuổi câu chuyện của Thiện Nhân.
- Trong buổi gặp gỡ báo chí, chị Mai Anh tỏ ra áy náy vì chị ấy nhiều khi do mệt mỏi nên có khi không theo lời đạo diễn. Những điều này hẳn ảnh hưởng ít nhiều đến ý đồ đạo diễn?
- Trong quá trình quay phim, tôi luôn nói với nhân vật của tôi rằng, hãy quên chúng tôi, cố gắng nói và hành động như hằng ngày. Tuy nhiên, cảnh quay nào mà nhân vật của mình làm gì chưa đúng ý, tôi rất ít khi yêu cầu làm lại vì khi đó mất tự nhiên. Không còn cách nào khác ngoài chịu khó, tôi phải quay lại với công việc của họ vào hôm sau.
- Suốt ba năm làm phim, nhiều lần mẹ bé Thiện Nhân – chị Mai Anh cáu với anh vì làm phim kỹ, thêm mệt mỏi. Điều gì thôi thúc anh nhất để đi đến cùng?
- Tôi nhìn thấy một câu chuyện đẹp. Giữa một xã hội đôi khi căng thẳng, sáng mở báo ra nhiều chuyện buồn hơn vui, tôi muốn đưa câu chuyện đẹp này đến với mọi người. Câu chuyện về Mai Anh, Thiện Nhân, Greig, Na Hương và bác sỹ Roberto đã đẹp từ lâu rồi, chứ không phải chờ tới lúc phim ra mắt. Phim không thể làm nó đẹp hơn được. Thiên chức của người làm truyền thông cho tôi niềm tin theo đuổi câu chuyện có tác động tích cực đối với xã hội.
Video đang HOT
- Anh cảm nhận thế nào về linh hồn của bộ phim, chú lính chì Thiện Nhân?
- Trong quá trình làm Lửa Thiện Nhân, tôi đã làm rất nhiều phim khác cho Đài truyền hình TPHCM, tôi gặp gỡ nhiều nhân vật. Riêng với Thiện Nhân, cháu bé này rất lạ. Trong quá trình đeo đuổi quay hình ảnh, chúng tôi có nhiều cảm xúc: yêu quý, khâm phục… Khi cậu bé nhập cuộc, nó bỏ qua những cảm giác có người đeo bám, chúng tôi theo không kịp. Rõ ràng, chính sự năng động của nó làm nên cái hồn của phim. Không hề có sự bi lụy, mặc dù hoàn cảnh thoạt nghe quá đau xót, nhưng tiếp xúc không hề có nước mắt. Chính sự năng động đó lại làm khán giả chảy nước mắt. Bên cạnh đó, Mai Anh, Greig trả lời phỏng vấn rất đời, như hơi thở.
- Đồng nghiệp tại LHP độc lập New York góp ý những gì, để anh chỉnh sửa và có một bản dựng ưng ý hơn ra mắt khán giả trong nước?
- Họ khuyên nên cô đọng lại vì khi mang đến LHP độc lập New York, phim dài đến 86 phút. Tôi làm chặt chẽ thêm, bớt đi những chi tiết không cần thiết. Đặc biệt họ góp ý thêm về vấn đề kỹ thuật, âm thanh hiện trường không tốt lắm nên chúng tôi phải thiết kế lại. Rồi những thước phim quay bằng máy ảnh du lịch, điện thoại đều phải nhờ đến chuyên gia hậu kỳ để chuyển hóa đưa lên màn ảnh lớn. Tuy thế, cảm xúc của những video tư liệu đó được đặt vào đúng chỗ, kết hợp âm nhạc tạo nên cảm xúc chân thật cho những tình tiết rất nhỏ trong phim. Đó chính là linh hồn của phim.
- Một câu chuyện hay, thậm chí kịch tính cũng đến rất tự nhiên. Vậy, dấu ấn đạo diễn ở đâu?
- Tôi là người có công mang câu chuyện đó đến với khán giả, tất nhiên có sự sắp xếp cho mạch truyện logic, chỗ nào cần nhấn thì nhấn thêm một chút. Vốn dĩ câu chuyện đã đẹp, còn làm nên câu chuyện đẹp, chính là các nhân vật. Ở dòng phim hiện thực, nếu không có câu chuyện đẹp bạn không thể làm phim được, vì bạn không thể tô hồng thêm.
- Không ít nhà báo tỏ ra bức xúc vì một bộ phim như “Lửa Thiện Nhân” bị đối xử bất công, không chen chân được ở các rạp lớn. Anh thấy thế nào?
- Tôi chưa từng nghĩ đó là sự bất công. Những người làm công tác phát hành đi theo tôn chỉ và định hướng kinh doanh của họ. Chính những nhà làm phim tài liệu, hiện thực cũng nên xem lại: Đề tài, cách làm đủ hay để cuốn hút các nhà rạp hay chưa. Còn việc không đưa được phim ra rạp lớn, tôi nghĩ là giai đoạn khó khăn đối với dòng phim tài liệu hiện thực. Tôi biết nhiều đồng nghiệp say mê dòng phim này, qua Lửa Thiện Nhân tôi hy vọng mọi người nhìn thấy tiềm năng.
Theo Toan Toan/Báo Tiền Phong
18+ liệu có bị lạm dụng thành dòng phim bùng nổ?
Năm 2016, các nhà làm phim Việt có thể lạc quan vì cửa đã mở rộng cho sáng tạo nghệ thuật khi tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi sẽ được thông qua với 4 cấp độ khác nhau.
Nếu đã phân loại phim 18 thì những phim như Bẫy cấp 3 đã được phép phát hành.
Cục Điện ảnh vừa tổ chức một hội thảo để sát hạch lần cuối Dự thảo "Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp phép phổ biến phim ở Việt Nam", trong đó có phụ lục Tiêu chí phân loại theo độ tuổi dành cho phim điện ảnh chiếu ngoài rạp. Được biết, bảng tiêu chí đã được xây dựng trong 2 năm và qua 10 lần sửa đổi sau khi thu thập ý kiến của công chúng và các ban, ngành qua phương tiện truyền thông đại chúng. Dự thảo mới giới thiệu gồm 4 cấp độ: Phim dành cho mọi lứa tuổi (dán nhãn là P), Phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi (C13), Phim không dành cho người dưới 16 tuổi (C16) và Phim cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18). Việc phân loại phim dựa trên các tiêu chí về chủ đề, nội dung, mức độ bạo lực, kinh dị, khỏa thân, tình dục, ma túy, ngôn ngữ... có trong phim.
18 sẽ thành một dòng phim Việt?
Khi phim đã có cấp độ 18 cũng là đã có một sự đổi mới thông thoáng hơn với những đề tài nhạy cảm, và hình ảnh chỉ dành cho người trưởng thành. Những lo ngại về việc không qua được cửa thẩm định, phim phải "đóng gói" không phát hành như kiểu Bẫy cấp 3, Rừng xác sống..., hay phải "chỉnh sửa" từ bờ tới bến mới được công chiếu như Đường đua, Hương Ga..., hay bị cắt nham nhở nhiều phân cảnh làm mất đi sự toàn vẹn của tác phẩm, ảnh hưởng tới nội dung, hình ảnh phim như Cánh đồng bất tận, Bi, đừng sợ... sẽ không còn ám ảnh các nhà làm phim và cả nhà sản xuất.
Mấy năm gần đây, dòng phim thị trường luôn ở thế thượng phong, hay khai thác các đề tài theo thị hiếu giải trí của khán giả đại chúng, như bạo lực, kinh dị, tình dục... như một công thức mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất phim. Trước nay, do tiêu chí phân loại phim ở VN chỉ có 2 cấp độ: P và C16 - như sợi dây bó tay bó chân các nhà làm phim, cho nên họ phải tự gò mình vào khuôn khổ, ít dám bung phá các đề tài nhạy cảm. Nay, có cánh cửa 18 , như một không gian mới mở rộng để các nhà làm phim có thể tự do sáng tạo, làm những phim "nóng", bạo liệt.
Ngay cả với dòng phim nghệ thuật, không biết có phải là một trào lưu, một sở thích, mà các nhà làm phim Việt gần như đa số đều hướng tác phẩm của mình đến những đề tài nhạy cảm mà giới hạn nằm trong phạm quy 18 ? Nay, khi 18 được "mở cửa", họ có thể thỏa chí làm những phim thật "nóng", gây sốc, để hút khán giả 18 tuổi trở lên - tầm tuổi chiếm tỉ lệ khán giả tới rạp nhiều nhất, và ưa thích sự mới mẻ, dữ dội, không bị giới hạn nào cản trở. Và một dòng phim 18 ở điện ảnh Việt tương lai sẽ là đáng khuyến khích hay cần hạn chế?
Những bất cập khi dán nhãn phim 18
Trong dự thảo, cảnh khỏa thân, tình dục ở cấp độ 18 được quy định: "Cảnh khỏa thân toàn phần phải phù hợp với nội dung phim, không cận cảnh bộ phận sinh dục, không diễn ra thường xuyên (cảnh được miêu tả không quá 3 lần) và không kéo dài thời lượng (không vượt quá 5 giây)".
Cần cụ thể hơn trong câu "Cảnh miêu tả không quá 3 lần" - là chỉ một cảnh không được lặp lại quá 3 lần trong 1 phân cảnh hay là cảnh nóng không quá 3 lần trong 1 phim. Vì trong phim có thể có rất nhiều phân cảnh khỏa thân, và không cảnh nào quá quy định, song nếu cộng tất cả cảnh khỏa thân trong phim lên đến vài chục phút thì sao? Đây là dành cho cảnh khỏa thân toàn phần, còn cảnh khỏa thân bán phần thì sao?
Quy định phim gắn nhãn 18 "không được có cảnh mô phỏng hoạt động tình dục trái tự nhiên như quan hệ với trẻ em, loạn luân hay cảnh khuyến khích sử dụng ma túy và các chất gây nghiện...". Nhưng, với hoạt động tình dục đồng tính thì sao? (hiện tại đồng tính được nhiều quốc gia Âu - Mỹ công nhận, và VN cũng đang trong xu thế không bài xích). Ngay cả với quy định các chất gây nghiện thì phạm trù này cũng rất mập mờ, bởi hiện tại có nhiều chất gây nghiện nhưng không bị cấm, ví dụ như shisha.
Phim 18 cho phép: "Các cảnh tả thực về bạo lực và đổ máu nhưng phải phù hợp ngữ cảnh tác phẩm". Đây cũng là quy định chưa rõ ràng, nếu như bối cảnh phim là một cuộc thảm sát tập thể, và cảnh giết người rất dã man cứ lặp đi lặp lại? Hay nếu phim diễn tả các cảnh giết người thời Trung cổ với các kiểu như voi giày, tứ mã phanh thây, lăng trì, chảo dầu... thì có được không? Chưa có một sự giới hạn cụ thể mức độ phạm vi thời lượng đến đâu.
Ngay cả quy định về ngôn ngữ cũng chưa cụ thể, vẫn chung chung. "Ngôn ngữ nhạy cảm về văn hóa như lời chửi, câu rủa hoặc tiếng lóng, từ đệm gây phản cảm cho người xem có thể xuất hiện". Nhưng xuất hiện tần suất bao nhiêu lần trong phim? Và có hay không những ngôn ngữ không được phép có trong phim (ở Pháp, Mỹ và một số quốc gia có cả một bảng quy định cụ thể từ ngữ nào cấm dùng trong phim, kể cả phim có dán nhãn 18 ).
Ngoài ra, khi phim 18 phát hành ra rạp, liệu có thể kiểm soát được độ tuổi khán giả khi một số lượng lớn khán giả VN ít có sự tự giác tuân theo quy định!
Phân loại phim theo 4 cấp độ tuổi là một sự tiến bộ và đổi mới với điện ảnh VN. Đặc biệt, với cấp độ 18 là cửa đã mở, tạo nhiều điều kiện cho các nhà làm phim Việt sáng tạo một cách trọn vẹn ý tưởng nghệ thuật của mình, nhưng không có nghĩa là chỉ lấy những vấn đề nhạy cảm trong quy phạm 18 làm mục tiêu cho tác phẩm của mình.
Các phim C16, C13 và P có mức độ mô tả bạo lực, tình dục, kinh dị, chất kích thích và gây nghiện, và ngôn ngữ tục tĩu phản cảm giảm dần, phù hợp với lứa tuổi. Riêng phim P (dành cho mọi lứa tuổi) không có cảnh bạo lực, cảnh khỏa thân, quan hệ tình dục, cảnh về sử dụng hoặc sản xuất chất kích thích, ma túy hoặc cảnh kinh dị gây sợ hãi cho trẻ em.
Theo Việt Văn/Lao Động
7 nhân vật đồng bóng đáng yêu của phim Việt Ăn mặc sặc sỡ, đồng bóng cùng với tính cách "khác thường" khiến các nhân vật dưới đây gây được dấu ấn với khán giả. Nhân vật chị Hội của Thái Hòa đang chinh phục khán giả màn ảnh Việt. Từ một vai phụ ở Để mai tính, nhân vật chuyên gia trang điểm bóng lộ Phạm Hương Hội trở thành trung tâm...