Chờ duyên
An biết mình không ngán đàn ông, vì với Kha, An vẫn thấy tim mình rung lên dịu dàng lắm…
An đã từng là người có chồng. Có yêu thương hẹn hò nồng thắm hẳn hoi. Có cưới xin tiệc tùng nhạc sống vang trời. Rồi về với nhau. Cũng như muôn vạn cặp vợ chồng khác, cũng cãi vã, cũng dịu êm, lạnh lùng, rồi nồng ấm. Và cứ thế. Để một sớm kia thức giấc dậy, An cứ cảm giác người nằm cạnh mình xa lạ quá. An đưa tay qua, sờ thử vào khuôn mặt ấy, sao bỗng nhiên không tìm thấy một nét thân quen nào. Nhớ lời người bạn nói “tình yêu lạ lắm, tự nhiên một sáng thức dậy, thấy hết yêu thôi, chẳng lý do gì”. An nghĩ, chắc giờ nó đang đúng với mình.
Chưa bao giờ An có ý nghĩ ra đi như lúc này, đi đâu chưa kịp hình dung. Chỉ cần xuống xe ở một nơi xa lạ nào đó, là đủ. Ý nghĩ đó cứ quay đi quẩn lại trong đầu, thôi thúc An phải đi. Một ba lô con con, vài bộ quần áo, một miền đất xa lạ chỉ có một mình. Cái hình ảnh mình đơn độc khi vừa xuống xe chấp chới trong đầu An, thôi thúc. An mang suy nghĩ ấy ra hét vào mặt chồng khi cả hai đang có trận cãi nhau chí tử. Chưa kịp nghe hết điều An nói, chồng An lao tới, tát thẳng tay vào mặt An, hai tiếng “đồ khốn”. Nhẹ hẫng.
An đi thật. Đi luôn.
Ảnh mang tính minh họa: Internet
Cái quán tạp hóa nơi thị trấn nhỏ này lúc nào cũng đông khách. An vốn hoạt bát và dễ nhìn. Hôm qua thím Tư hàng xóm nói vọng sang “lấy chồng đi An, tính ở vậy miết sao, thằng Kha lui tới lâu rồi đó, nó là một đứa được, chưa vợ con”. An dạ nhẹ rồi lãng đi. Lấy chồng nữa ư? Sao nghe lạ lùng như thím Tư vừa nói chuyện ai, chứ chẳng phải nói chuyện mình.
An biết mình không ngán đàn ông, vì với Kha, An vẫn thấy tim mình rung lên dịu dàng lắm. An biết mình không ngán hôn nhân, vì chắc chắn sẽ có vui buồn đan xen nhau, ngọt ngào và cáu gắt đan xen nhau, An hiểu. Nhưng cái cảm giác mình sẽ ở chung nhà hết đời này với một người xa lạ nào đó, đến cái nắm tay rồi cũng hóa ơ hờ, An sợ. Một nỗi sợ không thể lý giải. Thà một mình vậy. An sợ trong mình lại xuất hiện ý nghĩ ra đi.
“Lấy chồng đi, để già như thím, lủi thủi lắm”, thím Tư hàng xóm mỗi ngày lại nhắc điệp khúc ấy. Lần nào An cũng lảng đi “còn chờ duyên thím ơi”, An nói vui.
Video đang HOT
Ừ, thì chờ duyên.
Theo Ai Nhân/Baophunu
Hủy hôn ngay lập tức vì nhà gái thách cưới quá đáng
Tôi có giàu có gì cho cam. Thà rằng ở vậy tìm gia đình tử tế còn hơn phải sống trong nợ nần "vỡ mật" sau lễ cưới.
Tôi đã gần 30, cuộc sống bình ổn, không thừa không thiếu. Tôi yêu em bằng một tình yêu chân thật không màng vật chất. Gia đình em có điều kiện hơn gia đình tôi rất nhiều. Vì thế khi đến xin hỏi cưới em, ba mẹ em tỏ vẻ không bằng lòng.
Lúc thì ông già bất lịch sự đứng dậy khỏi bàn uống nước và chẳng nói một câu khi có khách là tôi ngồi chơi. Khi thì mẹ của em hỏi dò la tin tức:
- Bố cháu làm gì! Mẹ cháu làm gì. Gia đình bác tử tế toàn quan chức cả.
Em ái ngại nhìn tôi vẻ buồn bực vì những gì ba mẹ em nói. Tôi mặc nhiên cố vùi sâu những điều nhoi nhói ấy vào trong để cười và nói một cách lịch sự nhất. Tôi biết em và bố mẹ em không ít lần có cuộc tranh đấu mỏi mệt về gã trai xuất thân bố mẹ nông dân như tôi. Dù cho tôi có cố gắng vươn lên như thế nào.
Ảnh minh họa.
Sau nhiều tháng ngày "trời không chịu đất thì đất phải chịu trời", bố mẹ em đồng ý cho em lấy tôi. Thế nhưng gương mặt ông bà vẫn xưng lên và đầy thách thức. Dẫu biết là đã đồng ý nhưng có điều gì đó vẫn khiến tôi lo lắng.
20/4 vừa rồi, bố mẹ tôi đã quần quần áo áo sang nhà hỏi cưới em cho tôi trước sự đồng ý trước đó của bố mẹ em.
Cuộc nói chuyện chẳng kéo dài bao lâu thì bố em cười nói: Tiền cưới của cháu là 30 triệu. Ngoài ra ở làng xóm tôi có phong tục, nhà trai phải thuê phông nền cưới cho nhà gái.
Nghe đến đó, bố mẹ tôi tái xanh mặt nhưng vẫn tỏ ra bình thản, bố mẹ cười gượng không nói gì thêm. Tôi tức điên trước sự hách dịch và đầy tính toán quá đáng của bố mẹ em. Buổi thăm hỏi kết thúc trong ê chề mỏi mòn. Ai về nhà nấy.
Em nhắn tin cho tôi:
- Em xin lỗi bố mẹ hơi quá đáng, bố mẹ vẫn đồng ý cho mình lấy nhau. Họ hàng nhà em cũng đã họp hành lên kế hoạch cưới xin rồi đó.
Sau nhiều đêm nằm vắt tay lên trán tôi nghĩ đi nghĩ lại: Tiền thách cưới đã 30 triệu, chưa kể chụp ảnh, làm khung, sính lễ cũng khoảng mất 10 triuu. Sau đó cũng phải tổ chức ăn uống với họ hàng, bạn bè tầm 30 triệu nữa. Làm sao tôi có thể cáng đáng đây!
3 năm với nhiều lo toan của người đàn ông, tôi tiết kiệm tôi mới có được 60 triệu, thế mà lão bố vợ lại đòi hỏi quá đáng như thế, thiêu đốt 3 năm của tôi như vậy sao.
Sau khi cưới tôi lấy đâu vốn để làm ăn, sinh sống. Chưa kể, nhìn đôi mắt buồn thẳm sâu trong mắt mẹ chuyện bị khinh bỉ và tiền long. Tôi thực sự đứng giữa ngã tư đường mà chẳng biết đi theo hướng nào.
Tôi gọi em đi nói chuyện:
- Tình hình là chuyện cưới xin sẽ phải hoãn lại một thời gian vì kinh tế anh không đủ! Thế em nhé!
Em khóc lóc ỉ ôi, và nghe đâu sau hôm đó em bù lu bù loa với bố mẹ em. Tiếng tăm em sắp lấy chồng nhưng bị tạm hoãn (thiên hạ lại bồi thêm thành "bị hủy hôn") cũng đồn khắp làng trên ngõ dưới... Bố mẹ em "chạy không hết nắng".
Hôm mùng 1/5 đúng dịp nghỉ lễ. Gia đình em không hẹn bất ngờ đến. Họ vui vẻ bước vào nhà, từ tốn đầy thiện chí. Hỏi han gia đình tôi các kiểu. Rồi tính đến chuyện cưới xin 2 đứa. Ông bà còn khơi chuyện cái cửa hàng trên phố đang cho thuê có ý định sẽ cho vợ chồng mới cưới chúng tôi kinh doanh.
- Thách cưới 30 triệu, nói cho vui thế chứ thành tiền của các cháu cả.
Thế là 2 nhà đều vui, đám cưới lại được lên lịch vào giữa tháng 5. Dù biết bố mẹ em có vẻ cay cú lắm, nhưng trước sau gì tôi chẳng là con các cụ. Tuổi già đôi khi thật quá đáng. Bài học sâu sắc mà tôi chỉ dám sử dụng một lần và xuýt mất em!
Hạnh phúc ngập tràn khi tiền bạc đã bị dẹp sang một bên! Em nhìn tôi tình tứ.
Theo Pháp Nguyễn/Phunu
Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi có được người mẹ chồng tuyệt vời như thế Đã đến lúc tôi nên đặt cược một ván bài số mệnh. Sướng vui tôi hưởng, khổ đau tôi tự chịu. Tôi năm nay 25 tuổi, hiện đã có công việc ổn định. Người yêu tôi hơn tôi 2 tuổi, làm việc nhà nước. Chúng tôi yêu nhau từ thời còn sinh viên, khi đó tôi mới chỉ là cô sinh viên năm...