Chớ dùng dầu ăn giá rẻ!
Dầu ăn xá đang được bán tràn lan trên thị trường chủ yếu được sản xuât, tái chế từ dầu ăn thải loại, có rất nhiều độc chất có thể gây ung thư
Nhiều quán ăn, quán nhậu hiện nay thường sử dụng các loại dâu ăn rẻ tiên dạng bán xá (bán theo can, bình) không thương hiêu với giá cực rẻ. Đây là các loại dâu được sản xuât từ các loại dâu nguyên liêu phức tạp, kê cả những loại dâu thải từ các nhà máy chê biên thực phâm, sau đó dùng hóa chât đê xử lý khử mùi, tạo màu…
Nguyên liêu tù mù
Tấp xe vào một sạp bán dầu ăn, gia vị tại khu chợ tự phát gân cầu Ông Lãnh (quận 1 – TPHCM), chúng tôi nghe một phụ nữ gọi: “10 kg!”. Như đã hiểu nhau từ trước, người bán đưa ra 2 can dầu ăn đựng trong bình nhựa là vỏ đựng nước khoáng. Sau khi khách hàng này quay đi, chúng tôi tiếp cận người bán thì được biết đó là khách hàng quen, làm việc tại một quán ốc ở quận 5, thường xuyên mua dầu ăn xá dạng này với giá khoảng 26.000 đồng/kg về chế biến các món ăn. Chị bán hàng cho biết dầu ăn loại này được bán theo kg, giá bán lẻ thông thường là 28.000 đồng/kg nhưng nếu mua nhiều và khách quen thì 26.000 đồng/kg.
Dầu ăn xá đóng bịch bán tại chợ tự phát gần cầu Ông Lãnh, quận 1 – TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy
Đi sâu vào khu chợ này, chúng tôi thây dầu ăn bán xá rât nhiêu. Dâu được chứa trong đủ loại vât dụng như can nhựa, xô nhôm, thùng tôn, môt sô loại có thương hiêu nhưng rất ít, chủ yêu là dầu không thương hiêu. Ngoài viêc bán sỉ, nhiêu quây chiêt dâu ra các chai nhựa PET, thâm chí chứa cả trong bịch ni lông.
Tôi cho biết mình cần lấy sỉ dầu xá mang về các chợ ngoại thành bán lẻ, môt chủ sạp nhiệt tình tư vân: Gọi là dâu xá nhưng chât lượng vừa tôt vừa rẻ, chỉ 580.000 đồng đến 650.000 đồng/thùng 30 kg (khoảng 23.000 đồng/lít), trong khi các loại dầu ăn thông thường giá 45.000 – 50.000 đồng/lít. Nói xong, bà chỉ tay vào xô dầu ăn có màu vàng sậm, nói: “Nếu muôn dễ bán thì lấy loại này, tôi để giá tốt nhất cho. Bảo đảm không đâu rẻ hơn”…
Video đang HOT
Tổng giám đốc một công ty hóa phâm ở TPHCM cho biết ông đã từng tiếp xúc với môt sô cơ sở chế biến dầu ăn dạng không tên này. Nguôn dâu nguyên liêu của các cơ sở này thường rât phức tạp. Họ gom hàng từ nhiều nơi như dâu thải (đã qua sử dụng) của các cơ sở chế biến thực phâm mỡ động vật, trong đó có mỡ cá, mỡ heo dạt từ những lò giết mổ và từ các tỉnh chuyên vê.
Nguy hiểm hơn, người ta còn nhâp cả nguôn dầu cải giá bèo từ Trung Quôc, trong đó có cả dầu cải đã qua sử dụng được các nhà máy ở nước này thải ra… Nguôn nguyên liêu này sẽ được xử lý bằng nhiêu loại hóa chât khử mùi, tạo màu… đê cho ra loại dâu vàng ươm mà nêu nhìn thoáng qua chẳng thua gì dâu ăn của các hãng dâu sản xuât công nghiêp. Các cơ sở này thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất hoặc đăng ký một nơi nhưng lại sản xuât ở một địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng…
Nhiêu chât đôc
Một người quen chuyên bán dầu ăn tại chợ Phú Lâm (quận 6 – TPHCM) tiêt lô: Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại dầu ăn xá bán rất chạy vì có thể chiên đi chiên lại nhiều lần mà vẫn không bị ngả màu.
Trao đổi với chúng tôi, một vị tiến sĩ khoa học cho biết dầu thực vật về nguyên tắc chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng. Thê nhưng, trong thực tê, tình trạng dầu ăn thải loại của một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm được tuồn ra thị trường, sau đó người mua đem tái chế, tinh lọc lại bằng nhiều phương pháp, có cả việc cho hóa chất độc hại vào để xử lý rôi bán ra thị trường. Loại dâu này rât đôc bởi về mặt hóa học, dầu ăn khi đã đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển từ dạng cit (có lợi cho sức khỏe) sang dạng trans (không có lợi). Nhiều cấu trúc dạng trans kết hợp lại sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư.
Đặc biệt, theo tìm hiểu của chúng tôi, người ta còn pha chê cả các loại dâu nguyên liêu vôn không được dùng trong thực phâm như dầu lanh, dâu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Tuy nhiên, loại này rất có hại đối với con người.
BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: Dầu ăn là thực phẩm dễ bị ôxy hóa các axít không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiêu lân, khi xâm nhâp cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư. Còn khi ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh, sẽ rất độc hại.
Dâu có thương hiêu bị làm giả
Trưởng phòng kinh doanh của một công ty sản xuât dầu ăn cho biết: Dầu đóng thùng của công ty ông trên vỏ thùng có in logo thương hiệu công ty nhưng sau khi bán ra thị trường sẽ không thu hồi lại vỏ thùng. Chính vì vậy mà đã có hiện tượng những cơ sở sản xuất dầu ăn không rõ nguồn gốc thu gom thùng lại rồi làm giả để bán ra thị trường.
Cũng theo vị này, hiện nay mỗi ngày các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất bánh snack, mì gói, gà rán, mít sấy… thải một lượng lớn dầu ăn đã sử dụng. Lẽ ra, những doanh nghiệp này là phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để thực hiện việc tiêu hủy loại dầu thải này để không ảnh hưởng đến môi trường thông qua một sô công ty chuyên đi tiêu hủy. Tuy nhiên, đường đi để tiêu hủy những loại dầu này thực tế không ai kiểm soát được.
Theo 24h
Rùng mình với công đoạn 'chế' cá, mực khô
Cá, mực ươn, chết chỉ cần nhúng qua hóa chất rồi mang ra phơi ở bến cảng, lề đường. Những mặt hàng cao cấp như vi, da cá mập cũng tẩm hóa chất trước khi tung ra thị trường
Sáng 25.9, tranh thủ nắng lên, bà Huỳnh T.Ơ (còn gọi là bà Bốn, ngụ phường 6, TP Tuy Hòa - Phú Yên) mang mớ vi và da cá thối ra đổ dưới nền đất bến cảng để phơi. "Thúi quá bà ơi!"- hai người đi câu cá lỡ miệng liền bị bà Bốn chửi như tát nước.
Mực, cá phơi như... rác
Vừa đến bến cảng, chúng tôi đã nghe mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ mớ cá bà Bốn đang phơi. Không chỉ hôi thối, nhìn mẻ cá trong quá trình phân hủy, nhiều con dòi bò tràn ra nền đất, ruồi nhặng kéo cả đàn đến bám, chúng tôi không khỏi rùng mình.
Bà Bốn miệng ngậm điếu thuốc, hai tay lia lịa trở những miếng cá như sợ đám ruồi nhặng tranh mất. Bà cười phân bua: "Trông vậy chứ khô rồi ngon lắm, đã khử hết rồi!". Một người hàng xóm của bà Bốn bảo rằng thuốc khử ấy còn mạnh hơn gấp 10 lần nước ôxy già dùng rửa vết thương. Đổ dung dịch này vào thùng, cho thêm nước theo tỉ lệ 1 dung dịch - 3 nước rồi cho cá, mực ươn, chết vào. Nước sôi ùng ục, khoảng 10 phút mang ra thì mực, cá dẫu ươn, hôi cỡ nào cũng săn chắc lại.
Mực, cá khô phơi đầy đường cạnh một bãi rác trên đường Độc Lập, TP Tuy Hòa - Phú Yên
Không chỉ tại bến cá, dọc các con đường Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, Độc Lập (TP Tuy Hòa), những ngày nắng lên, người dân cũng đổ mực, cá khô phơi tràn trên mặt đường. Những điểm phơi cá, mực khô trên đường Độc Lập còn nằm cạnh một bãi rác lớn. Mặc cho những đợt gió biển cuốn theo cát hay bụi đường tấp vào, sau cùng, những mớ khô này đều được đóng gói, chuyển vào TP.HCM tiêu thụ.
Vi, da cá mập đầy thuốc tẩy
Vì cho rằng dùng vi, da cá mập chữa được bệnh ung thư nên hiện nay, giá của các loại này (đã qua sơ chế) cao ngất trời, đặc biệt là vi cá mập mà người tiêu dùng thường gọi là cước cá. Hiện giá cước cá loại 1 lên đến 20 triệu đồng/kg, còn da cá mập có giá trung bình 1,4 triệu đồng/kg. Thường chỉ có những buổi yến tiệc của các gia đình khá giả mới dùng da cá hoặc cước cá mập. Thế nhưng, chẳng mấy thực khách biết rằng mình đang dùng thuốc tẩy trong bữa ăn thịnh soạn ấy.
Các cơ sở chế biến vi, da cá mập khi mua cá về bỏ lăn lóc trên sàn đất để mổ xẻ lấy vi, lấy da vì... đã có thuốc tẩy. Bà Huỳnh T.K (phường 6, TP Tuy Hòa), chủ một cơ sở gia công vi, da cá mập cho một công ty yến sào lớn ở TP.HCM, cho biết không thể không dùng thuốc tẩy vì khách chuộng mặt hàng trắng đẹp. "Da cá mập chỉ có màu đen thôi nhưng họ yêu cầu trắng đẹp thì mình phải cho thuốc tẩy. Chỉ cần ngâm 5 phút thì da cá từ màu đen sẽ thành màu trắng. Còn cước cá cho qua thuốc tẩy là nó trở nên óng ánh, đẹp lạ thường", bà K. nói.
Cũng theo chủ cơ sở này, những người làm vi, da cá mập gọi là thuốc tẩy nhưng không ai biết trong đó gồm những chất gì. Trước khi mang sản phẩm đi phơi hoặc sấy, công nhân đổ thuốc tẩy vào chảo nước rồi ngâm vi, da cá 5-10 phút. Tùy yêu cầu mặt hàng trắng cỡ nào, họ để cho thuốc tẩy nhiều hay ít. "Công nhân không mang bao tay sẽ bị lột da ngay", bà K. cho biết.
Bà Phan T.Đ, chủ doanh nghiệp tư nhân A.Đ - chuyên sản xuất và cung cấp yến sào, hải sản cao cấp trên đường Trần Hưng Đạo (TP Tuy Hòa), cho biết muốn mặt hàng trắng cỡ nào cũng có. "Chỉ cần cho nhiều thuốc tẩy, ngâm lâu là bảo đảm mặt hàng trắng muốt nhưng buôn bán thì được chứ đừng ăn", bà Đ. khuyên.
Ông Nguyễn Duyên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Phú Yên, cho biết các dung dịch dùng để tẩy trắng sản phẩm đều có chứa độc tố. Theo ông, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay còn nhiều điều khó, biết nó độc hại và cũng thấy họ làm đấy nhưng phải kiểm tra, lấy mẫu đưa đi kiểm định mới chấn chỉnh, khuyến cáo họ được.
Theo VNN
Phát hiện hàng loạt hoa quả TQ có "độc" Một loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, Cục BVTV cũng đã khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng giá đỗ ngoài chợ vì mất ATTP nghiêm trọng. Hóa chất độc có thể làm hỏng gan, thận Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản...