Chở du khách lên núi Lang Biang: Phớt lờ sự an toàn hành khách
Sở GTVT Lâm Đồng đã nhiều lần yêu cầu đổi mới phương tiện vận chuyển du khách và thay đổi hình thức kinh doanh cho phù hợp với quy định, nhưng đơn vị quản lý Khu du lịch Lang Biang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng vẫn phớt lờ.
Xe U-oát vận chuyển du khách ở KDL Lang Biang
Ngày 13/12, lãnh đạo Sở GTVT Lâm Đồng cho biết đã báo cáo UBND tỉnh về tình hình vận chuyển hành khách tại KDL Lang Biang. Nếu căn cứ quy định tại điểm đ, khoản 1, điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ( Xe kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn không quá 15 năm) thì có tới 54 trong tổng số 65 chiếc U-oát của 2 đơn vị hoạt động tại KDL này quá niên hạn để vận chuyển du khách.
Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ và để đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT Lâm Đồng đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu phải đổi mới phương tiện và thay đổi hình thức kinh doanh cho phù hợp với quy định, nhưng cả 2 đơn vị đều viện nhiều lý do khó khăn để chậm trễ trong việc đổi mới phương tiện.
Video đang HOT
Trước tình hình đó và do các phương tiện vận tải không có phù hiệu, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách tại KDL Lang biang; yêu cầu Công ty CP Du lịch Lâm Đồng làm thủ tục để được cấp biển hiệu xe du lịch cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định.
Sở GTVT yêu cầu tạm dừng hoạt động những xe U-oát quá niên hạn ở Lang Biang
Trao đổi với phóng viên Tiền phong, một số chuyên gia ngành du lịch cũng cho rằng quá trình tổ chức vận chuyển du khách, bao giờ cũng phải đặt sự an toàn lên hàng đầu, tính toán kỹ các tình huống phát sinh, nhất là khi phải vượt qua đường đèo hiểm trở như đường lên núi Lang Biang. Mặt khác, năm nay ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Ngành đã đưa ra khẩu hiệu cho phục hồi du lịch là du lịch an toàn thì càng phải hết sức cẩn trọng, không thể chủ quan, xem nhẹ sự an toàn.
Như Tiền phong đã đưa tin, các đội xe nói trên được sử dụng để vận chuyển khách du lịch từ chân núi Lang biang lên đỉnh đồi Ra-Đa với độ cao lên tới 1.929m để ngắm toàn cảnh TP.Đà Lạt thơ mộng và một phần huyện Lạc Dương. Quãng đường dài 5 km này rất hiểm trở (độ dốc lớn với nhiều khúc cua gắt nguy hiểm) nên việc sử dụng xe “quá đát” tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho du khách.
Trên quãng đường này từng xảy ra tình trạng 1 chiếc xe U-oát bất ngờ hết xăng, hệ thống phanh hoạt động không đảm bảo an toàn. Hậu quả, ô tô trượt khỏi đường đèo khiến hành khách hoảng loạn.
Xe U-oát gặp sự cố khi chở 6 du khách lên đỉnh Ra đa.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu đẩy nhanh dự án sửa chữa Quốc lộ 5
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) đẩy nhanh sửa chữa Quốc lộ 5.
Việc sửa chữa nâng cấp Quốc lộ 5 được thực hiện trong điều kiện vừa khai thác vừa thi công nên vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đặt lên hàng đầu. Ảnh: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) thực hiện các dự án sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 5 do đang là thời điểm cuối năm, nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa trên các tuyến đường bộ tăng cao.
Để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 5 đồng thời triển khai các giải pháp khắc phục nguy cơ gây mất an toàn giao thông theo các chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu VIDIFI chỉ đạo đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên bảo dưỡng trên tuyến, đặc biệt là vá ổ gà, trám vá vết nứt, vệ sinh mặt đường, biển báo hiệu, sơn dặm vạch kẻ đường... không để phát sinh hư hỏng nặng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu VIDIFI khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án sửa chữa đã được chấp thuận chủ trương thực hiện để sớm tổ chức thi công. Trong quá trình thực hiện, cần rà soát các vị trí mất an toàn giao thông, kể cả hàng rào, dải phân cách giữa, vạch sơn... để cập nhật và khắc phục tại các dự án sửa chữa đã thực hiện, đang thực hiện và sẽ thực hiện; hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bổ sung dự án mới nếu cần thiết.
Dự án sửa chữa lớn mặt đường Quốc lộ 5 dài 30 km (từ km46 - km76) có tổng mức đầu tư gần 840 tỷ đồng được lấy từ các nguồn thu trong phương án tài chính dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Dự án do VIDIFI làm chủ đầu tư và được chia làm 6 gói thầu xây lắp, 7 gói thầu tư vấn; trong đó, có 4 gói thầu xây lắp chính sửa chữa mặt đường và an toàn giao thông.
Trước mắt dự án sẽ sửa chữa cấp bách những vị trí cần làm nhanh để đảm bảo an toàn giao thông. Đến hết năm 2021 VIDIFI sẽ cố gắng sửa chữa khoảng 30km đường hư hỏng nặng trên tuyến Quốc lộ 5, đảm bảo êm thuận cho các xe lưu thông.
Đảm bảo an toàn giao thông hoạt động vận tải trước ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công điện khẩn số 28/CĐ-TCĐBVN gửi Sở GTVT các tỉnh, TP về việc đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải trong thời gian bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Công điện khẩn ghi rõ, từ ngày 6/10 đến nay, trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến...