Chợ Đồn (Bắc Kạn): Hội Nông dân hoạt động tốt, nông dân được nhờ
Những năm qua, phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn chú trọng triển khai sâu rộng.
Nhiều hoạt động hỗ trợ
Thực hiện nhiệm vụ vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững mà Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018 – 2023 đã đề ra, Hội Nông dân Chợ Đồn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Hội đã phát động mạnh mẽ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đến 100% cơ sở Hội trên địa bàn, gắn với xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực.
Để phong trào thực sự lan toả và có chiều sâu, từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã chủ động phối hợp các ngành chức năng tổ chức được 119 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 8.038 lượt hội viên nông dân; tổ chức tham quan học tập và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tạo mọi điều kiện để nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Bám sát chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, Hội đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi phù hợp theo hướng chú trọng vào nhóm cây, con có thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung thông qua các mô hình như: Mô hình cây na dai, mô hình cây hồng không hạt, mô hình nuôi ong lấy mật, mô hình trồng rau bồ khai, trồng gừng, mô hình chăn nuôi trâu…
Hội Nông dân tổ chức bàn giao cây giống cho hội viên nông dân tại xã Yên Thịnh. (ảnh: Thu Trang)
Video đang HOT
Cùng với đó, Hội Nông dân các cấp đã tranh thủ các nguồn lực khác nhau, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức được 9 lớp dạy nghề cho 300 hội viên; đồng thời tổ chức cho 3.208 lượt hộ hội viên đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, kết quả bình xét có 1.071 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Hội Nông dân huyện Chợ Đồn còn làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên nông dân địa phương, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi. Tính đến nay, Hội đã xây dựng được 73 tổ tiết kiệm vay vốn/ 1.901 hộ vay vốn nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác với dư nợ trên 82 tỷ đồng; vay vốn nguồn của Ngân hàng NNPTNT là 1.133,5 triệu đồng/17 hộ vay/4 tổ; Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp 38 lượt hội viên vay vốn với tổng dư nợ hiện nay là 670 triệu đồng.
Xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến
Thông qua các hoạt động trên, nhiều hội viên nông dân của huyện đã ứng dụng có hiệu quả việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất, chăn nuôi trồng trọt và đã mang lại lợi nhuận cao điển hình như: Mô hình kinh doanh dịch vụ của hộ ông Đồng Phúc Eng (xã Xuân Lạc) và hộ bà Triệu Thị Dự (Phương Viên), mô hình chăn nuôi trâu, bò của hộ ông Nguyễn Mạnh Tiến (Bản Thi), mô hình chăn nuôi lợn của ông Hà Văn Cẩn (thị trấn Bằng Lũng), mô hình VACR của hộ bà Trịnh Thị Thơm (Ngọc Phái)…
Cùng với thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, tinh thần tương thân tương ái của hội viên, nông dân còn được phát huy tích cực. Hội đã vận động hội viên, nông dân và các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đóng góp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, vận động tương trợ bằng tiền, ngày công lao động, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (cây, con giống, phân bón) với 5.720 cây giống các loại, 10.400kg phân bón; hỗ trợ về vật chất (gạo, củi đốt) trị giá gần 300 triệu đồng.
Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, ngay từ khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên, Hội Nông dân huyện Chợ Đồn đã chỉ đạo các cơ sở hội bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời đưa nội dung xây dựng nông thôn mới trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền về các tiêu chí nông thôn mới để hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của nông dân trong việc tham gia thực hiện.
Các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền và vận động hội viên nông dân tham gia hiến 11.334m2 đất, đóng góp tiền, vật tư và ngày công lao động để làm đường giao thông liên thôn, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa; vận động đóng góp gần 1.547 triệu đồng, 15.657 ngày công lao động, tham gia sửa chữa và làm mới hơn 100km đường giao thông nông thôn, gần 60km kênh mương nội đồng.
Cùng với việc hiến đất và đóng góp ngày công, các chi hội nông dân trên địa bàn còn thi đua hoàn thành các nội dung đăng ký thực hiện trong xây dựng nông thôn mới của địa phương như: Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình nông dân văn hoá (xã Xuân Lạc); tham gia xây dựng quy ước, hương ước “Làng văn hoá”… Từ sự chung tay góp sức đó, đến nay, huyện Chợ Đồn có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn của huyện là 10,4 tiêu chí/xã, có 9 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí, 10 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Theo Danviet
Hội Nông dân Pleiku đổi mới hoạt động, phong trào phát triển mạnh
Từ việc đổi mới phương thức hoạt động, chỉ đạo của các cấp Hội Nông dân TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai), phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2019" của thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong 3 năm qua, Hội luôn duy trì có trên 50% trong tổng số 12.416 hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Nhờ vậy, số hộ có thu nhập cao không ngừng tăng lên (riêng thu nhập từ 300 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/năm có hơn 1.300 hộ, trên 1 tỷ đồng có 205 hộ).
Điển hình như hộ ông Nguyễn Hữu Vui (phường Hoa Lư) kinh doanh gà giống, gà thịt, gà siêu trứng, thu nhập bình quân 600.000.000 đồng/năm; hộ ông Trần Văn Yên (phường Hội Thương) trồng và kinh doanh cây hoa lan, trung bình hàng năm thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng; hộ ông Đinh Xuân Đượng (xã Diên Phú) trồng cà phê kinh doanh, chăn nuôi heo nái sinh sản, lợn thịt, nuôi gà, vịt hàng năm thu nhập bình quân từ 320 - 420 triệu đồng/năm...
Nông dân Lê Hồng Thịnh (ở xã Gào, TP.Pleiku), thu nhập mỗi năm trên 2 tỷ đồng nhờ mô hình cà phê tái canh. Ảnh: L.K
Không chỉ làm giàu cho gia đình, nhiều hội viên khá, giàu, các trang trại trên địa bàn còn phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ tạo việc làm hàng năm cho trên 3.000 hội viên, nông dân. Điển hình như ông Trương Văn Duy (phường Phù Đổng) đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động và 30 công lao động thời vụ khi vào mùa thu hoạch chính; đồng thời hỗ trợ vốn, việc làm cho hơn 15 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Thông qua phong trào sản xuất - kinh doanh giỏi, các cấp Hội Nông dân TP.Pleiku đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2017 - 2019, hội đã vận động đóng góp hơn 6.500 ngày công lao động, 6 tỷ đồng và trên 9.600m2 đất để xây dựng hạ tầng nông thôn; làm mới, sửa chữa hơn 5.000km đường giao thông nông thôn, hỗ trợ xóa 107 nhà tạm bợ, dột nát... Trong đó ông Đinh Văn Thanh (hội viên ở xã Trà Đa) đóng góp gần 200 triệu đồng nâng cấp đường vào Trường Tiểu học Ngô Gia Tự.
Đến nay 9/9 xã của TP.Pleiku đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, về đích trước 3 năm so với kế hoạch. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của Hội Nông dân và hội viên, nông dân thành phố.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân TP.Pleiku, có được kết quả trên, một trong những nguyên nhân quan trọng là các cấp Hội Nông dân thành phố đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động, chỉ đạo phong trào. Đó là từ tuyên truyền, vận động chuyển sang đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân; với phương châm đồng hành, sát cánh cùng nông dân.
Cụ thể, những năm qua, Hội Nông dân TP.Pleiku đã thực hiện nhiều dịch vụ hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, vốn, liên kết, tiêu thụ nông sản để phát triển sản xuất và đời sống. Hội đã phối hợp với các ngành chức năng, ngân hàng, doanh nghiệp tạo điều kiện tốt nhất cho hội viên, nông dân tiếp cận nguồn vốn, kiến thức, thị trường...
Theo Danviet
Gia Lai: Giúp hội viên cải thiện sinh kế, xóa nghèo Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (Chương trình MTCP 2). Đây là chương trình hướng đến mục tiêu cải thiện...