Cho DN vay sai mục đích gần 800 tỷ: Hàng loạt cán bộ ngân hàng hầu tòa
Sáng ngày 20/7, TAND tỉnh Sóc Trăng đưa ra xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (tỉnh Sóc Trăng).
Vụ án đưa ra xét xử lần này có 27 bị cáo, trong đó có 2 bị cáo thuộc Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (gọi tắt là Công ty Phương Nam) và 25 bị cáo là cán bộ của 5 ngân hàng. Có gần 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo và các ngân hàng có liên quan. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Tăng Thị Thúy Nga- Phó Chánh tòa Hình sự ( TAND tỉnh Sóc Trăng).
Bị cáo Lâm Minh Mẫn được xem là cánh tay đắc lực giúp cho Lâm Ngọc Khuân lừa đảo chiếm đoạt tiền của các tổ chức tín dụng.
Theo cáo trạng, năm 1998, Công ty TNHH Phương Nam (có trụ sở tại phường 7, TP Sóc Trăng) được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề thu mua chế biến tôm xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và mua bán thức ăn tôm, vật tư phục vụ nuôi tôm. Đến năm 2010, Công ty được cấp đăng ký kinh doanh thành Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam với vốn điều lệ 295 tỷ đồng. Trong đó, ông Lâm Ngọc Khuân làm Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty; bà Lâm Ngọc Hân (con gái ông Khuân) làm Phó Giám đốc; Trịnh Thị Hồng Phượng làm Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh; Lâm Minh Mẫn làm Kế toán trưởng…
Từ năm 2008 đến 30/9/2012, Công ty Phương Nam nợ các tổ chức tín dụng với số tiền rất lớn, dư nợ từ năm trước chuyển sang năm sau ngày càng cao. Trong quá trình kinh doanh, Công ty Phương Nam luôn thua lỗ. Trong khoảng thời gian từ 2008 đến cuối tháng 9/2012, Công ty lỗ gần 1.000 tỷ đồng.
Để các ngân hàng cho Công ty Phương Nam vay vốn, Lâm Ngọc Khuân, Lâm Ngọc Hân, Lâm Minh Mẫn, Trịnh Thị Hồng Phượng đã có hành vi gian dối trong việc lập 19 báo cáo tài chính về kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi gửi các ngân hàng vay vốn nhưng thực tế kết quả kinh doanh đều lỗ; gian dối trong việc thế chấp tài sản là hàng tồn kho là tôm đông lạnh vay vốn ngân hàng; dùng một tài sản là hàng tồn kho thế chấp nhiều ngân hàng vay vốn; gian dối trong việc cung cấp các báo cáo, số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và hàng tồn kho khi cán bộ ngân hàng xuống kiểm tra việc sử dụng vốn vay nhằm che giấu việc sử dụng vốn sai mục đích để chiếm đoạt số tiền trên 784,8 tỷ đồng của 5 ngân hàng.
Trong đó, Lâm Ngọc Khuân và Lâm Ngọc Hân có vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo Lâm Minh Mẫn và Trịnh Thị Ngọc Phượng thực hiện các hành vi trên để chiếm đoạt số tiền hơn 784,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Viện kiểm sát xác định, Lâm Minh Mẫn là Kế toán trưởng Công ty Phương Nam, biết Công ty kinh doanh thua lỗ từ năm 2008, biết việc làm của Lâm Ngọc Khuân là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện theo sự chỉ đạo của Khuân lập các báo cáo tài chính khống và lập các hồ sơ gian dối để vay vốn. Còn Trịnh Thị Ngọc Phượng là Phó Giám đốc Công ty Phương Nam, biết Công ty kinh doanh thua lỗ từ năm 2010 và hàng hóa tồn kho của Công ty thực tế đã thế chấp cho nhiều tổ chức tín dụng để vay vốn nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của Lâm Ngọc Khuân.
Hành vi của Lâm Minh Mẫn và Trịnh Thị Ngọc Phượng đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại khoản 4, điều 139 BLHS với vai trò đồng phạm giúp sức. Việc truy tố Mẫn và Phượng là đúng người đúng tội. Riêng Lâm Ngọc Khuân và Lâm Ngọc Hân sau khi phạm tội đã bỏ trốn, hiện CQĐT đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ điều tra xử lý.
Toàn cảnh phiên tòa.
Theo Viện kiểm sát, căn cứ tài liệu điều tra tại 5 ngân hàng, có cơ sở xác định hành vi vi phạm quy định về cho vay của các cán bộ ngân hàng trong thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định tài sản bảo đảm là hàng tồn kho, quản lý tài sản là hàng tồn kho để thế chấp cho ngân hàng, giải ngân và kiểm tra sau giải ngân không đúng đã vi phạm khoản 3, điều 94 Luật các tổ chức tín dụng…. dẫn đến hậu quả cho 5 ngân hàng không thu hồi được số tiền trên 825,5 tỷ đồng.
Hành vi của 25 cán bộ ngân hàng nói trên đã phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức chức tín dụng, quy định tại khoản 3, điều 179 BLHS. Trong đó, các Giám đốc, Phó Giám đốc là những người chịu trách nhiệm chính.
Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày từ 20- 31/7/2015.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Hàng chục lãnh đạo, cán bộ ngân hàng ở miền Tây bị đưa ra tòa
25 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ 5 chi nhánh ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang và Bạc Liêu bị truy tố tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Lâm Minh Mẫn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm - Ảnh Trần Thanh Phong
Ngày 20.7, TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (gọi tắt là công ty Phương Nam, địa chỉ P.7, TP.Sóc Trăng).
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 11 ngày. Viện KSND tối cao ủy quyền cho Viện KSND tỉnh Sóc Trăng làm đại diện cơ quan công tố. Vụ án có 27 bị cáo, trong đó 25 người nguyên là lãnh đạo, cán bộ 5 chi nhánh ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang và Bạc Liêu bị truy tố tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Nguyên kế toán trưởng Lâm Minh Mẫn và Trịnh Thị Hồng Phượng (cùng 35 tuổi), nguyên Phó giám đốc của công ty Phương Nam bị Viện KSND tối cao truy tố tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Có gần 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo và các ngân hàng có liên quan.
Theo cáo trạng Viện KSND tối cao, công ty TNHH Phương Nam được thành lập năm 1998, ngành nghề kinh doanh là thu mua, chế biến tôm xuất khẩu, mua bán thức ăn tôm... Năm 2010, đổi thành công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam, với vốn điều lệ 295 tỉ đồng. Công ty do ông Lâm Ngọc Khuân (62 tuổi, làm Chủ tịch HĐQT). Lâm Ngọc Hân (con gái ông Khuân làm giám đốc công ty).
Từ năm 2008 đến ngày 30.9.2012, công ty Phương Nam kinh doanh thua lỗ trên 996 tỉ đồng. Để công ty kéo dài hoạt động, cũng như có tiền sử dụng cho mục đích cá nhân, từ năm 2008 đến năm 2012, ông Khuân chỉ đạo con gái là Lâm Ngọc Hân và Lâm Minh Mẫn lập 19 bản báo cáo tài chính khống, thể hiện kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi để gửi các ngân hàng xin vay vốn.
Lâm Minh Mẫn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm - Ảnh Trần Thanh Phong
Công ty đã nâng khống giá trị tài sản đảm bảo là hàng tồn kho lên 1.900 tỉ đồng, nhưng thực tế giá trị hàng tồn kho của công ty Phương Nam chỉ gần 41 tỉ đồng. Từ các chứng từ giả, được lập khống, công ty Phương Nam đã vay vốn tại 8 ngân hàng gần 1.600 tỉ đồng. Trong đó, vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng trên 498 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang (LPB Hậu Giang) 328 tỉ đồng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (VDB Sóc Trăng) 341 tỉ đồng.
Tuy nhiên, khi vay được tiền, ông Khuân được cho đã sử dụng vốn sai mục đích vào nhiều việc, như dùng để trả nợ vay, kinh doanh bất động sản, xây biệt thự... Cơ quan tố tụng xác định Lâm Minh Mẫn, Trịnh Thị Hồng Phượng đã giúp cho ông Lâm Ngọc Khuân lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các ngân hàng trên 784 tỉ đồng.
Năm 2013, ông Lâm Ngọc Khuân cùng con gái là Lâm Ngọc Hân bỏ trốn ra nước ngoài. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế nhưng chưa bắt được. Ngày 24.6.2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với ông Khuân và Hân, khi nào bắt được sẽ điều tra, xử lý sau.
Trần Thanh Phong
Theo Thanhnien
Thiếu nữ cầm đầu băng 'siêu trộm' chuyên đột nhập nhà giàu Trong hai ngày 9 - 10.7, TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm băng siêu trộm ở miền Tây chuyên đột nhập vào các gia đình khá giả để lấy tài sản. "Thủ lĩnh" băng trộm gồm 20 người, thực hiện trót lọt 58 vụ trộm, tổng trị giá tài sản lên đến 4 tỉ đồng là một thiếu nữ. Trần Thị...