Chợ đêm, chợ nổi phải sáng đèn
Để khai thác tiềm năng to lớn từ kinh tế ban đêm ở ĐBSCL, các địa phương cần quy hoạch, tổ chức lại chợ đêm, chợ nổi một cách hợp lý, có bản sắc riêng, tạo ra những điểm hấp dẫn buộc du khách phải… tiêu tiền
Kinh tế ban đêm (Night-time economy) ở ĐBSCL nói riêng được ví như “nàng công chúa ngủ quên”. Với việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiên cứu chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển loại hình kinh tế này, “nàng công chúa” kỳ vọng sẽ được đánh thức.
Một góc chợ đêm Ninh Kiều (TP Cần Thơ). Ảnh: NGỌC TRINH
Tiềm năng to lớn
Kinh tế ban đêm vốn không xa lạ với người miền Tây qua hoạt động mua bán nông sản. Chợ đêm truyền thống từ xưa vốn là bộ mặt của một vùng nông sản dồi dào và giao thương sôi động. Trong đó, chợ nổi, chợ đầu mối hoạt động phần lớn vào ban đêm đến tờ mờ sáng vừa đa dạng vừa độc đáo không kém gì “36 phố phường” của Hà Nội xưa. Mặc dù có lúc chìm nổi, chưa được quan tâm đầu tư khai thác đúng mức nhưng các hoạt động kinh tế này vẫn đang tạo ra dư địa hấp dẫn.
Chợ nổi ở ĐBSCL khá nhiều, như: Cái Răng, Phong Điền (TP Cần Thơ); Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long); Cái Bè (tỉnh Tiền Giang)… Nhưng lâu đời và nổi tiếng nhất vẫn là chợ nổi Ngã Bảy, hay còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang). Chợ nổi này gắn với bài tình ca bất hủ “Tình anh bán chiếu” của ông vua vọng cổ Viễn Châu được thể hiện qua tiếng hát của danh ca Út Trà Ôn. Người trong Nam, ngoài Bắc hầu như đều thuộc ít nhất vài câu vọng cổ hay có thể à ơ mấy đoạn của bài hát này. Và từ lâu, chợ nổi ngoài việc là nơi dân đờn ca tài tử, cũng là người mua, kẻ bán trổ tài ca hát, còn là không gian giao lưu văn hóa của người dân miền Tây.
Vùng cuối đất thì có chợ trôi Năm Căn (tỉnh Cà Mau) với cái thú thả nổi xuồng, ghe trôi theo dòng nước trên sông, mặc sức mua bán. Ở tỉnh Đồng Tháp nổi tiếng có chợ cá đồng, chợ rắn, chợ chuột Tháp Mười. Còn vùng Thất Sơn (tỉnh An Giang) có chợ trâu, bò Tà Ngáo (huyện Tịnh Biên). Xuống miệt tỉnh Hậu Giang là các chợ xứ ngàn độc đáo. “Ngàn” không có nghĩa như bài hát “Lên ngàn” của nhạc sĩ Hoàng Việt, mà đơn giản là cách gọi con số, từ một ngàn, ngàn rưỡi, dài đến mười bốn ngàn do xưa kia người Pháp đào kênh thủy lợi cách nhau 1.000 m có kênh trục, 500 m có kênh xương cá, tạo ra hệ thống thủy lợi độc đáo và cũng tạo ra hệ thống chợ có một không hai.
Chợ đêm Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Ảnh: THỐT NỐT
Phải biết cách “thắp sáng”
Gần đây, các chợ đêm Tây Đô, Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ), chợ đêm trên đảo ngọc Phú Quốc, miền biên trấn Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang)… được quan tâm đầu tư, khai thác hiệu quả nhờ gắn với bản sắc, tập quán sinh hoạt, ẩm thực của địa phương. Song, trước yêu cầu phát triển mới, cần có nhận thức mới và nguồn lực đầu tư đúng mức cho sự phát triển các chợ đêm đồng bằng, bên cạnh hệ thống các chợ trung tâm, siêu thị hiện đại.
Để “thắp sáng”, khuấy động kinh tế ban đêm, khai thác các giá trị kinh tế mà vẫn giữ bản sắc văn hóa độc đáo, yêu cầu đặt ra là cần tư duy, cách tiếp cận hệ thống, từ kinh tế đến văn hóa, du lịch và quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư đúng mức. Các địa phương cần quy hoạch, tổ chức chợ đêm hợp lý, có bản sắc để nơi đây trở thành một điểm đến không thể thiếu trong lộ trình tour của du khách nước ngoài, tạo ra môi trường kinh doanh sôi động nhưng an toàn, lành mạnh.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, 5 năm trở lại đây, mức chi tiêu của du khách đến Việt Nam chủ yếu dành cho việc thuê phòng lưu trú và ăn uống (chiếm hơn 60%); mua sắm, tham quan, vui chơi, giải trí chỉ chiếm 20%. Do vậy, mỗi địa phương cần xây dựng mô hình chợ đêm khác nhau và thể hiện được bản sắc riêng. Cần có những sản phẩm du lịch về đêm, chợ đêm độc đáo để du khách khám phá và tiêu tiền. Giữ chân du khách bằng chợ đêm để họ có nhiều trải nghiệm và “móc hầu bao”.
Tại Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, chưa có nghiên cứu chính thức nào xác định quy mô, cũng như tác động của kinh tế ban đêm đến hoạt động kinh tế nói chung để từ đó hoạch định chính sách phù hợp. Lâu nay, nhiều người nghĩ ĐBSCL với đặc trưng nông nghiệp, quanh quẩn với kinh tế nông nghiệp truyền thống. Nay, trước yêu cầu phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế ban đêm, cần đầu tư xây dựng một hệ sinh thái, hạ tầng kỹ thuật cho kinh tế số, nông nghiệp số, các phương thức kinh tế chia sẻ và kinh tế ban đêm trước yêu cầu mới trên nền tảng những giá trị truyền thống nhìn từ các chợ đêm đồng bằng.
Và trong hệ sinh thái mới này, rất cần sự dẫn dắt của nhà đầu tư, doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà khoa học và kiến tạo của nhà nước bằng cơ chế, chính sách hợp lý để kinh tế ban đêm cũng như các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ không phải là những ngôn từ trống rỗng mà thực sự là một phần đời sống kinh tế, văn hóa của người đồng bằng.
Chợ đêm, chợ nổi, chợ quê không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là không gian sinh hoạt của người dân ĐBSCL. Nhìn từ giá trị kinh tế – văn hóa bản địa, nó còn là một đặc sản của du lịch sông nước, miệt vườn, miệt ruộng, do vậy cần được nâng tầm trước yêu cầu đánh thức tiềm năng “kinh tế ban đêm”.
Theo nld.com.vn
Góc khuất cao nguyên đá Kỳ II: Tấm chăn bông thời Di sản
Qua đêm trong căn nhà 2 tầng mới xây của ông Sèo chú họ Vương Duy Bảo cách Dinh chỉ một quãng ngắn, chăn êm nệm ấm, cái giống dỉn phiền toái tịnh chả thấy con nào.
Thế mà chập chờn giấc bởi cứ thoáng qua bao nhiêu là những bồi hồi. Tấm chăn bông mới tinh. Nhà vệ sinh trắng lóa chạnh nhớ tấm phản lạnh cứng cùng lũ dỉn đêm nào thời ngủ cùng ông Vương Quỳnh Sơn bên Dinh nhà Vương?
Tỉ mẩn lật lại cuốn sổ biên việc 25 năm trước.
Tháng 3 ta mà trời oi. Dỉn nhiều vô kể. Vừa để ý đập dỉn vừa ngồi chuyện với ông Vương Quỳnh Sơn cùng Bí thư Sà Phìn Vàng Sùng Chờ và chủ tịch Ly Sủng Páo. Trụ sở Đảng ủy, Ủy ban và Hội đồng nhân dân xã Sà Phìn đóng ngay tại nhà Vương.
Còn tới hơn 40 hộ thuộc diện đói. Khái niệm đói ở đây là nhà không còn ngô phải đi làm thuê hoặc vụ vừa rồi chỉ gieo được 1-2 ki-lô-gam giống.
Chủ tịch Páo phàn nàn cái hướng ra cho số lao động có độ tuổi 17-40 chiếm tới 40 phần trăm trong số 2.163 khẩu người Sà Phìn khó quá đi. Nhà nước vận động không hút thuốc phiện rồi nhưng lấy cây gì thay thế đây? Một dạo rộ lên mận tam hoa, cây cải dầu. Dân tích cực lắm nhưng trồng rồi không có đầu ra. Nhà nước không mua. Trông vào trợ cấp đặc biệt. Đói nhiều. Quanh đi quẩn lại, lại trông chờ vào cây ngô thôi. Xứ Đồng Văn này chỉ có đá. Một tí đất trong hốc đá ngô cũng trổ được bắp. Lao động dôi dư, đất ít, việc ít. Trong số 40 hộ đói có tới 15 phần trăm có 6-7 con. 30% không có đất canh tác. Mấy trăm triệu trợ cấp theo 135 xoá đói giảm nghèo chỉ cho họ cầm chừng nhỏ giọt.
Bí thư Vàng Sủng Chờ tặc lưỡi hít hà tiếc cho 20 em học cấp II của xã này đã và đang phải bỏ học. Vì sao vậy ? Anh Chờ chép miệng : Vì đói quá mà . Các cháu học rất sáng dạ nhưng vào cấp II phải đi bộ về huyện lỵ Đồng Văn 20 cây số để trọ . Bình quân phải trên 200.000 đồng một cháu một tháng. Tiền trọ nằm ở nhà khách Uỷ ban, thôi thì cũng được, nhưng phải mất 30.000 đồng. Còn tiền ăn cốt no bụng lửng dạ cũng phải 180.000 một tháng.
Tôi ngước lên vách gỗ tỉ mẩn đếm được cả thảy 53 cái bằng khen, giấy khen các thành tích của xã. Anh Páo khoe nếu treo hết phải bảy, tám chục chiếc.
Vương Duy Bảo bên mộ vua Mèo Vương Chí Sình (ảnh ngồi)
Gió đêm cao nguyên đá ràn rạt ngoài cửa kính. Trong căn nhà ấm áp của ông Sèo nghe nói mai kia cho khách du lịch thuê. Ngồi giữa ông Sèo và ông trưởng bản (xuôi gọi là trưởng thôn) chứng kiến câu chuyện có ghi âm với phóng viên. Tiện mồm xướng lên mấy con số ghi trong sổ năm xa ấy thì được hồi đáp có nhiều đổi thay lắm! Đại loại số hộ nghèo đói Sà Phìn chỉ còn một phần ba. Riêng khoản giấy khen thì nhiều gấp đôi. Đã có trường tiểu học nội trú ngay trước cổng nhà Vương. Trụ sở UB đã dời khỏi nhà Vương vì được xây mới.
Lược ghi từ băng ghi âm:
- Bao nhiêu lứa tuổi 20 -25 tuổi tự nguyện tham gia các lễ hội dân tộc? Mỗi năm người Mông có bao nhiêu lễ hội?
Hầu như không có. Cái này phải hỏi lại.
- Lớp thanh niên nói được tiếng Mông hiểu được văn hóa Mông bây giờ thế nào? Ở trường một tuần học bao nhiêu tiết tiếng Mông?
Nói bình thường thì được, nhưng nói về sâu xa, phong tục tập quán thì không. Trường nội trú có dạy chữ Mông.
-Đám cưới của thanh niên Mông thế nào?
Đám cưới giờ cũng thay đổi nhiều lắm. Cũng có bữa ăn uống mời khách. Lễ thì vẫn giữ như cũ, nhưng bỏ một số công đoạn. Đám cưới xưa từ ăn hỏi đến lúc cưới kéo dài một năm.
- Người Mông có ở rể?
Người Mông ít khi ở rể. Ở rể khi ông bố không có con trai và phải được anh em họ hàng bên nhà gái đồng ý. Bố mẹ đồng ý nhưng anh em không đồng ý cũng không được.
- Nhà này làm hết bao nhiêu ( hai tầng đâu 5 phòng và một phòng khách bếp, ga ra)? Vật liệu xây dựng lên đây bao nhiêu?
Nhà làm hết gần 2 tỷ. Ở đây nhân công đắt, rồi vật liệu xây dựng toàn bộ vận chuyển từ dưới Hà Giang lên hết. Giá vật liệu như xi măng ở Hà Giang tính % cước lên trên đây và chủ nhân phải chịu hoàn toàn, đội giá lên gần đến 5 lần. Chẳng hạn như cát bán tại bãi thị xã, thành phố 100 - 120.000 đồng/m3 là đắt nhất, lên đây 600.000/m3.
Trước đây dân còn được khai thác đá. Từ 2010 UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu thì bị cấm khai thác. Chính quyền quy định cho một xã hoặc 2-3 xã điểm khai thác đá và phải được huyện, tỉnh cho phép khai thác thì mới được khai thác, đương nhiên phải nộp thuế đầy đủ.
- Từ khi được UNESCO công nhận di sản cao nguyên đá dân được gì và mất gì?
Khi công nhận là công viên địa chất, người dân muốn lấy hòn đá xây nhà phải xin phép, chịu phí, không thể tùy tiện.
Trước năm 2010, một khối đá chỉ 100 nghìn, anh thích đá chỗ nào thì nó đập cho anh, còn hiện tại thì 600 nghìn đồng/khối. Hầu như các cơ sở nhà hàng, khách sạn đều dùng vật liệu xây dựng dưới xuôi.
Hiện đang có nhiều lao động Mông sang Trung Quốc đi làm việc. Đi "chui", người này bày cho người người kia, mình cấm không được vì liên quan đến cuộc sống của người ta. Anh giữ lại thì phải có công ăn việc làm cho người ta, không thì người ta đi vì đồng tiền miếng cơm, manh áo lo cho vợ con.
Những vấn đề dân kiến nghị chính quyền hiện nay?
Dân thì không có gì kiến nghị ngoài việc tiếp tục... kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm! Trước, người dân có điều kiện muốn làm cái nhà cái cửa thì cứ làm, bây giờ có điều kiện cũng khó làm vì vướng cái Di sản. Thủ tục xin phép, giá vật liệu ngất ngưởng, nên khó khăn hơn. Từ hồi có di sản, cái được thấy là người từ các nơi đổ về, xe to xe bé người dân chỉ nhìn. Vì tiền của khách thì đổ vào các cơ sở nhà hàng, khách sạn. Điều kiện kinh tế của người dân vùng cao nguyên đá hạn chế nên rất khó để mở các dịch vụ phục vụ du khách.
- Tỉ lệ nhà người Mông được xây mới kiên cố hoá bao nhiêu %?
Bây giờ tính tỉ lệ thì chỉ có 30% có thể xây được nhà,còn 70% muốn xây thì không xây nổi vì giá vật liệu, thủ tục giấy tờ. Đây là điều trăn trở nhất của người dân và chính quyền cơ sở.
Giá vật liệu như xi măng ở Hà Giang tính % cước lên trên đây và chủ nhân phải chịu hoàn toàn, đội giá lên gần đến 5 lần. Chẳng hạn như cát bán tại bãi thị xã, thành phố 100 - 120.000 đồng/m3 là đắt nhất, lên đây 600.000/m3.
Theo tienphong.vn
30 điều kỳ lạ chỉ có ở Ả Rập Xê-út Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình có thể vào tù chỉ vì chụp ảnh tự sướng thôi không? Chẳng có một đất nước nào trên thế giới giống Ả Rập Saudi cả. Quốc gia này có một nền văn hoá đầy bản sắc và một số những luật lệ, truyền thống ở nơi đây cũng khá là thú vị. Hãy cùng xem...