Chớ để người ta khinh!
Chuyện người Việt bị kỳ thị, xem thường khi ra nước ngoài không phải mới. Năm 1987, khi sang tu nghiệp ở CHDC Đức, các “thủ lĩnh Đoàn” của Việt Nam, trong đó có tôi, đã bị hải quan bạn lấy dây thừng khoanh vùng để kiểm tra, cứ như sợ lây dịch.
Nhìn qua đoàn Lào, nghiêm túc với complet, cravat, samsonite. Ngó lại Việt Nam, áo quần xốc xếch, ai cũng mặc 3-4 bộ và xách thùng giấy cho nhẹ để mang đồ qua bán thay vì vali. Đi nước ngoài thời đó là “đại tu kinh tế, trung tu sức khỏe, tiểu tu kiến thức” thì thiên hạ khinh là phải. Sau này, có dịp đi nước ngoài nhiều, càng cảm nhận rõ sự coi thường đó.
Khi ông chủ các tập đoàn Hyundai, Samsung, Daewoo… đang đi làm thuê vào cuối những năm 1960 thì Sài Gòn đã lắp ráp xe La Dalat. Vậy mà bây giờ, người Việt, nhất là các tỉnh phía Bắc, xin visa đi Hàn luôn bị làm khó. Với người Việt, xin visa khó và đắt nhất là đi Nga, chứ không phải Mỹ và châu Âu. Các nước Nhật, Singapore, Hàn Quốc… còn có bảng cảnh báo bằng tiếng Việt về những thói xấu của người Việt. Mọi việc đều có nguyên nhân, không phải tự nhiên mà họ hành xử với mình như vậy, vì đó là quyền của họ. Những người Việt chân chính chỉ cảm thấy buồn và xấu hổ khi nước mình bị liệt vào danh sách đen “những dân tộc xấu xí”.
Người Thái có quyền xếp loại du khách Việt vào hạng bét, có quyền buộc người Việt vào Thái phải chứng minh tài chính, không phải 700 mà 7.000 USD cũng được. Nhưng cách hành xử của Cục Xuất Nhập cảnh thuộc Bộ Ngoại giao Thái tại cửa khẩu Poipet là không thể chấp nhận. Lấy cớ nhằm hạn chế những “người Việt xấu xí” vào Thái móc túi, cướp giật, bán dâm, lao động trái phép để hành xử thô lỗ, xúc phạm nhân phẩm của những du khách Việt khác là sự sỉ nhục đáng lên án. Cách giải thích “chụp ảnh để biết rõ xê-ri tiền, để tránh dùng chung” là ngụy biện cho hành vi bài Việt. Đã qua quầy nhập cảnh là đi luôn, có ai quay lại được đâu? Thời đại thẻ từ mà Thái Lan buộc dùng tiền mặt là vô lý.
Video đang HOT
Nhiều bạn đọc bức xúc bảo “ sao lúc đó không tẩy chay?”. Với du khách, họ đã có kế hoạch, không dễ gì thay đổi lịch trình. Với tôi, hôm đó (trưa 30-4-2014), một số khách đã làm xong thủ tục, dù rất bực tức song cũng phải qua để lo cho đoàn. Trước đây, tôi có nghe phản ánh về việc này nhưng bán tín bán nghi bởi Thái Lan là “Đất nước của những nụ cười thân thiện”. Nay thì đã rõ.
Từ vụ việc trên, đề nghị Hiệp hội Lữ hành, Tổng cục Du lịch và Bộ Ngoại giao có văn bản yêu cầu Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh Bộ Ngoại giao Thái Lan chấm dứt ngay hành động sỉ nhục và xin lỗi du khách Việt Nam đã bị chụp hình với tiền mặt. Nếu họ không tiếp thu và sửa sai thì người Việt sẽ tẩy chay du lịch Thái Lan. Khi họ đã coi mình không ra gì thì mình cũng không nên đến đó chơi, càng không nên mang tiền vào làm giàu cho họ. Cũng cần tăng mức xử phạt những công dân Việt Nam “xuất khẩu tệ nạn” ra nước ngoài; chức càng to – tội càng lớn, vì đó là nguyên nhân làm cho người Việt bị phân biệt đối xử. Và phải có ngay chương trình hành động phê phán, xử lý những thói hư tật xấu cụ thể của người Việt, đặc biệt là khi ra nước ngoài, để xóa dần sự khinh miệt của thiên hạ.
Theo NLĐ
Quan chức giấu tiền tham nhũng ở đâu?
Với những tài sản khác như tiền, vàng... đang lẩn khuất trong các tài khoản ngân hàng thì việc nắm thông tin không dễ.
Báo chí gần đây liên tục đề cập đến những khối tài sản khổng lồ của một số vị quan chức. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi.
Rất khó kiểm soát cán bộ, công chức nhờ đứng tên tại các tài khoản trong ngân hàng
Còn nhớ, năm ngoái báo chí quốc tế đưa tin Bộ trưởng Ngân khố Pháp Jerome Cahuzac đã phải từ chức vì bị cáo buộc trong một cuộc điều tra về gian lận thuế và rửa tiền sau khi có thông tin cho rằng ông này có tài khoản bí mật tại ngân hàng nước ngoài và đã "rửa" khoảng 30.000 EUR (chưa đầy 1 tỷ VND tại thời điểm đó).
Ở Việt Nam, đến nay chưa có căn cứ nào để nói rằng đã có những đồng tiền có được do tham nhũng đã được chuyển ra nước ngoài vì quy định chuyển tiền của Việt Nam hiện khá chặt chẽ. Theo đó, chỉ những cá nhân, tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, kinh doanh mới được phép. Nhưng trong trường hợp này, nhà đầu tư phải đăng ký tài khoản với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các tỉnh, thành phố.
Nhóm đối tượng thứ hai được phép chuyển là những người chuyển đi vì mục đích học tập, chữa bệnh, đi công tác, thăm viếng, trợ cấp cho thân nhân... Nhưng những trường hợp này cũng phải có hồ sơ hợp lệ mới được ngân hàng chấp nhận.
"Trường hợp nếu thấy nghi ngờ về các giao dịch chuyển tiền từ trong nước ra nước ngoài, ngân hàng nhận chuyển tiền phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như Cục Phòng, chống rửa tiền, Vụ Quản lý ngoại hối hoặc Công an... để kiểm tra tính trung thực của giao dịch", bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết.
Tóm lại, quy định chuyển tiền ra nước ngoài hiện nay là khá chặt để đề phòng rửa tiền. Nhưng việc gửi tiền tại các ngân hàng trong nước thì có ai dám khẳng định không có những tài khoản của cán bộ, công chức? Những món tiền gửi này có nguồn gốc ngoài lương hoặc thu nhập không chính đáng được "ngụy trang" bằng những tài khoản không mang tên họ "chính chủ" thông qua việc nhờ người khác đứng tên giao dịch dùm.
Việc này, các ngân hàng khó mà kiểm soát được. Hơn nữa, do nhiệm vụ chính là huy động vốn, vì thế các ngân hàng thường chỉ quan tâm số lượng khách hàng và lượng tiền đem đến giao dịch chứ mấy khi quan tâm số tiền đó thực sự của ai, nguồn gốc như thế nào, có tương xứng với thu nhập thực tế của người gửi hay không...
Khi nào có cảnh báo đặc biệt từ cơ quan công an hoặc cơ quan phòng chống rửa tiền ... thì mới thận trọng; còn không, không bao giờ ngân hàng nói không với khách hàng, nói không với tiền gửi. Thực tế này đang là một rào cản tương đối lớn đối với việc kiểm soát "của chìm" của cán bộ, công chức.
Bởi rõ ràng nó không như nhà cửa, bất động sản là những thứ "nổi" trên mặt đất, nếu quyết tâm thì vẫn có thể truy tìm ra "chính chủ". Còn với tiền, vàng... mỗi khi người ta đã cố tình che đậy và tìm cách ẩn danh thì không dễ để lần ra.
Theo ĐVO
Bộ trưởng vi hành: Cầu Vĩnh Tuy ra sao? 13 ngày sau khi Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng vi hành vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy, đoàn kiểm định độc lập vẫn đang tiến hành công việc của mình. Chiều 26/2/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã xuống trực tiếp bãi sông Hồng đoạn cầu Vĩnh Tuy bắc qua để kiểm tra hiện trạng vết nứt trụ...