Chớ dại cho 7 loại thực phẩm này vào lò vi sóng nếu không muốn gặp sự cố đáng tiếc
Muốn an toàn và không gặp với sự cố đáng tiếc, bạn đừng hâm nóng 7 loại thực phẩm dưới đây bằng lò vi sóng.
1. Trứng luộc
Khi bạn hâm nóng một quả trứng luộc trong lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng nên chúng không thể chịu được tất cả áp suất, dẫn đến tình trạng nổ trong lò vi sóng!
2. Cà rốt
Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín và hâm nóng trong lò vi sóng, nhưng cà rốt sống, đặc biệt là là còn giữ nguyên vỏ có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu cà rốt không được rửa đúng cách và còn cặn bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa trong lò vi sóng, còn được gọi là phóng điện hồ quang. Phóng điện có thể gây hỏng lò vi sóng.
Thịt chế biến không phải là loại thực phẩm bổ dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản. Nhưng khi bạn thêm cộng hưởng từ bức xạ trong lò vi sóng, mức cholesterol có thể tăng lên, ảnh hưởng đến tim mạch.
Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông và xúc xích là nướng hoặc chiên trên bếp.
4. Nước
Video đang HOT
Làm nóng nước trong lò vi sóng có vẻ là cách đơn giản và không phức tạp. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trường hợp bỏng là do nước đun trong lò vi sóng, đặc biệt là khi trẻ em cầm nắm. Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm cho nước nóng quá mức, làm cho các phân tử nước không ổn định và gây sôi to và thậm chí gây nổ!
5. Ớt
Ớt chứa hàm lượng capsaicin cao, có thể khá dễ bốc cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và có thể dễ bị bắt lửa! Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và bỏng nặng.
6. Thịt gà
Thịt gà là một thủ phạm phổ biến làm lây lan vi khuẩn salmonella, đặc biệt là khi nó không được nấu chín đúng cách! Khi bạn nấu một miếng thịt gà trong lò vi sóng, cơ hội giết chết hoàn toàn loại vi khuẩn này không cao, khiến cho nơi này tiềm tàng mối nguy hiểm ô nhiễm, gây ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể xảy ra tương tự với các loại thịt sống khác, tốt nhất là nên nấu chín kỹ trực tiếp trên chảo, vỉ nướng…
7. Cà chua và sốt cà chua
Giống như trứng luộc, cà chua có thể gây nổ khi nấu quá lâu trong lò vi sóng. Do thành phần chất lỏng trong cà chua tươi và sốt cà chua sẽ tạo ra áp suất ớn, gây nổi bọt và trào ra chất lỏng.
Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh "rước hoạ vào người" (Phần 2)
Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta duy trì những thói quen này.
Sự thật là kể cả những đầu bếp lâu năm nhất, vẫn sai những lỗi cơ bản khi chế biến thức ăn. Đôi khi do được chỉ bảo, hoặc "nghe theo ai đó" mà chúng ta vô tình duy trì những thói quen không thực sự có lợi ở trong bếp.
Tờ Brightside của Mỹ đã tổng hợp những việc mà chúng ta cần phải thay đổi trong bếp, nhiều người luôn lầm tưởng bấy lâu nay.
9. Rã đông thịt ngoài trời
Trong khoảng từ 5 độ C đến 60 độ C là phạm vi nhiệt độ rủi ro để bảo quản thực phẩm. Ở nhiệt độ này, vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh chóng. Thế nên, bạn chỉ nên rã đông thịt trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng thay vì để tiếp xúc với không khí trong nhiệt độ phòng/ ở ngoài trời.
10. Để nguội thức ăn trước khi bỏ vào tủ lạnh
Lý do tương tự với trường hợp rã đông thịt ngoài trời. Trong mức 5 độ C đến 60 độ C, vi khuẩn thực phẩm có thể phát triển mạnh trong thực phẩm/ món ăn chỉ sau 1 - 2 giờ để ngoài trời.
11. Ướp thịt cá ở nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời
Đây là quan niệm nấu nướng sai lầm điển hình, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một lần nữa, hãy luôn nhớ tới phạm vi nhiệt độ nguy hiểm (5 độ C đến 60 độ C) sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn ướp thịt ngoài tủ lạnh, bạn đã vi phạm quy tắc này.
12. Trụng mì quá lâu
Chúng ta thường biết các loại mì làm từ bột nói chung khi trụng trong nước nóng quá lâu sẽ bị nhũn, nhão, mất đi vị ngon khi ăn. Trên thực tế, các loại mì nên được vớt ngay ra khỏi nước chỉ sau vài phút, bởi khi vừa tiếp xúc với nước nóng, lượng tinh bột sẽ được giải phóng và nhiều khả năng các sợi mì sẽ kết dính với nhau ngay lập tức.
13. Không để thịt nghỉ trước khi thái
Khi bạn nấu thịt, hầu hết phần nước sẽ tập trung lại ở chính giữa. Vì vậy, bạn nên đợi một chút trước khi cắt/ thái để phần nước ngọt có thể lan đều ra hai bên và không bị tràn ra ngoài (khi cắt vào chính giữa).
14. Khuấy gạo
Trừ khi bạn nấu cháo/ súp thì đừng bao giờ khuấy/ đảo gạo trong nồi. Lượng tinh bột sẽ được giải phóng nhanh hơn và khiến cơm bị nhão.
15. Xào rau khi còn ướt
Sau khi bạn rửa sạch rau, hãy để chúng khô trước khi nấu. Lượng nước thừa sẽ bốc hơi và khiến rau sẽ bị nhão sau khi nấu (tưởng tượng, chiếc nồi nấu của bạn sẽ biến thành 1 cái nồi hấp). Rau cũng sẽ bị mất đi hương vị và các chất bổ dưỡng.
16. Cho tỏi vào quá sớm
Nhiều người thường có thói quen thi tỏi, hành trước khi nấu các món xào, sau đó mới bỏ rau/ thịt vào. Nhưng trên thực tế, tỏi rất dễ cháy và làm biến đổi hương vị của món ăn. Vì thế bạn có thể bỏ tỏi vào sau cùng hoặc vớt bỏ sau khi đã phi xong để tránh bị cháy.
11 thiết kế bếp độc đáo Những thiết kế bếp dưới đây không chỉ giúp việc nấu nướng dễ dàng hơn mà còn khiến bạn cảm thấy thư thái sau một ngày làm việc căng thẳng. Một thiết kế đẹp, các thiết bị hiện đại và đa chức năng là bí quyết tạo nên một căn bếp hoàn hảo. Những ý tưởng thiết kế dưới đây chắc chắn sẽ...