Chợ Đà Lạt – thiên đường đặc sản làm quà cho bạn
Không sang trọng như các trung tâm thương mại lớn, nhưng chợ Đà Lạt có nét đặc biệt thu hút của riêng nó.
Nơi đây mọi người có thể thoải mái ngắm, cầm tận tay và trả giá cho những món đồ mà mình muốn sở hữu. Không chỉ vậy chợ còn nổi tiếng là có những người bán hàng hiếu khách, thân thiện và nhiệt tình bậc nhất. Đó chính là Chợ Đà Lạt – thiên đường đặc sản làm quà cho bạn. Cùng chúng tôi “tham quan” chợ Đà Lạt qua bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử hình thành chợ Đà Lạt
Không ai biết rõ chợ được hình thành khi nào, cho đến lúc Hébrard hoàn thành đồ án quy hoạch thị xã Đà Lạt vào năm 1923. Lúc này người ta cũng được biết đến một ngôi chợ ở vị trí hoàng đạo như hiện nay.
Từ 1935, công sứ Lucien Auger đã cho xây dựng một khu chợ mới bằng gạch khang trang hơn trên nền chợ cũ. Ngôi chợ Đà Lạt mới với kiến trúc giản dị nhưng lại rất độc đáo nó đã trở thành niềm tự hào của người dân Đà Lạt lúc bấy giờ.
Sau khi lượng dân cư đông đúc khiến khu chợ bị quá tải. Lúc này kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức và các kỹ sư Việt Nam thiết kế lại. Sau đó được nhà thầu Nguyễn Linh Chiếu chịu trách nhiệm thi công – đến năm 1960 thì hoàn thành.
Sau khi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chỉnh trang ngôi chợ mới và thiết kế chiếc cầu thang nối tầng 2 chợ với khu Hòa Bình, và cả hệ thống đường xá, nhà phố quanh chợ.
Đặc sản tại chợ Đà Lạt
Dâu Tây chính là đặc sản thương hiệu tại chợ Đà Lạt. Những trái dâu tây chín mọng, đỏ rực một khoảng xanh làm cho du khách thích thú. Nếu bạn đi đúng mùa bạn có thể thưởng thức dâu ngay tại vườn, ngoài ra tại chợ còn bán dâu tây lắc, mứt dâu, kẹo dâu và cả dâu trái về làm quà.
- Mứt: mứt mận, khoai, hồng… Tất cả những loại mứt hot trên Đà Lạt đều được bày bán ở khu chợ và trông rất hấp dẫn. Mứt dẻo thơm ngon, màu sắc đẹp và được bảo quản rất kỹ nên bạn có thể an tâm khi mua hàng ở chợ.
Video đang HOT
Mứt Đà Lạt
- Trà Atiso: được đóng gói túi bịch hoặc được sấy khô tác dụng dịu mát cho cơ thể. Bên cạnh Atiso khô thì còn có cả bông atiso tươi, bạn có thể mua về nấu trà hay nấu canh ăn rất mát. Thức quà này chỉ duy nhất có được khi bạn đến Đà Lạt, thật là đáng để thử phải không nào!
- Rau củ tươi: bắp cải, súp lơ, su hào, bông atisô, tần ô, bó xôi, củ cải đỏ,… Nhiều loại rau củ tươi được bày bán ở chợ, có những sạp bán các loại củ quả mà chỉ có thể trồng ở Đà Lạt, nhỏ nhỏ xinh xinh nhìn là muốn mua liền.
- Rau củ quả sấy: mít, chuối, thập cẩm… Đặc biệt rau củ sấy của Đà Lạt không hề ngọt bởi đường, tất cả đều giữ được hương vị và màu sắc đặc trưng riêng của nó. Nếu bạn muốn ăn vặt mà sợ mập thì đây là món ăn phù hợp bởi vị ngọt tự nhiên, không đường, không chất béo.
Trái cây Đà Lạt
Chợ Đà Lạt không chỉ bán rau củ quả, thực phẩm hàng ngày mà còn có riêng 1 khu ẩm thực với các loại món ăn đa dạng như:
Bánh tráng nướng
Lại là một món ăn cực hot tại Đà Lạt, bánh tráng nướng luôn được lòng nhiều du khách. Bánh tráng được phết một tý bơ, thêm hành lá, thịt, tép đỏ, xúc xích, phô mai, … Bạn có thể yêu cầu thêm phô mai và xúc xích tùy sở thích của mình. Mỗi chiếc bánh tráng chất lượng như vậy giá dao động từ 10.000 – 25.000 tùy nơi. Nếu đã đến, hãy thử món này để thưởng thức hương vị chỉ riêng Đà Lạt mới có này nhé!
Món nem nướng
Một trong những món ăn ngon không thể bỏ qua cho các “tín đồ ăn vặt” là nem nướng thơm ngon, nóng hổi. Nem nướng phải là món ăn quá xa lạ đối với mọi du khách.
Du khách có thể đã từng nghe hay ăn qua nem nướng ở Hội An, Nha Trang, hay Sài Gòn… nhưng nem nướng ở chợ Đà Lạt lại mang một nét đặc trưng rất lạ, nước chấm cũng cực vừa miệng.
Cháo gà
Giữa thời tiết se lạnh, thưởng thức một bát cháo gà chính là cảm giác tuyệt vời nhất. Bạn có thể gọi cháo với một phần gà theo sở thích. Cháo ở đây nóng hôi hổi, nước chấm thơm ngon ăn kèm rau Đà Lạt tạo nên món ăn đậm đà, khó quên.
Bánh căn chợ Đà Lạt
Bánh căn với nhiều loại nhân khác nhau như thịt, tôm, mực, … phục vụ hoàn hảo cho nhu cầu ăn uống của du khách. Nước chấm pha chế theo công thức đặc biệt của từng nơi, nhưng nhất định phải có mỡ hành và thịt nạc băm nhuyễn.
Sữa đậu nành nóng
Thời tiết lạnh ngoài ăn thức ăn nóng, uống sữa đậu nành cũng giúp cơ thể ấm áp hơn khi đến chợ Đà Lạt. Những hàng bán sữa bày thêm ghế để khách vừa ngồi uống vừa tám chuyện hoặc nghỉ chân sau khi đi dạo khắp chợ. Một ly có giá chỉ từ 7.000 – 10.000 giá cực tốt đúng không nào?
Thiên đường quần áo quà lưu niệm
Thời tiết Đà Lạt có phần lạnh hơn so với những nơi khác. Vì vậy quần áo len là hàng hóa phổ biến nhất tại đây. Vô vàn các kiểu dáng, màu sắc, kích thước phù hợp với mọi lứa tuổi. Những chiếc áo đan tay ở đây lại có phần độc đáo, thu hút nên được rất nhiều khách du lịch đến chợ Đà Lạt mua về làm quà. Ngoài ra còn có các kiểu bao tay, vớ, nón cũng được làm bằng len với các họa tiết xinh xắn, đáng yêu.
Bên cạnh quần áo, các món quà du lịch mang tính chất kỷ niệm cho chuyến đi cũng được bày bán khắp nơi. Những món hàng như hình nộm, móc khóa, dù, … đều có thể mua làm quà tặng cho người thân bạn bè.
Hồng treo gió - Đặc sản Đà Lạt vào mùa
Ai đã đến Đà Lạt mà chưa thử hồng treo gió thì thật đáng tiếc. Đây là sản phẩm kết hợp tinh hoa vùng đất Trạm Hành - Đà Lạt, nơi đầu tiên hồng treo gió xuất hiện tại Việt Nam.
Năm 2015, chị Lê Nguyễn Thị Lâm Hà là một trong những người nông dân Trạm Hành đầu tiên học làm nghề treo hồng.
Những dây hồng cam rực rỡ giữa cái nắng tháng 10 nhẹ nhõm
Kể lại câu chuyện của chính số phận những cây hồng vủng đất Trạm Hành, cũng như bao người dân xứ này, gia đình chị Lâm Hà cũng có vườn hồng trồng xen cà phê do cha mẹ chị, những người nông dân chất phác đào từng cái hố để trồng gốc cà phê, gốc hồng.
Rồi cây hồng lâm vào cảnh bán không ai mua, trái để chín tự rụng đầy gốc, người Trạm Hành bỏ rơi thứ cây trái từng gắn bó với đời sống của họ.
Cho tới khi kỹ thuật làm hồng treo gió được cán bộ kỹ thuật đi học từ Nhật Bản về chuyển giao cho bà con, vùng hồng sống lại.
Sau khi "ra nghề" chị cũng bắt tay làm hồng treo ngay tại chính mảnh vườn nhà, thôn Phát Chi, xã Trạm Hành. Nghề hồng treo gió đã khiến mỗi mùa hồng trở nên rực rỡ, với những trái hồng vàng cam được treo lên đẹp mắt, màu vàng của hồng và màu vàng của sung túc.
Du khách có thể tự hái và cân tại chỗ. Hồng chín ăn rất ngọt và mềm.
Không chỉ dừng lại ở chế biến trái hồng, người dân Trạm Hành nghĩ đến chuyện gầy dựng farm du lịch canh nông trên đất vườn nhà. Mọi người tự bảo nhau, cũng giống mình, ở khu vực Cầu Đất, bà con làm du lịch rất nhiều, du khách đến tận nơi thưởng thức nông sản địa phương, trái hồng, trái chuối, ly cà phê. Sao người Trạm Hành lại không làm được như bà con Cầu Đất? Vậy là tỉ mẩn học hỏi, tỉ mẩn xây dựng và những mô hình du lịch hồng treo gió ra đời.
Nơi đây có dâu trồng trong nhà kính và hoa nhà kính phục vụ du khách tới tham quan thưởng lãm. Khách tới còn có thể tự tay hái những trái dâu chín, cắt những cành hoa khoe sắc rực rỡ để mua về làm quà.
Trạm Hành - Đà Lạt là nơi đầu tiên hồng treo gió xuất hiện tại Việt Nam
Mùa hồng chính là mùa đẹp nhất bởi những chuỗi hồng treo rực rỡ trong nắng. Chị Lâm Hà thu mua hồng trái của nông dân xung quanh để treo và sấy dẻo, tùy thuộc vào tính chất của trái hồng. Chị đóng gói theo đúng phong cách làm du lịch, với từng trái hồng được đóng gói kín.
Loạt ảnh cực hiếm và độc về Đà Lạt năm 1963 Cùng xem loạt ảnh sinh động về đời sống và các địa điểm nổi tiếng ở Đà Lạt năm 1963. Một góc khu Hòa Bình, Đà Lạt năm 1963. Ảnh: Manhhai Flickr. Các sạp hàng bên trong chợ Đà Lạt. Bờ hồ Xuân Hương. Bên kia bờ hồ, phía bên phải là khách sạn Sofitel Dalat Palace, nay là khách sạn Dalat Palace....